Thủ kho là gì? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thủ kho?

Thủ kho là gì? Thủ kho trong tiếng Anh là gì? Chức năng, nhiệm vụ của thủ kho? Những kỹ năng của thủ kho? Quyền hạn của thủ kho?

Kinh tế đang ngày càng phát triển dẫn đến sự mở rộng của các mô hình kinh doanh. Các mô hình kinh doanh càng mở rộng thì đi đôi với nó chính là sự mở rộng ngành nghề cho các đối tượng người lao động. Thủ kho được biết đến là một vị trí đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và vị trí này có nhiều ý nghĩa trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hẳn là không phải ai cũng hiểu biết về vị trí này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thủ kho là gì? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thủ kho?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Thủ kho là gì?

Thủ kho được hiểu chính là người chịu trách nhiệm quản lý tình trạng, số lượng của tất cả hàng hóa có ở trong kho.

Thủ kho thực chất là người đảm nhiệm vai trò quản lý hàng hóa trong kho trên tất cả các công đoạn bắt đầu từ lúc chuyển hàng vào kho hay khi thực hiện việc xuất hàng ra khỏi kho hoặc việc thống kê số liệu hàng tồn kho.

Trách nhiệm của thủ kho đó chính là có thể giúp đảm bảo cho hàng hóa từ lúc chuyển vào kho cho đến lúc hàng hóa đó xuất đi khỏi kho sẽ cần phải đảm bảo về chất lượng cũng như cần phải đảm bảo về số lượng hàng hóa. Trách nhiệm của thủ kho đó chính cần phải giảm thiểu tối đa hỏng hàng, mất hàng. Theo định kỳ (cụ thể là theo tuần, tháng hoặc quý tùy theo yêu cầu của cấp trên) thủ kho sẽ thực hiện kiểm kho và báo cáo lại số lượng tồn kho.

Thủ kho sẽ thuộc bộ phận kho và tùy theo loại hình hoặc quy mô của công ty thì bộ phận kho có thể thuộc phòng logistics hoặc thuộc phòng Sản Xuất, trường hợp là công ty thương mại có tồn kho hàng hóa thì bộ phận kho có thể xếp vào phòng Kinh Doanh hoặc bộ phận kho cũng sẽ có thể tách riêng không thuộc phòng nào cả.

Chức danh của Thủ kho trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là nhân viên hoặc chuyên viên thuộc sự quản lý trực tiếp của Trưởng Kho hay Phó Kho.

2. Thủ kho trong tiếng Anh là gì?

Thủ kho trong tiếng anh gọi là: stocker.

3. Chức năng, nhiệm vụ của thủ kho:

Trên thực tế hiện nay thì không có văn bản pháp luật nào được đưa ra để nhằm có thể điều chỉnh công việc cụ thể của thủ kho mà chúng ta sẽ cần phải căn cứ vào quyết định của Giám đốc công ty và nội quy, quy chế điều lệ của công ty để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể xác định quyền hạn, trách nhiệm của thủ kho.

Nhìn chung, ta nhận thấy thủ kho có một số những chức năng, nhiệm vụ sau:

– Thủ kho sẽ thực hiện các thủ tục xuất  hoặc nhập hàng hóa:

+ Thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra kỹ tính hợp lệ của các chứng từ yêu cầu xuất – nhập hàng.

+ Thủ kho sẽ trực tiếp hoặc hướng dẫn việc bốc xếp hàng theo yêu cầu xuất – nhập.

+ Thủ kho sẽ trực tiếp kiểm đếm hàng, ghi phiếu nhập – xuất kho, lưu thông tin vào phần mềm quản lý.

+ Thủ kho sẽ lưu các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng và chuyển bộ phận kế toán.

– Thủ kho sẽ cần phải quản lý hàng tồn kho:

+ Thủ kho sẽ theo dõi số lượng hàng xuất – nhập tồn hàng ngày để quản lý định mức tồn kho tối thiểu.

+ Đối với trường hợp số lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu có sự biến động thì sẽ cần phải đề xuất lên cấp trên thay đổi định mức hàng tồn tối thiểu cho phù hợp.

– Thủ kho sẽ phải quản lý việc đặt hàng của kho:

+ Thủ kho sẽ cần thực hiện việc lập các phiếu yêu cầu mua hàng theo định kỳ.

+ Thủ kho sẽ cần đôn đốc việc mua hàng, làm thủ tục và theo dõi quá trình nhập hàng.

+ Thủ kho sẽ cần phối hợp bộ phận liên quan kiểm tra chất lượng hàng.

– Thủ kho sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho:

+ Thủ kho sẽ thực hiện việc lập sơ đồ kho để sắp xếp hàng hóa và cập nhật sơ đồ khi có hàng hóa phát sinh.

+ Thủ kho sẽ trực tiếp thực hiện hoặc hướng dẫn nhân viên sắp xếp hàng hóa trong kho theo đúng sơ đồ để nhằm có thể dễ quản lý.

