Thông báo khẩn về việc làm bằng B anh văn

Mình đăng thông báo này sẽ thông báo với mọi người là mình sẽ không làm bằng cho mọi người được vì lâu này mình nhầm và chủ quan với những thông tin trên tấm bằng đã có (mình đã xem), việc nhầm lớn nhất là tấm bằng B anh văn mình giới thiệu là của “trung tâm ngoại ngữ – bồi dưỡng kiến thức Đông Á” hoàn toàn không phải là tấm bằng của trường cao đẳng Đông Á. Đây là 2 điều hoàn toàn khác, mình đã tìm hiểu kỹ do câu hỏi đặt ra là “thật hay giả” và mình không muốn có sai sót để mọi người trách mình. Thật ra mình đã vô tình lừa mọi người vì thấy người bạn làm rồi nên giới thiệu, hơn nữa mình đã thi rồi nên không làm nên không tìm hiểu liền may mà vẫn còn kịp không thì hối hận không kịp rồi, thông tin mình tham khảo được mọi người vào xem hoặc tìm hiểu thêm với thông tin “Trung tâm ngoại ngữ – bồi dưỡng kiến thức Đông Á” là nơi cấp bằng mà mình đã giới thiệu mọi người làm.
Thành thật xin lỗi mọi người!

Link:

[You must be registered and logged in to see this link.]


Nội dung của bài viết:

21/4/2006 9:03 PM giờ Hà Nội
Mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả: Không chỉ dừng ở những cái giá được rao

Trong dư luận từ lâu đã tồn tại những thông tin về việc mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các loại trên địa bàn Hà Nội. Chỉ cần đưa tiền, ảnh… sau vài ngày, thậm chí chỉ sau 1 ngày là có được chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, rõ ràng tên tuổi, dấu tròn son đỏ… cho bất cứ trình độ nào từ A, B đến C, thậm chí cả chứng nhận TOEFL, IELTS và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ… Những câu hỏi về hiện tượng phạm pháp này đã được phần nào trả lời khi lực lượng chức năng vào cuộc.

Có giá cho mỗi loại chứng chỉ, chứng nhận

1. Kiến thức được “ghi nhận” với giá vài chục, vài trăm nghìn đồng…

Khi khách có nhu cầu đến hỏi mua, Đặng Thị Như Quỳnh (sinh viên tại chức năm thứ 2, khoa Xã hội học, ĐH KHXH &NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) ra giá: “Loại của Bộ, 180.000 một chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, 35.000 một chứng chỉ tin học. Nếu lấy loại của Trung tâm ngoại ngữ- bồi dưỡng kiến thức Đông á thì 230.000 một chứng chỉ. Loại của UNESCO thì 230.000 đồng…”. Trực tiếp đứng ra bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, như một món hàng rao giá ngoài chợ, nhờ “tư cách” làm tạm thời cho trung tâm Ngoại ngữ Tin học ở Ký túc xá Mễ Trì, đối tượng Quỳnh bị cơ quan công an phát hiện khi dò tìm và triệt phá một đường dây lớn chuyên mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả.

Trong thời gian khoảng từ tháng 8/2004 đến tháng 3/2006, trung tâm Ngoại ngữ Tin học ở ký túc xá Mễ Trì đã nhận làm khoảng 600 chứng chỉ tin học và 400 chứng chỉ ngoại ngữ các loại. Một cơ sở trong số rất đông cơ sở đào tạo tin học, ngoại ngữ rải rác khắp địa bàn Hà Nội (gồm cả trung tâm có phép và hoạt động không phép) mà còn bán được số lượng chứng chỉ như vậy thì con số chính xác tổng lượng chứng chỉ được bán ra quả là khó thống kê. Theo thông tin từ cơ quan điều tra thì qua những ghi chép trên sổ sách của các đối tượng mà trung tâm và liên kết đào tạo từng thực hiện việc cấp chứng chỉ và mua-bán các loại chứng chỉ lên đến con số hơn 1 vạn chiếc các loại.

