Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Các nhà xã hội học đưa ra câu trả lời khác nhau đối với câu hỏi: xã hội học nghiên cứu cái gì? Một số tác giả cho rằng “…đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính là hành vi xã hội của con người”. Và xã hội học nghiên cứu hệ thống xã hội, “nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội…”. Dựa vào tiếp cận hệ thống, tác giả khác gợi ra “một cách đặt vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học”.

Đúng như một số nhà nghiên cứu nhận xét: “… định nghĩa ngắn gọn như “xã hội học là khoa học nghiên cứu xã hội loài người và hành vi xã hội” có lẽ khá mơ hồ và chứa đựng ít thông tin (mặc dầu khá xác đáng), hay không đủ chính xác để có thể phân biệt xã hội học với các ngành khoa học khác như tâm lý học”. Thực chất câu hỏi “nan giải và rắc rối” về đối tượng nghiên cứu của xã hội học gắn liền với nội đung, phương pháp luận và vị trí của xã hội học trong hệ thống các khoa học.

Theo quan điểm của chúng tôi, xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự phát sinh, biến đổi vả phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Để làm sáng tỏ định nghĩa khái quát, cô đọng này, ta cần tìm hiểu khái niệm xã hội học và chỉ ra vấn đề cơ bản của nó trên cả ba khía cạnh liên quan nói trên.

Khái niệm xã hội học

Về mặt chữ nghĩa, “xã hội học” (Sociology)bắt nguồn từ chữ ghép: “Socius” hay “Societas” (xã hội) với “Ology” hay “Logus” (học thuyết, nghiên cứu). Xã hội học là học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội loài người. Vê mặt thuật ngữ khoa học, Auguste Comte (1798-1857), nhà xã hội học nồi tiếng người Pháp, được ghi nhận là cha đẻ của xã hội học vì đã có công khai sinh ra nó vào nửa đầu thế kỷ 19 (chính xác là năm 1839). Để nghiên cứu các quy luật tổ chức của xã hội và sự biến đổi xã hội, Comte chủ trương xã hội học áp dụng phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng, cụ thể là các phương pháp quan sát, thực nghiệm, so sánh và phân tích lịch sử.

Đây là tiếp cận “vĩ mô” để xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Ngoài ra, trong xã hội học còn có ít nhất hai cách xác định khác là tiếp cận ‘tvi mô” (đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi, hành động và tương tác xã hội) và tiếp cận “tổng hợp” xã hội loài người và hành vi xã hội của cá nhân.

Có thể quy hàng trăm định nghĩa, quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học trong các sách giáo khoa về một trong ba cách tiếp cận trên. Các định nghĩa đó thường cho rằng xã hội học nghiên cứu các vấn đề hoặc thiên về xã hội, hoặc thiên về con người và “tổng hợp” cả xã hội và con người.

Có thể hình dunglà từ thế kỷ XIX đến nay, xã hội học luôn ở trong tình cảnh “thân này ví xẻ làm đôi được”. Xã hội học muốn tập trung nghiên cứu cả con người (hành vi xã hội) và xã hội (hệ thống xã hội) .Những xã hội học tỏ ra rất khó đứng trung lập giữa hai thái cực của những vấn đề đầy hấp dẫn và cần thiết như vậy. Khi lệch về con người, tức là tập trung nghiên cứu hành vi xã hội, nó bị các ngành khoa học nhân văn, đặc biệt là tâm lý học lấn át. Khi nghiêng về xã hội, cụ thể là chú trọng xem xét cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội, nó bị triết học, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử, và các ngành khoa học xã hội như sử học, kinh tế học trùm lên. Trong khi đó, xã hội học khó có thể một mình thâu tóm cả hai, tức là vừa nghiên cứu hành vi con người và hệ thống xã hội, vì làm như vậy nó bị phê phán là không có đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Hơn nữa, con người, xã hội và hiện thực xã hội nói chung là khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau,không phải của riêng xã hội học.

