Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần được bổ sung nhiều loại dưỡng chất hơn từ các bữa ăn dặm để đảm bảo tốc độ phát triển toàn diện của bé.
So với giai đoạn trước thì giai đoạn này trẻ 7 tháng tuổi cần lượng thức ăn nhiều hơn và cô đặc hơn để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Dưới đây là một số chất cần được bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng .
Bố mẹ có thể tham khảo cách làm 4 món cháo sau đây để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi:
Trong giai đoạn bé 7 tháng tuổi ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý:
- Tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ, khoảng 600-800ml/ngày.
- Khi nấu cháo cho bé, bố mẹ không nêm gia vị vào thức ăn của bé, nên để vị nguyên bản nhằm giúp bé phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn.
- Áp dụng công thức nấu cháo chuẩn 10g gạo với 70ml nước.
- Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lạm dụng, chỉ nên cho vừa đủ.
- Bố mẹ cần lên một thực đơn theo tuần, với đa dạng món ăn để làm phong phú khẩu vị của bé, giúp bé không nhàm chán trong việc ăn uống, đồng thời cảm thấy ngon miệng hơn.
Tóm lại, trong khoảng thời gian này bố mẹ nên lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu, tạo hứng thú trong việc ăn uống cho bé và giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website (vinmec.com) và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.