Thương mại điện tử – cái nhìn tổng quan về lợi ích của ngành –
Nội Dung Chính
Thương mại điện tử – cái nhìn tổng quan về lợi ích của ngành
Thương mại điện tử dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhất là thời điểm dịch Covid-19. Cùng TNU-Elearning tìm hiểu nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tên gọi trong tiếng Anh là E-commerce, hoặc có thể viết tắt là EC) là kinh doanh thương mại trên môi trường Internet. Thương mại điện tử thường được sử dụng khi nói đến hình thức mua bán sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên nó cũng có thể mô tả về bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua Internet.
Hiểu một cách chính xác hơn, thương mại điện tử chính là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Điều này có nghĩa là việc mua và bán hàng hoá hay dịch vụ đều thông qua Internet để thực hiện các hoạt động như: giao dịch, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, giao hàng…
Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí: Các công ty thương mại điện tử có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với nhà cung cấp và các đối tác trên khắp thế giới dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với thương mại truyền thống.
- Hiệu quả về thời gian: Các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện liên tục với việc tự động hoá các giao dịch thông qua mạng Internet. Từ đó, tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá… sẽ được gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm hơn.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng.
- Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên cho các hoạt động điều hành doanh nghiệp, chi phí gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí in ấn…
- Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng khách hàng trong từng vùng cư dân, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hoặc bán ra trên toàn thế giới. Từ đó, lượng khách hàng của doanh nghiệp nhiều hơn nên dẫn đến việc phát triển doanh thu, gia tăng lợi nhuận.
- Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi thông tin sản phẩm, dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời khi có sự thay đổi.
Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ: Người mua có thể tiếp cận với nhiều nhà cung cấp hơn thông qua các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, các kênh mua bán trực tuyến nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ mà mình cần.
- Được lựa chọn giá thấp hơn: Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất cho cùng một đối tượng sản phẩm.
- Mua sắm không bị giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
- Các sản phẩm số hoá được giao hàng nhanh hơn: Nhiều sản phẩm có thể thực hiện số hoá như phim, nhạc, sách, phần mềm…. có thể thực hiện việc giao hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua Internet.
- Được đáp ứng mọi nhu cầu: Việc tự động hóa trong thương mại điện tử cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
- Thông tin phong phú và thuận tiện hơn: Người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin nhanh chóng của mọi loại hàng hoá dịch vụ trên môi trường thương mại điện tử thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến và sự hỗ trợ của các thông tin đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh.
=>> Xem thêm: Lịch sử thương mại điện tử