Để giải quyết vấn đề này, một số tác giả cho rằng: “…cần phải chỉ ra được quan điểm (perspective) xã hội học, cách nhìn nhận khác biệt của khoa học này đối với cá nhân và xã hội”. Nghĩa là, ta cần nhấn mạnh khía cạnh phương pháp luận để trả lời câu hỏi xã hội học nghiên cứu như thế nào chứ không phải là nó nghiên cứu cái gỉ. Nhưng, “nhãn quan” xã hội học là gì? Phải chăng đó là chủ nghĩa thực chứng, tiếp cận hệ thống, quan điểm duy vật lịch sử hay lý thuyết xã hội học riêng biệt?:.. Chưa có câu trả lời thống nhất cho vấn đề này, ngoài sự nhất trí rằng đó phải là nhãn quan khoa học để “phát hiệnra những nhân tố mới của sự phát triển”.

Một số tác giả khác đề ra cách giải quyết “tổng hợp” (có thể gọi là “tổng – tích hợp” cá nhân và xã hội, nội dung và phương pháp. Thành công hơn cả theo hướng này là quan điểm của V.Jadop và G.Osipov nhấn mạnh yếu tố vĩ mô (tính toàn vẹn của xã hội) và yếu tố vi mô (hành vi và hoạt động xã hội của con người).Ví dụ, Osipov định nghĩa xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc”. Thực chất đây là tiếp cận vĩ mô để xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Thử bànvề đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Đối tượng nghiên cứu và những cuộc tranh luận xã hội học

Như chúng tôi đã định nghĩa, xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Định nghĩa này có thể sẽ gây ra cuộc tranh luận bổ ích và lý thú. Các ý kiến tranh luận (nếu có) sẽ chủ yếu xoay quanh các chủ đề bắt nguồn từ vấn đề cơ bản của xã hội học. Đề là vấn đề con người bị xã hội ảnh hưởng vả tác động tới xã hội như thế nào.

Tranh luận khoa học là điều cần thiết để làm sáng tỏ những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Các nhà xã hội học khác nhau luôn giải thích khác nhau về một vấn đề quan hệ qua lại giữa con người và xã hội và về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học.

Nhưng điều ngạc nhiên ở chỗ, rất ít, nếu không muốn nói là chưa có, cách định nghĩa nào giải đáp ổn thỏa những chủ đề bắt nguồn từ tính “nước đôi” của đối tượng nghiên cứu xã hội học, mối quan hệ qua lại giữa một bên là con người và một bên là xã hội. Tính “nước đôi”, “lưỡng tính” hay nói theo triết học là tỉnh “nhị nguyên luận” của đối tượng xã hội học, đẻ ra hàng loạt các chủ đề lý luận cơ bản của xã hội học như “con người – xã hội”, “hành động xã hội – cơ cấu xã hội”, “cá nhân – văn hóa’, “chủ quan – khách quan”, “chủ thể – khách thể”, “vĩ mô – vi mô”, “tự nhiên – xã hội”…

Các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Từ đó nảy sinh các cuộc tranh luận triền miên dẫn tới hiện tượng gọi là sự khủng hoảng về lý luận trong xã hội học. Có thể nói, xã hội học không chỉ ra đời trong bối cảnh biến động xã hội thế kỷ XIX để trở thành khoa học về trật tự và biến đổi xã hội mà bản thân nó cúng luôn ở trong tình trạng khủng hoảng về lý luận. Gần đây, tình hình đã dịu đi do các nhà nghiên cứu có xu hướng chấp nhận cách giải quyết gián tiếp (trả lời câu hỏi như thế nào) hoặc cách tiếp cận “tổng hợp” nói trên. Nhưng ta thấy, cách tiếp cận “tổng hợp” (tổng – tích hợp) không lảng tránh được việc phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Định nghĩa của chúng tôi có thể gợi mở hướng thoát ra khỏi sự khủng hoảng, nguy cơ đối tượng nghiên cứu “bị biến mất”. Vấn đề không phải là sự lựa chọn hoặc là nghiên cứu về “con người” hoặc là nghiên cứu về “xã hội” hay nghiên cứu “cả hai: con người và xã hội”. Vấn đề cơ bản của xã hội học là mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ biện chứng giữa một bên là con người (với tư cách là cá nhân, nhóm…) và một bên là xã hội (với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội…).

