Thực đơn bà bầu tháng thứ 8 cho mẹ khỏe, bé tăng cân

Để thai nhi có thể phát triển được toàn diện cả về thể chất lẫn trí não, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Càng về cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng càng có ảnh hưởng nhiều hơn. Thực đơn bà bầu tháng thứ 8 cần lựa chọn thực phẩm ra sao để đảm bảo khoa học?

Gợi ý thực đơn bà bầu tháng thứ 8 các bữa trong ngày 

Thực đơn bữa sáng khởi đầu ngày mới

Thời gian tốt nhất để cung cấp năng lượng cho mẹ và bé là vào khoảng 7 giờ sáng. Lúc này, cơ thể vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, cần được bổ sung lượng lớn dinh dưỡng. Bữa sáng cho bà bầu cần nhẹ bụng, dễ ăn, giàu năng lượng và không nêm quá nhiều gia vị. Các món nước nên được ưu tiên, mẹ nhé!

thuc-don-ba-bau-thang-thu-8

Một số thực đơn bữa sáng mẹ bầu có thể tham khảo như:

  • Trứng, cháo, quả ổi và nước mía.
  • Xôi, quả táo, nước cam.
  • Miến gà, quả chuối và sữa đậu nành.
  • Trứng vịt lộn, bánh bao, quả kiwi, nước ép bưởi.
  • Bánh mì kẹp, quả dâu tây và nước dừa.

Thực đơn bữa trưa ngon miệng đủ chất

Thời gian ăn trưa hợp lý nhất cho mẹ bầu là khoảng từ 11 – 12 giờ. Bữa trưa cho mẹ bầu nên phong phú các nhóm chất, tránh các món cay nóng. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn cho bữa trưa dưới đây để thay đổi cho đỡ ngán.

thuc-don-ba-bau-thang-thu-8

Thực đơn bữa trưa thường gồm cơm ăn kèm với các món:

  • Ếch kho, canh sườn củ cải, rau cải xào, nước dừa.
  • Thịt gà rang, canh cua, đậu cove luộc, nước ép táo.
  • Mực chiên, canh thịt băm nấu chua, súp lơ luộc, nước cam.
  • Sườn chua ngọt, canh mồng tơi với tôm khô, cải chíp xào nấm hương, nước ép dưa hấu.
  • Thịt bò kho, canh xương với đậu phụ, các loại củ quả luộc, nước ép bưởi.

Thực đơn bữa tối cuối ngày tròn vị 

Bữa tối các mẹ bầu nên ăn vào khoảng từ 18 giờ đến trước 19 giờ. Thực đơn cho bữa chính cuối ngày nên gồm những món dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ và nhiều rau củ. thuc-don-ba-bau-thang-thu-8

5 thực đơn món ăn kèm cơm gợi ý cho mẹ bầu khi nấu bữa tối:

  • Thịt lợn rang cháy cạnh, rau bắp cải luộc, canh cá quả, quả dưa lê.
  • Tôm rang, hoa bí xào, thịt gà luộc, canh mọc nấu các loại củ (su hào, cà rốt, su su,..), nho.
  • Thịt bò xào nấm, trứng chiên, canh xương nấu với khoai sọ, dưa hấu.
  • Thịt lợn rim mắm, canh mướp, thịt bò xào nấm, ổi.
  • Thịt bò hầm, rau su su luộc, tim xào giá, canh rong biển, thanh long.

Thực đơn các bữa phụ giữa buổi

Bên cạnh 3 bữa chính trong ngày, các mẹ bầu nên bổ sung thêm dinh dưỡng thông qua các bữa phụ. Thông thường, trong 1 ngày, mẹ bầu nên có 3 bữa phụ gồm có: Bữa phụ sáng, bữa phụ chiều và bữa khuya. Cụ thể:

  • Buổi sáng: mẹ bầu nên ăn bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng. Trong bữa phụ này, mẹ có thể lựa chọn ăn một số thực phẩm như: khoai, ngô, sắn, nho khô, bột ngũ cốc,…
  • Buổi chiều: thời gian tốt nhất là ăn vào lúc 15 giờ. Một số món ăn cho bữa phụ này như: Bánh bao, bánh mì nướng phô mai, yaourt, hoa quả dầm,…
  • Bữa khuya: thường vào khoảng 21 giờ. Đối với bữa khuya này, mẹ bầu nên uống sữa là tốt nhất. Tuy nhiên, để tránh ngán và chán uống sữa, mẹ có thể thay đổi thành các loại nước ép như: Bưởi, táo, bơ,… Ngoài ra, nếu thấy chưa no, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại món ăn vặt dành cho bà bầu.

Một số lưu ý đối với thực đơn bà bầu tháng thứ 8

Ngoài các bữa chính và bữa phụ, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm ăn vặt tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.  Những món ăn vặt khoái khẩu bổ dưỡng cho mẹ bầu là:

  • Hạt óc chó, hạt điều, hạt macca, hạt dẻ, hạt bí ngô,…
  • Các loại trái cây được sấy khô như: mít, chuối, dâu tây, chà là, việt quất, xoài, nho,… Trái cây sấy khô giúp cung cấp chất xơ, sắt, magie, vitamin, đồng thời ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

thuc-don-ba-bau-thang-thu-8

Thực đơn bà bầu tháng thứ 8 nên tránh ăn một số thực phẩm sau:

  • Các đồ uống có cồn, cafein,… như rượu, bia, cafe, nước ngọt…
  • Trứng có lòng đào, hay gỏi cá,… Mẹ bầu cần đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Các loại cá biển. Ăn các loại cá này sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân.
  • Mướp đắng, rau sam, ngải cứu,…

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn từ tháng thứ 8 cho đến khi vượt cạn. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng một cách khoa học cũng sẽ giúp mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!