Thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Cá nhân, tổ chức lựa chọn một trong các hình thức nộp sau:
Nộp hồ sơ về địa chỉ: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Bước 4 . Bộ phận sát hạch tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề theo thời gian địa điểm đã được thông báo. .
Bước 3. Thông báo thời gian, địa điểm và danh sách cá nhân tham dự sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đến cá nhân đã đăng ký bằng văn bản được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng Nghệ An.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn trực tiếp hoặc được thông báo qua thư điện tử cho cá nhân để bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
– Trường hợp hồ sơ về tính pháp lý đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp hoặc thư điện tử thông báo về thời hạn giải quyết đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 1. Cá nhân đăng ký sát hạch gửi hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, địa chỉ: số 16 đường Trường Thi, TP. Vinh.
– Trường hợp hồ sơ có nhiều nội dung chưa đảm bảo pháp lý hoặc không đảm bảo về chuyên môn phải bổ sung, chỉnh sửa thì chuyên viên xử lý dự thảo văn bản để trình lãnh đạo sở ký văn bản yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
– Thời gian thẩm định không quá 16 ngày làm việc đối với dự án nhóm C;
– Thời gian thẩm định không quá 24 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
Phí thẩm định dự án theo Thông tư 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính, mức thu tính theo tỷ lệ %.
Thành phần hồ sơ
– Tờ trình của Chủ đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (trường hợp trình điều chỉnh);
– Bản sao văn bản về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc Bản sao văn bản về chủ trương điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (trường hợp trình điều chỉnh);
– Nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt ;
– Báo cáo nghiên cứu khả thi lập theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014, gồm: Thiết kế cơ sở (gồm thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở); các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
– Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt, gồm: Quyết định phê duyệt, thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh và bản vẽ TKCS (trường hợp trình điều chỉnh);
– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm:
+ Báo cáo kết quả khảo sát địa hình khu vực xây dựng công trình;
+ Báo cáo kết quả khảo sát địa chất, (hoặc địa chất thủy văn) khu vực xây dựng công trình và các tài liệu khảo sát khác (nếu có);
– Biên bản của chủ đầu tư nghiệm thu các báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất).
– Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
– Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không theo Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 (nếu có).
– Hồ sơ Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt (Bản vẽ, quyết định phê duyệt);
– Các văn bản của cấp có thẩm quyền về:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);
+ Sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình (nếu có);
+ An toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có liên quan (nếu có);
– Kết quả thi tuyển kiến trúc (đối với các công trình quy định phải có thi tuyển kiến trúc) bao gồm:
+ Quyết định phê duyệt phương án kiến trúc được chọn (của người quyết định đầu tư);
+ Hồ sơ bản vẽ phương án kiến trúc được chọn.
– Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
– Thông tin và bản sao chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở;
– Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (Bản sao từ bản gốc, hoặc bản sao có chứng thực).