Nói một cách hình ảnh, vấn đề không phải là ở chỗ làm cho con người và xã hội ngày càng xa nhau hay nhập lại làm một. Nhiệm vụ lý luận và phương pháp luận xã hội học là thiết lập “chiếc cầu”, tức là chỉ ra quy luật, tính quy luật, thuộc tỉnh, đặc điểm cũng như cơ chế, hình thức, điều kiện của sự hình thành vận động và phát triển mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và xã hội.

“Con người – Xã hội”

Các nhà nghiên cứu cho rằng xã hội không phải là tổng số các cá nhân. Nhưng thật phi lý khi lý thuyết xã hội họe bàn về xã hội không có cá nhân. Ngược lại, bản thân các cá nhân đơn độc, riêng lé không tạo thành xã hội. Khó có thể lý giải hành động của cá nhân nếu không thấy rằng con người luôn chịu ảnh hưởng hay tác động từ phía xã hội. Để nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hội học trước hết cần quan tâm tới vấn đề “con người – xã hội”.

Khi nghiên cứu xã hội hay bàn về khái niệm xã hội, một số tác giả tập trung tìm kiếm những định hình, những khuôn mẫu của hiện tượng, quá trình xã hội, cơ cấu xã hội của xã hội. Một số tác giả nghiên cứu bối cảnh, tình huống và hệ thống giá trị nảy sinh, biến đổi, phát triển cùng với hoàn cảnh, điều kiện xã hội. Một số tác giả khác nghiên cứu để vạch ra mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội, những bất bình đẳng giữa các nhóm và cả những cái “không bình thường” trong quá trình tiến triển xã hội. Các tác giả khác nhau đều công khai thừa nhận hay ngầm hiểu rằng chủ thể nắm bắt bản chất của xã hội. “Cái xã hội” một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Gắn liền với khái niệm xã hội nêu trên là khái niệm về bản chất con người. Các lý thuyết xã hội học không quan tâm nhiều tới việc con người vốn là thiện hay ác. Điều chủ yếu là luận giải xem hành vi con người có lý trí hay không lý trí, có sáng tạo hay không sáng tạo, Con người có vị trì, vai trò như thể nào trong xã hội, Cá nhân có điều kiện để bộc lộ và phát triển. năng lực người tới đâu, Con người có thể thích nghi và tác động tới môi trường sống và hoàn cảnh lịch sử ra sao…

Lý thuyết xã hội học của C.Mác (1818-1883) chủ yếu bàn về sự vận động, phát triển của xã hội nhưng đã chi ra phương hướng tiếp cận đúng đắn, mối quan hệ “cá nhân – xã hội”, “hành động xã hội – cơ cấu xã hội”. Quan điểm duy vật biện chứng, CNDV lịch sử của Mác tỏ ra đặc biệt ưu việt trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của xã hội học. Ví dụ, Mác định nghĩa rằng bản chất con người trong thực tế là tổng hòa các quan hệ xã hội…Mác luôn nhấn mạnh quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội, và chỉ ta rằng hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng tới con người trong chừng mực con người tác động tới hoàn cảnh. Về mối quan hệ con người – xã hội, Mác đã từng viết, “xã hội tạo ra con người, nhưcon người, hệt như con người tạo ra xãhội”.

Quan điểm của Mác mở ra khả năng hiện thực trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn đối với xã hội học ngày nay. Xã hội học hoàn toàn có thể vận dụng các quan điểm của Mác vào việc nghiên cứu trả lời câu hỏi như làm thế nào có thể kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, của cộng đồng, của xã hội?… Nhưng, ở một số nước, phải mãi tới những năm 70 – 80, xã hội học Mácxít mới thực sự thoát thai từ triết học Mácxít, từ CNDV lịch sử để trở thành khoa học cụ thể, riêng biệt, độc lập, có vị trí xứng đáng trong hệ thông các khoa học xã hội và nhân văn góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế xã hội.

