Thủ tục cách đưa hàng hóa vô siêu thị

Đối với người sản xuất hoặc thương mại, việc đưa sản phẩm vào siêu thị nói riêng và nơi tiêu thụ nói chung là nội dung rất được quan tâm. Bởi giá trị sản phẩm được thanh khoản khi nó được giao dịch để quay vòng dòng vốn, vậy sản phẩm vào được siêu thị cần đáp ứng yêu cầu gì và thủ tục như thế nào ? Bài viết này GreenCert cung cấp một số thông tin cơ bản giúp quý khách hàng quan tham khảo.

 

Thứ 1: xác định rõ bán với tư cách pháp lý nào ?

Các siêu thị là tổ chức lớn, do đó khi mua sản phẩm từ nhà cung cấp đều quan tâm nhà cung cấp là ai: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hay công ty ? Và dĩ nhiên các siêu thị sẽ ưu tiên và chọn nhà cung cấp có đủ giấy tờ thành lập, có thể là hộ kinh doanh, hay hợp tác xã. Vì vậy quý khách hàng phải tiến hành đăng ký kinh doanh để xác định tính pháp lý của mình. Ngoài ra nhà cung cấp xuất được hóa đơn đầu vào khi bán sản phẩm cũng là một lợi thế, nằm trong tiêu chí lựa chọn các siêu thị.

 

Thứ 2: về điều kiện sản xuất 

Tùy thuộc vào sản phẩm của bạn đang sản xuất kinh doanh là gì sẽ có yêu cầu cụ thể đối với điều kiện sản xuất.

Nếu sản phẩm của bạn là quả tươi không có bao gói như dừa, quả mít, … thì chỉ cần đăng ký chứng nhận VietGAP hoặc hữu cơ.

Nếu sản phẩm của bạn là rau tươi có sơ chế, bao gói hoặc sản phẩm có sơ chế, chế biến nói chung: bạn cần đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Trường hợp cơ sở sản xuất của bạn đã có chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 22000 thì được miễn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Do đó quan trọng sản phẩm của bạn là dạng nào để có sự lựa chọn đúng quy định.

Điều kiện sản xuất cơ sở cũng lưu ý vấn đề sản lượng và diệnh tích. Thường các siêu thị hoặc các thương lái lớn quan tâm đến các nhà cung cấp mang tính chất quy mô hàng hóa, ổn định và đồng đều. Trườsng hợp quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất có thể thực hiện liên kết sản xuất để đảm bảo yêu cầu hợp đồng nếu có.

Xem thêm:

 

Thứ 3: phân tích kiểm nghiệm mẫu sản phẩm

Yếu tố tiên quyết để khẳng định sản phẩm an toàn hay không đó là phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, vì vậy cơ sở

 sản xuất phải gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm. Lưu ý khi kiểm nghiệm mẫu sản phẩm phải đầy các chỉ tiêu về vi sinh vật, kim loại nặng, chỉ tiêu chất lượng và dư lượng thuốc BVTV, tùy thuộc vào từng sản phẩm chi tiết sẽ chỉ định phải phân tích kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào, các bạn có thể đến Chi cục an toàn thực phẩm để hỏi hoặc liên hệ GreenCert để hỗ trợ.

Xem thêm:

 

Thứ 4: tự công bố sản phẩm

Khác với các quy định trước năm 2018, sau khi tiến hành phân tích mẫu xong, giờ đây cơ sở sản xuất chế biến tiến hành tự công bố sản phẩm của mình. Ngoài ra trước khí công bố tổ chức cá nhân phải tiến hành thiết kế nhãn sản phẩm đúng theo yêu cầu của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

 

Thứ 5: đăng ký tem truy xuất nguồn gốc QR code

Ngày nay, dán tem truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm là hoạt động quen thuộc và cần thiết khi đưa sản phẩm ra thị trường. 

Xem thêm: dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc Qr code

 

Thứ 6: đăng ký độc quyền nhãn hiệu

Khi một nhãn hiệu được nhiều người biết, ghi nhớ trong đầu người tiêu dùng thì nhãn hiệu đó được gọi là thương hiệu. Nếu chúng ta không quan tâm đến vấ n đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sau thời gian chúng ta gây dựng nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường tổ chức khác đăng ký thì mất công sức đã gây dựng nhãn hiệu và phải làm lại từ đầu. Do đó tuy nội dung này đơn giản nhưng ít nhà sản xuất quan tâm, đến khi xảy ra thì đã muộn.

 

Thứ 7: tập hợp hồ sơ liên quan sản phẩm

Sau khi thực hiện xong các yêu cầu, tổ chức sản xuất sản phẩm phải tập hợp các hồ sơ cần thiết, bao gồm:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc HACCP, ISO 22000, …

3. Kết quả phân tích kiểm nghiệm mẫu

4. Bản tự công bố sản phẩm

5. Bản đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu (nếu có).

6. Mẫu sản phẩm

 

Liên hệ 

02366.505868

 – 

0944.313936

 hoặc 

0282.246.0799 – 0937.719.748 

để được hướng dẫn chi tiết!