Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên – Tỉnh đoàn Quảng Ninh

Các vụ tử tự ở học sinh, sinh viên đang ở mức báo động, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em đang phải chịu quá nhiều áp lực từ việc học hành, từ cuộc sống dẫn đến stress, rối loạn tâm lý, trầm cảm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên hiện nay như thế nào và đưa ra những giải pháp tích cực nhất cho vấn đề này

Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên 1

Mục lục bài viết [Hiện]

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây nên cảm giác chán nản, mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận và cách hành xử của bạn từ đó dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

Nếu nỗi buồn kéo dài, dai dẳng trong một khoảng thời gian sẽ khiến người bệnh khó có thể tập trung làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.

>> Rõ hơn về trầm cảm qua bài viết: Tổng quan chung về chứng trầm cảm

Thực trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong tổng số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Còn theo điều tra của bệnh viện nhi TW tại một số trường học thì cũng có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí, hay còn gọi là trầm cảm. Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian

Còn theo một cuộc khảo sát trên 1.727 học sinh THCS tại hà nội thì có 25.76% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.

Đó là các con số ở học sinh còn ở sinh viên thì một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra thế hệ sinh viên ngày nay có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc sống sinh viên, cùng với đó là các vấn đề về tiền bạc và cơ hội việc làm bị giảm đi. Ngoài ra sinh viên bị trầm cảm còn do lạm dụng chất hóa học, chất kích thích, lối sống không lành mạnh…

>> Nhận diện trầm cảm qua bài viết: Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

Những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Trầm cảm ở học sinh, sinh viên do áp lực học hành, thi cử

Áp lực từ kết quả học tập cùng với sự kỳ vọng từ gia đình, xã hội khiến các em luôn cảm thấy có gánh nặng đè lên vai, đặc biệt là khi kết quả học tập, thi cử không như ý các em sẽ sinh ra chán nản, buồn bã, cảm thấy thất vọng về bản thân, lâu dần sẽ dẫn tới trầm cảm.

Thói quen sống thiếu lành mạnh cũng gây trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Những thói quen xấu như thức đêm muộn, ăn uống không đủ chất, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích quá đà, không tập luyện thể dục thể thao, nghiện chơi điện tử… đều ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, gây suy nhược thần kinh dẫn, rối loạn tâm thần dẫn đến trầm cảm

Những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh, sinh viên 1

Tình trạng bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị trầm cảm

Tình trạng bạo lực học đường luôn là vấn nạn nhức nhối trong trường học, việc bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ bạo lực về mặt thể chất mà còn  cả về mặt tinh thần. Các em bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi khi đến lớp, luôn phải suy nghĩ cách đối phó với những kẻ bắt nạt mình dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo sợ. Ngoài ra khi bị các bạn học trêu chọc, tẩy chay, xa lánh, cô lập… các em sẽ tự thu mình lại, không muốn tiếp xúc, chia sẻ với ai, lâu dần sẽ khiến các em bị trầm cảm

Thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè

Với các em học sinh thì đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý nên các em rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng khiến các em bị kích động, tâm lý trở nên bất ổn, suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi

Ở sinh viên thì những sang chấn tâm lý sau khi chia tay người yêu, đặc biệt là ở các bạn nữ khiến tinh thần suy sụp, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành vi tự sát

Một số biểu hiện trầm cảm của học sinh, sinh viên

  • Biểu hiện mất ngủ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi học sinh, sinh viên bị trầm cảm, khi đó người bệnh thường khó vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy vào giữa giấc và cuối giấc sau đó rất khó để ngủ lại

  • Biểu hiện chán ăn: Khi căng thẳng thần kinh, stress sẽ khiến người bệnh mất cảm giác ăn ngon, lâu dần dẫn đến chán ăn

  • Mệt mỏi: Khi mắc trầm cảm các em học sinh, sinh viên thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhất là vào các buổi sáng. Đến buổi chiều cảm giác mệt mỏi này có thể giảm hơn chút ít nhưng vẫn còn rõ rệt. Cảm giác mệt mỏi này là nguyên nhân khiến các em học sinh, sinh viên học hành sa sút

  • Gặp khó khăn khi tập trung vào việc gì đó: Bị mắc trầm cảm khiến các em học sinh, sinh viên khó có thể tập trung vào một việc gì đó, khó có thể ghi nhớ… dẫn đến kết quả học tập giảm sút.

  • Luôn nghĩ bản thân mình kém cỏi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Người bệnh mắc trầm cảm thường có suy nghĩ bi quan về bản thân, luôn cảm thấy bản thân mình vô dụng, kém cỏi từ đó có ý nghĩ buông xuôi mọi thứ, thậm chí là có cả ý định tự tử

  • Cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt: Tâm lý không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi khiến người bệnh khó chịu, dễ cáu gắt với cả những vấn đề bình thường

  • Biểu hiện bứt rứt, lo lắng vô cớ: Khi mắc trầm cảm thì người bệnh thường đứng ngồi không yên, luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu và thường xuyên cảm thấy lo lắng không có lý do

  • Người bệnh có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Các em học sinh, sinh viên bị trầm cảm sẽ có tất cả các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung…và đặc biệt là tâm trạng bi quan, suy nghĩ tiêu cực, muốn chết đi cho nhẹ gánh từ đó ý định tự sát cứ ám ảnh trong đầu và gây nên những hậu quả đáng tiếc.

>> Có thể bạn muốn tìm hiểu nội dung sau: Chữa bệnh trầm cảm ở đâu?

Phương pháp hạn chế trầm cảm ở học sinh, sinh viên hiệu quả

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe

  • Có thể tập các bài tập thiền định giúp thư giãn cơ thể, giảm bớt căng thẳng

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích

  • Học cách suy nghĩ đơn giản hơn về cuộc sống

  • Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để thấy được ý nghĩa của cuộc sống

  • Làm những công việc mà mình cảm thấy thích thú như nấu ăn, đọc sách, du lịch…

  • Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cũng cần quan tâm, chia sẻ với các em học sinh nhiều hơn, đồng hành cùng các em vượt qua những bất ổn tâm lý, thoát khỏi trầm cảm

Giải pháp mới giúp giảm trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Giải pháp mới giúp giảm trầm cảm ở học sinh, sinh viên 1

Ngoài các phương pháp trên thì chúng ta có thể hạn chế trầm cảm ở học sinh sinh viên bằng cách bổ sung probiotics – một loại vi khuẩn sống và nấm men có lợi cho sức khỏe đường ruột đồng thời có tác dụng chống lại trầm cảm. Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).

Dựa trên cơ chế tác dụng chính của probiotics lên thần kinh trung ương, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã tập trung phát triển công thức probiotic bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt nhằm có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier.

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2018, Ecologic Barrier đã chính thức có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio.

https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-hoc-sinh-sinh-vien-2314/