“Hành động xã hội -cơ cấu xá hội”

Nói đến hành động xã hội của con người là nói đến động cơ, mục đích, điều kiện, phương tiện thực hiện mục đích đã định. Có thể xem xét hành động xã hội với tư cách là tập hợp các lực lượng chả quan.bện trong (nhu cầu, tình cảm, ý thức…) và lực lượng bên ngoài (đối tượng, công cụ, ‘điều kiện, hoàn cành…). Các nhà xã hội học dùng khái niệm hành động xã hộiđể chỉ tất cả những hành vi và hoạt động của con người diễn ra trong khung cảnh lịch sử xã hội nhất định. Đó là hành vi có mục đích, có đối tượng, là hành động hướng tới người khác hay chịu ảnh hưởng của người khác. Khái niệm hành động cho rằng xã hội học lả khoa học lý giải hành động xã hội”.

Nói đến cơ cấu là nói đến hệ thống chính thể và mối liên hệ của các bộ phận cấu thành của nó. Cơ cấu xã hội còn gọi là cấu trúc xã hội là khuôn mẫu, hình dáng, thuộc tính của các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các điều kiện, các hoàn cảnh và các sản phẩm xã hội mà con người đã tạo ra. Cũng tương tự như đối với hành động xã hội, cơ cấu xã hội là tập hợp các lực lượng vật chất có thể nhìn thấy được như nhóm, tổ chức xã hội…và các lực lượng tinh thần khó nhìn thấy như hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, quyền lực xã hội…

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học – mối quan hệ giữa con người và xã hộithể hiện rõ trong việc xem xét vấn đề “hành động xã hội – cơ cấu xã hội”.

Khi mới ra đời ở Pháp, xã hội học được xác định là “khoa học về xã hội”, tức là khoa học nghiên cứu sự hình thành, biến đổi và chức năng của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Chẳng hạn, Comte cho rằng xã hội học là môn khoa học về tiến trình thay đổi của các xã hội. Theo Emile Durkheim (1858 – 1917), xã hội học nghiên cứu các “sự kiện xã hội” (Socialfacts”). Các sự kiện xã hội quy định hành động xã hội và đoàn kết các cá nhân để tạo ra trật tự xã hội. Khi nghiên cứu xã hội, Durkheim muốn biện minh cho sự cần thiết của “trật tự xã hội”. Nhưng, dường như xã hội học của Durkheim đã đặt xã hội nói chung, cơ cấu xã hội nói riêng đối lập với con người.

Khi “du nhập” vào một số nước khác, đặc biệt là vào Mỹ, xã hội học chuyển trọng tâm chú ý sang các vấn đề của cá nhân theo quan điểm “hãy trả lại con người cho xã hội học”. Homans cho rằng cần sử đụng triệt để các quy luật và nguyên lý tâm lý học để giải thích hành vi xã hội của con người. Bị ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi và tâm lý học xã hội, một số tác giả Mỹ xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội của con người và định nghĩa xã hội học là “khoa học về các cá nhân” và “khoa học về hành vi”.

Các nhà xã hội học Châu Âu lý giải các hiện tượng xã hội từ góc độ hệ thống xã hội. Họ đặt ra nhiệm vụ nhận thức quy luật tồ chức và vận hành xã hội. Trong khi đó, xã hội học Mỹ giải thích các vấn đề xã hội từ vị thế xã hội của cá nhân. Đối với họ, vấn đề là giải thích tại sao, trong khi theo đuổi những lợi ích cá nhân ích kỷ khác nhau, các cá nhân vẫn cùng nhau tạo ra được cơ cấu xã hội ổn định. Để minh họa ta có thể nhắc tới nghiên cứu của Talcof parsons và Robert Merton.

