Thủ tục đóng mã số thuế như thế nào? – AZTAX

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, đang rơi vào tình trạng phá sản, giải thể dẫn đến ngừng hoạt động. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động phải tiến hành thực hiện thủ tục đóng mã số thuế. Đóng mã số thuế là gì? Làm thủ tục đóng mã số thuế như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu những nội dung bên dưới.

Thủ tục đóng mã số thuế

1. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một mã số được cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu các hoạt động sản xuất, mua bán, kinh doanh hoặc khi có nghĩa vụ với ngân sách của nhà nước.

Xem thêm về: Dịch vụ mở mã số thuế

2. Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số bị khóa trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế có thẩm quyền và chấm dứt tất cả hoạt động kinh doanh đã đăng ký trước đó. Khi đóng mã số thuế người thực hiện đăng ký sẽ không phải đóng các khoản phí và nộp tờ khai nào cho cơ quan thuế.

3. Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quy định tại mục III Công văn 2010/TCT-TVQT hướng dẫn thực hiện nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

….”

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế

Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật quản lý thuế 2019

Bước 3: Lập hồ sơ đóng mã số thuế

Tiến hành lập hồ sơ để làm thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp theo quy định của cục quản lý thuế tại Điểm a Khoản 4 Điều 17 Thông tư 95/2016TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.

Bước 4: Nộp hồ sơ đã lập đến cơ sở tiếp nhận và xử lý thủ tục đóng mã số thuế cho doanh nghiệp

Sau khi đã hoàn thành xong hồ sơ đóng mã số thuế thì tiến hành nộp tại cơ quan thuế có thẩm quyền để được xử lý.

Bước 5: Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả.

Sau khi nộp hoàn tất hồ sơ đóng mã số thuế cho doanh nghiệp, cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý hồ sơ và trả kết quả về cho doanh nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ đóng mã số thuế

4. Thủ tục đóng mã số thuế văn phòng đại diện

Đóng mã sô thuế văn phòng đại diện

Để thuận lợi trong việc giải thể văn phòng đại diện doanh nghiệp cần phải tiến hành lập hồ sơ và thủ tục đóng mã số thuế văn phòng đại diện bao gồm đầy đủ các giấy tờ liên quan.

Bước 1: Làm thủ tục ngừng hiệu lực mã số thuế văn phòng đại diện cho cơ quan thuế

Cần nộp đầy đủ các loại giấy tờ liên quan với cơ sở quản lý thuế, bao gồm các giấy tờ sau:

  • 01 bản công văn yêu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

  • 01 bản quyết định đóng văn phòng đại diện của chủ doanh nghiệp;

  • 01 biên bản của doanh nghiệp về việc đóng văn phòng đại diện;

  • 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện;

  • 01 giấy ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ đóng mã số thuế.

Bước 2: Làm thủ tục trả con dấu và xác nhận không sử dụng con dấu (nếu có)

Các văn phòng đại diện được thành lập trước ngày 01/07/2015 theo Luật doanh nghiệp 2015 thì phải tiến hành lập hồ sơ trả con dấu hoặc xác nhận không sử dụng con dấu thì mới có thể hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế văn phòng đại diện, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • 01 văn bản trả con dấu hoặc xác nhận không sử dụng con dấu;

  • 01 giấy quyết định đóng mã số thuế văn phòng đại diện;

  • 01 bản chính giấy đăng ký con dấu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế văn phòng đại diện

Sau khi đã hoàn tất hai bước trên. Doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu và một số giấy tờ liên quan trong bộ hồ sơ đóng văn phòng đại diện.

  • Văn bản đề nghị ngừng hiệu lực mã số thuế theo mẫu

    số 24/ĐK-TC

    theo

    Thông tư 105/2020/TT-BTC;

  • Giấy thông báo hoặc chứng nhận mã số thuế;

  • Bản sao giấy quyết định chấm dứt hoạt động;

  • Văn bản xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 4: Nộp hồ sơ đóng văn phòng đại diện cho cơ quan quản lý thuế

Sau khi thực hiện đóng văn phòng đại diện thì cần thông đến phòng đăng ký kinh doanh địa điểm đặt văn phòng đại diện.

Bước 5: Nhận kết quả từ cơ quan thuế.

5. Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân

Đóng mã số thuế cá nhân

Thủ tục đóng mã số cá nhân được coi là đơn giản hơn so với thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp. Theo Luật quản lý thuế số: 38/2019/QH14 và thông tư 105/2019/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

Bước 1: Hoàn thành tất cả nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi đóng mã số thuế

Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ chấm dứt mã số thuế cá nhân.

  • Văn bản đề nghị chấm dứt mã số thuế cá nhân theo mẫu số 24/ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC

Bước 3: Cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan thuế.

Bước 4: Cơ quan xử lý hồ sơ và trả kết quả về cho cá nhân.

6. Dịch vụ giải thể nhanh chóng và uy tín

Hiện tại AZTAX đã và đang hoạt động trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và giải thể doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao. AZTAX luôn thấu hiểu sự khó khăn của doanh nghiệp. Dịch vụ giải thể của chúng tôi sẽ hỗ trợ toàn diện từ A-Z nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

AZTAX đã trình bày những thông tin cần biết về thủ tục đóng mã số thuế cũng như các bước tiến hành làm thủ tục. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn liên hệ với chúng tôi ngay.