+ Thủ kho sẽ đảm bảo hàng hóa được xếp đúng vị trí, không bị đổ hay vỡ…

+ Thủ kho sẽ đảm bảo hàng hóa được bảo quản theo đúng chỉ định của nhà sản xuất: nhiệt độ, ánh sáng…

– Thủ kho sẽ phải đảm bảo an toàn kho:

+ Thủ kho sẽ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy trong kho.

+ Thủ kho sẽ cần thường xuyên kiểm tra các kệ hàng, kịp thời xử lý nếu phát hiện kiện hàng sắp gãy đổ…

+ Thủ kho sẽ không cho người không có phận sự đi vào kho.

– Một số các công việc khác:

+ Thủ kho sẽ cần phải phối hợp kế toán công nợ, kế toán kho đối chiếu các số liệu phát sinh hàng ngày.

+ Thủ kho sẽ cần phải làm các báo cáo công việc theo quy định của nhà máy.

+ Thủ kho sẽ cần phải thực hiện các công việc theo sự phân công của quản lý.

Như vậy, ta nhận thấy, các chức năng nhiệm vụ của thủ kho đã được phân tích cụ thể ở bên trên. Về cơ bản thì các thủ kho sẽ cần phải thực hiện các công việc cụ thể này.

4. Những kỹ năng của thủ kho:

Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình các thủ kho cũng sẽ cần phải đáp ứng một số kỹ năng sau đây, cụ thể:

– Các thủ kho cần có kỹ năng kiểm tra và lập phiếu xuất nhập kho:

Các chủ thể là những thủ kho cần có hiểu biết, thành thạo đối với các kỹ năng lập và kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc nhập xuất kho để nhằm mục đích đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi nhất.

– Các thủ kho cần có kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho một cách khoa học:

Kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho một cách khoa học là yêu cầu bắt buộc với tất cả mọi thủ kho để nhằm từ đó sẽ có thể tăng hiệu quả quản lý kho cà tiết kiệm diện tích chứa hàng trong kho.

Các chủ thể là những nhân viên kho cần am hiểu cách thức sắp xếp của từng loại hàng hóa, trang bị kiến thức về dán nhãn hàng hóa để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, xuất nhập kho.

– Các thủ kho cần có kỹ năng kiểm kho nhanh, hiệu quả:

Công việc kiểm kho của các chủ thể cũng sẽ đòi hỏi sự cần thận, tỉ mỉ để nhằm có thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Thủ kho sẽ cần phải có ký năng kiểm kho nhanh chóng, hiệu quả để hỗ trợ lên kế hoạch nhập hàng phù hợp.

– Các thủ kho cần có sức khỏe tốt:

Khi làm việc ở bộ phận kho đòi hỏi các chủ thể sẽ cần phải có sức khỏe và sức chịu đựng tốt. Các thủ kho phải quen với việc đứng trên đôi chân cả ngày, chịu đựng việc đứng nhiều giờ liền và nâng hàng hóa, vận hàng trang thiết bị có trọng lượng nặng và cúi người trong nhiều giờ liên tiếp.

5. Quyền hạn của thủ kho:

Quyền của người lao động nói chung và các thủ kho nói riêng vẫn luốn được đánh giá là vấn đề có ý nghĩa rất lớn về cả lý luận và thực tiễn không chỉ đối với cá nhân con người, tập thể người lao động, mà nó còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

– Các thủ kho có quyền được làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Các thủ kho có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Đây là một trong những quyền con người quan trọng nhất được quy định cụ thể trong lĩnh vực lao động. Việc tuyển dụng các chủ thể là những người lao động trở thành thủ kho sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và tự định đoạt của các bên theo nguyên tắc của thị trường và pháp luật.

– Các thủ kho có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với các chủ thể là những người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

Tiền lương được hiểu chính là khoản tiền mà chủ thể là người sử dụng lao động trả cho chủ thể là người lao động để nhằm mục đích có thể thực hiện công việc theo thỏa thuận. Cũng chính bởi vậy mà ta nhận thấy tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với các chủ thể là những người lao động, tiền lương cũng sẽ giúp cho người lao động và gia đình của họ có thể duy trì được mức sống tối thiểu. Để đảm bảo quyền của người lao động về tiền lương pháp luật quy định người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với các đối tượng người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Nhằm mục đích để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi không được trả lương đúng thời hạn pháp luật lao động cũng có quy định cụ thể về các trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và chủ thể là người sử dụng lao động phải trả thêm cho chủ thể là người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Chủ thể là người lao động sẽ được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Việc này cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 132, 133, 134 Bộ luật lao động 2019 cụ thể là các bên tham gia sẽ cần phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn nơi làm việc và yêu cầu mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.  Bộ luật lao động 2019 cũng có các quy định để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền của các chủ thể là những người lao động về nghỉ ngơi.

Lương được biết đến là vấn đề quan trọng với tất cả các vị trí công việc, mức lương của vị trí thủ kho phụ thuộc vào một số yếu tố cụ tjeer như: Quy mô công ty, số lượng hàng tồn kho, năng lực và kinh nghiệm làm việc. Theo khảo sát thì mức thấp nhất  5 đến 7 Triệu; Mức trung bình: 7 đến 10 triệu; Mức cao: 10 đến 15 triệu.