Lý thuyết của Parsons không những là một trong những lý thuyết tiêu biểu của trường phái xã hội học “cơ cấu – chức năng” mà còn là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả để giải quyết mối quan hệ giữa hành động xã hội và cơ cấu xã hội. Luận điểm cơ bản của Parsons là sự tồn tại của mỗi hệ thống do chức năng của hệ thống đó quy định. Theo ông, hệ thống nhân cách là một trong bốn tiểu hệ thống (văn hóa, kinh tế, xã hội, nhân cách) tạo thành hệ thống tổng thể xã hội. Ngoài khái niệm “nhằn cách”, Parsons sử dụng nhiều thuật ngữ “rất tâm lý học” như thích ứng, nhu cầu, mục đích… để nói về hành động xã hội và các chức năng của hệ thống xã hội.

Khi nghiên cứu vấn đề “kép” nêu trên, Robert Merton quan tâm tôi việc con người lựa chọn mục đích và phương tiện như thế nào để đạt được mục đích trong xã hội. Ông cho rằng, hành động người chỉ được coi là “mẫu mực”, “bình thường” khi mục đích và phương tiện thực hiện nó được xã hội chấp nhận, được xã hội coi là phù hợp. Điều đó cho thấy, hành động xã hội của cá nhân luôn gắn liền với cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội.

Từ những năm 1980 trở lại đây, xã hội học có xu hướng trở thành khoa học tổng hợp chủ yếu với tư cách là một khoa học sử dụng các thuật ngữ, khái niệm và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội.

“Vĩ mô – vi mô” và phương pháp luận xã hội học

Khi đối tượng nghiên cứu được xác định là các quy luật của các (hệ thống) xã hội thì xã hội học được gọi là xã hội học vĩ mô. Các lý thuyết của H. Spencer, K. Marx, M. Weber, G.Simmel, T.Parsons và một số người khác chủ yếu dựa vào phân tích xã hội học ở cấp kết cấu chỉnh thể của xã hội vì vậy thuộc về xã hội học vĩ mô. Chẳng hạn, Spencer coi hệ thống xã hội như là một cơ thể “siêu hữu cơ” gồm các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau nhằm đảm bảo duy trì, “nuôi sống” cơ thể xã hội. Các lý thuyết xã hội học chức năng – cơ cấu sau này cũng dựa vào các luận điểm như vậy. Xã hội là một hệ thống gồm các bộ phận chức năng hoạt động và biến đổi chủ yếu theo quy luật thích nghi và bằng con đường tiến hóa nhiều hơn là bằng con đường cách mạng.

Khi coi các hiện tượng của các cá nhân, các nhóm nhỏ (ví dụ, hành động xã hội và tương tác xã hội) là đối tượng nghiên cứu, thì xã hội học được gọi là xã hội học vi mô. Trong sồ các lý thuyết xã hội học vi mô, có thể kể tới lý thuyết về hành động xã hội, lựa chọn duy lý, trao đổi xã hội và thuyết tương tác tượng trưng… với những tác giả tiêu biểu như G.Mead, C.Cooley, H. Blumer E. Goffman, G.Homans, Habermas và những người khác. Ví dụ, Homans cho rằng có thể dùng quy luật hiệu quả, quy luật “thưởng – phạt” để giải thích tương tác người và hành vi xã hội của các cá nhân. Con người có xu hướng lập lại các hành vi, hoạt động mà nhờ chúng họ được thưởng dưới các hình thức khác nhau. Goffnan, tác giả của lý thuyết kịch trong xã hội học, cho rằng các cá nhân hành động giống như các diễn viên trên sản khấu. Họ đóng các vai khác nhau nhằm tạo ra ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp về mình ở trong con mắt người khác.

Tương tự như “cá nhân – xã hội” và “hành động xã hội – cấu trúc xã hội”, chủ đề “vĩ mô – vi mô” liên quan mật thiết tới vấn đề lý luận và đặc biệt là phương pháp luận. Các nhà nghiên cứu phải đương đầu với câu hỏi: xã hội học chủ yếu là phân tích “vi mô”, “vĩ mô” hay là cả hai? Những lập luận ở mục trên giúp ta tỉnh táo để không vội trả lời thẳng câu hỏi này. Trên thực tế, ta rất khó lựa chọn một trong ba phương án trả lời đã có sẵn. Thực chất việc phân chia xã hội học thành vĩ mô và vi mô chỉ mang tính chất tương đối, ước lệ, nhưng lại đẻ ra những khó khăn cần khắc phục.

Vấn đề nan giải của các nhà xã hội học vĩ mô là những thay đổi ở cấp xã hội, dân tộc, tổ chức thường trải dài theo thời gian và không gian, thường diễn ra rất chậm chạp, khó quan sát, khó nắm bắt. Do đó ta rất khó áp- dụng các phương pháp trắc nghiệm đối với những giả thuyết khoa học rút ra từ các khái niệm, các lý thuyết của xã hội học vĩ mô.

Các nhà xã hội học vi mô nghiên cứu những hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống thường ngày của các cá nhân. Vấn đề hóc búa của xã hội học thuần túy vi mô không chỉ ở chỗ các hiện tượng cá nhân diễn ra rất năng động tinh vi, phức tạp, cũng không phải chỉ ở chỗ các cá nhân cụ thể hành động rất khác nhau mà là hành vi của cá nhân dường như bị “bàn tay vô hình” xếp đặt. Chẳng hạn, các nhà kinh tế học cho rằng “bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường có khả năng chi phối hành vi của khách hàng và các quyết định quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Các nhà xã hội học cho đó là “bàn tay vô hình” của cơ cấu xã hội, thực chất là của hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị…

Một mặt, xã hội học vi mô rất khó giải thích hành vi xã hội của hàng nghìn hay hàng triệu cá nhân nếu không sử dụng cách tiếp cận vĩ mô. Khi nghiên cứu về dư luận xã hội, về ảnh hưởng của đổi mới kinh tế tới thu nhập và việc làm của người dân thành thị, các chuyên gia phải dựa vào tập hợp mẫu và cách tính “trung bình”. Mặt khác, nhiều hành vi diễn ra ở cấp cá nhân nhưng lại có tầm ảnh hưởng ở cấp vĩ mô. Ví dụ, quyết định của các vị anh hùng, các vĩ nhân, các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng sâu, rộng tới toàn xã hội. Rõ ràng, hành động của họ có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi cá nhân, “vi mô” để lại hệ quả nhiều mặt và lâu dài đối với hàng triệu cá nhân và nhiều thế hệ, tức là phạm vi “vĩ mô”.

Cần thấy rằng, không chỉ có tương tác cá nhân mới diễn ra ở cấp vi mô mà ngay cả các quá trình của cơ cấu xã hội và thiết chế xã hội cũng diễn ra ở cấp vi mô. Ví dụ, những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước có thể quan sát thấy ở hoạt động kinh tế của các nhà doanh nghiệp. Bản thân các tổ chức xã hội cũng có thể được phân tích với tư cách là chủ thể xã hội có nhu cầu, mục đích và các nguồn để hành động theo kế hoạch đã xác định.

Các nhà nghiên cứu có xu hướng kết hợp cả hai cấp phân tích vĩ mô và vi mô.Việc đặt xã hội học vĩ mô đối lập xã hội học vi mô đang lùi vào dĩ vãng. Trong những thập kỷ gần đây, một số nhà nghiên cứu như Pierre Bourdieu, James Colèman, Jon Elster… đã cố gắng đưa ra những giải pháp theo hướng “tổng – tích hợp” xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô. Chẳng hạn, một số nhà nghiên cứu nói tới cấp phân tích “trung gian” giữa vĩ mô và vi mô như nhóm, tập hợp mẫu và nghiên cứu tình huống…

Nhưng ngay cả khi sử dụng cấp phân tích trung gian như nhóm thì vẫn còn khó khăn phải giải quyết. Thứ nhất, các hiện tượng, quá trình của nhóm không đơn thuần do hành vi của mỗi cá nhân gộp lại. Thứ hai, so với cá nhân thì nhóm vẫn là vĩ mô. Các nhà xã hội học cần đặt trọng tâm nghiên cứu vào mối quan hệ giữa con người và xã hội để và tìm ra cơ chế chuyển đổi, “quá độ” cấp phân tích từ “vĩ mô” sang “vi mô”, từ nhóm sang cá nhân.

Tóm lại, cách giải quyết các chủ đề cơ bản như “con người – xã hội”’, “hành động xã hội – cơ cấu xã hội” và “vĩ mô – vi mô”… phụ thuộc vào quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội. Chẳng hạn, theo chúng tôi, câu hỏi nghiên cứu lý luận và thực nghiệm xã hội học là hành động có mục đích, có ý thức, có đối tượng của con người tác động như thế nào tới xã hội nói chung và cơ cấu xã hội nói riêng. Hoàn cảnh, điều kiện xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động thực tiễn và hành động của con người. Xã hội học có nhiệm vụ không ngừng vận đụng, phát triển các thuật ngữ, khái niệm, lý thuyết, phạm trù và phương pháp nghiên cứu, cũng như thu thập các bằng chứng xã hội học về mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là quy luật nảy sinh, phát triển mối quan hệ giữa xã hội và con người có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và phương pháp luận mà còn trong việc thiết lập mối quan hệ của nó với các khoa học khác.

Quan hệ giữa xã hội học và triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa xã hội học với triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học. Triết học Mác – Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Mácxít. Các nhà xã hội học Mácxít vận dụng CNDV lịch sử và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Trong quan hệ với triết học, các nhà xã hội học tránh hai quan niệm cản trở sự phát triển xã hội học. Quan niệm thứ nhất cho rằng xã hội học ngày nay “không phải như là một khoa học riêng lẻ đã hình thành” mà như là một bộ phận của triết học. Quan niệm này đã đồng nhất nghiên cứu lý luận xã hội học đại cương với chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc giải thích đời sống xã hội. Một số tác giả trước đây đã coi các nghiên cứu xã hội học cụ thể là sản phẩm của “chủ nghĩa thực chứng sơ khai”, là biểu hiện của môn khoa học xã hội tư sản. Trên thực tế, quan niệm như vậy đã làm ngưng trệ quá trình hình thành xã hội học như một ngành khoa học độc lập vào những năm 1930-1960 ở một số nước. Quan niệm đó đã để lại hậu quả lâu dài làm gián đoạn việc kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo và tư tưởng, khái niệm và phương pháp luận xã hội học do Marx, Engels, Lênin và những người cùng chí hướng đã nêu ra từ thế kỷ XIX đến nay.

Quan niệm thứ hai đặt xã hội học biệt lập hay đối lập với triết học. Những người theo quan niệm này lập luận rằng, xã hội học đã ra đời với tư cách là một khoa học cụ thể, đốilập với triết học tư biện, kinh viện, giáo điều, bất lực trướcnhững vấn đề mới mê nảy sinh từ đời sống kinh tế, chính trị xã hội ở Châu Âu thế kỷ XIX. Theo truyền thống đó, xã hội học không ngừng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, “thực chứng” để giải đáp những vấn đề của thực tiễn cuộc sống xã hội. Nói cách khác, xã hội học không có mối liên hệ gì đáng kể với triết học. Thực chất quan niệm này cố tình làm ngơ trước một thực tế là xã hội học bao giờ cũng có tính triết học và tính tư tưởng. Tính triết học của xã hội học thể hiện ở chỗ nó tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội và nhận thức quy luật chung của vận động phát triển con người và xã hội. Lý thuyết xã hội học của Marx là một ví dụ.

Tính triết học trong xã hội học gắn liền với thế giới quan, hệ tư tưởng và tính giai cấp Các nhà xã hội học Mác-xít xây dựng học thuyết xã hội học trên lập trường CNDV biện chứng về lịch sử, xã hội và con người, và luôn coi triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận vả vũ khí tư tướng trong công cuộc xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

Mối quan hệ giữa xã hội học và triết học có tính biện chứng. Các nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin và phát hiện các vấn đề, bằng chứng mới làm phong phú kho tàng tri thức và phương pháp luận triết học. Nắm vững tri thức xã hội học Mác-Lênin giúp ta vận dụng một cách sáng tạo tri thức triết học Mác-Lênin vào hoạt động thực tiễn cách mạng.

Quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học và sử học

Nội dung và tính chất của mối quan hệ này phụ thuộc vào cách giải quyếtvấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Trên thực tế, dựa vào tiếp cận vĩ mô, một số tác giả phủ nhận vai trò của tâm lý học trong giải quyết các vấn đề của xã hội học. Chẳng hạn, với quan điểm hiện tượng xã hội phải được giải thích bằng hiện tượng xã hội, Durkheim đã lần lượt bác bỏ tất cả các học thuyết tâm lý học khi ông giải thích nguyên nhân của nạn tự tử. Weber cho rằng xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu hành động xã hội của các cá nhân. Nhưng theo ông, chỉ có thể hiểu hành động xã hội qua việc giải nghĩa của hoàn cảnh xã hội gồm các yếu tố lịch sử, văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực…

Nói cách khác, sử học, chứ không phải tầm lý học, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu xã hội học.Dựa vào tiếp cận vi mô, một số tác giả như Homans, Mead cho rằng cần sử dụng triệt để tâm lý học để giải thích các hiện tượng, quá trình xã hội. Họ lập luận rằng, vì hành động của con người, tương tác giữa các cá nhân là nền tảng “vi mô” của các quá trình xã hội và cơ cấu xã hội nên các quy luật tâm lý cá nhân phải là những nguyên lý nghiên cứu cơ bản của xã hội học.

Kết quả của tình thế giằng co, “tiến thoái lưỡng nan” này là một mặt, tâm lý học xã hội trở thành một chuyên ngành, một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của cả tâm lý học và xã hội học. Mặt khác, nghiên cứu so sánh lịch sử xã hội trở thành một trong những chuyên ngành thu hút sự chú ý của nhiều nhà xã hội học. Cách tiếp cận lịch sử – văn hóa, các phương pháp, khái niệm và bằng chứng sử học ngày càng xuất hiện nhiều trong nghiên cứu xã hội học.

Có ý kiến cho rằng, tuy cùng nghiên cứu xã hội, xã hội học khác với sử học ở chỗ sử học nghiên cứu nó trong quá khứ, còn xã hội học nghiên cứu nó trong hiện tại. Điều đó không thật đúng. Các khoa học xã hội, gồm cả sử học và xã hội học, chủ yếu nghiên cứu những gì đã xảy ra (vừa xảy ra hay đã xảy ra từ lâu) để nhận thức cái hiện tại và dự báo cái sắp xảy ra, sẽ xảy ra.

Có thể dựa vào định nghĩa của chúng tôi để xác định vị trí của xã hội học trong quan hệ với các khoa học khác, cụ thể là với tâm lý học và sử học. Xã hội học không bị tâm lý học áp đảo vì nó không tập trung nghiên cứu về cá nhân (hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân). Xã hội học không bị sử học lấn át vì nó không tập.trung nghiên cứu về các sự kiện lịch sử xã hội cụ thể, đặc thù trong quá trình vận động, phá triển theo thời gian.Xã hội học cũng không phải là “khoa học nửa nọ, nửa kia” nó không nghiên cứu theo kiểu “mỗi thứ một tý”, tức là vừa nghiên cứu con người vừa nghiên cứu xã hội, một cách biệt lập nhau. Xã hội học là khoa học tương đối độc lặp nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.