Qua điều tra, cơ quan công an cũng đã phát hiện ra một số cơ sở hoạt động chui, mua bán danh nghĩa. Đáng nói là một số đối tượng mở trung tâm tin học ngoại ngữ lấy danh nghĩa giám đốc, phó giám đốc… hẳn hoi nhưng không có đủ trình độ để đảm nhiệm vị trí công việc ấy mà vẫn ký vào chứng chỉ rất oai, thậm chí trình độ tin học, ngoại ngữ “lờ tờ mờ” nhưng lại ký vào chứng chỉ trình độ A, B, C… Hiện tượng này được khui ra khi phát giác những cơ sở hoạt động chui và các đối tượng chuyên bán, làm giả chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C và chứng chỉ tin học bị làm giả để bán kiếm lời, ngay cả những chứng chỉ chuyên môn như: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ cũng được mua- bán khá dễ dàng với giá từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng. Các chứng chỉ thuộc loại “uy tín” như TOEFL, IELTS cũng được mua bán, tất nhiên là với giá đắt hơn nhiều so với giá chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Theo thông tin từ cơ quan điều tra thì đối tượng bán các loại chứng chỉ “quốc tế” này thu tiền triệu.

Một dạng “đục nước béo cò” khác cũng đã được phát hiện, đó là việc các cơ sở tự in “phôi” với những nội dung đánh lận con đen, trên in dòng chữ tiếng Anh: “Chứng chỉ”, nhưng ngay dưới lại đề tiếng Việt: “Chứng nhận”. Kiểu in chữ mập mờ này vừa tỏ vẻ “hoành tráng” cho “phôi”, vừa đánh lừa thị giác những người sính “văn bằng chứng chỉ” có chút tiếng nước ngoài.

Bên cạnh các loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ có “phôi” (theo mẫu chung) mua từ Bộ GD &ĐT , một số cơ sở đào tạo được phép in giấy chứng nhận để cấp cho người học. Nhưng thực tế lại xảy ra sự “ngược đời”, đó là nhiều khi giấy chứng nhận được các “khách hàng” mua đắt hơn cả chứng chỉ làm giả trên “phôi” của Bộ. Qua thu giữ tang vật của cơ quan điều tra cho thấy, nhiều dạng giấy chứng nhận được in rất đẹp (tạo cảm giác tin cậy) được nhiều người tìm mua.

2. Trung tâm “mẹ” đẻ trung tâm “con”

Có cầu thì có cung. Không chỉ đến bây giờ trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ mới đắt khách. Từ nhiều năm qua, các trung tâm mọc lên như nấm. Trung tâm “mẹ” đẻ ra trung tâm “con”, trung tâm “con” lại đẻ ra trung tâm “cháu”. Chỉ cần một trung tâm có “chức năng”, có phép, là có thể liên kết để “đẻ” ra các điểm nhận đào tạo và …bán chứng chỉ. Chẳng thế mà khi cơ quan công an điều tra muốn tìm một người thực sự có chức năng mở trung tâm và ký tên vào chứng chỉ, có khi phải “hỏi” qua bao nhiêu trung gian, tìm qua bao nhiêu đối tác, qua bao nhiêu người mới lần ra.

Cứ như việc UNESCO quyết định thành lập một cơ sở đào tạo ngoại ngữ thì chính cơ sở này lại “đẻ” ra cơ sở đào tạo ngoại ngữ trực thuộc, rồi lại có cơ sở ngoại ngữ trực thuộc nữa… Các trung tâm dưới danh nghĩa của UNESCO thậm chí lên tới hơn 10 địa chỉ. Một cơ sở có được chức năng đào tạo rồi đi liên kết mở ra hàng loạt trung tâm và đội ngũ “ăn theo” ở phạm vi tới 15 tỉnh, thành phố. Lợi nhuận kiếm dễ dàng đã tạo nên những xâu chuỗi kết dính ấy. Cán bộ điều tra cũng cho biết thêm rằng cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học ở các tỉnh liên kết với các trung tâm tại Hà Nội cũng nhiều. Thậm chí những liên kết này không có tư cách pháp nhân, nghiễm nhiên trở thành liên kết ma, chủ yếu để mua bán chứng chỉ. Các công ty, trung tâm ma thành lập ra không phải để dạy mà để mua bán chứng chỉ. Ví dụ: Trung tâm ngoại ngữ tin học Bách Khoa (173 Lương Thế Vinh,Thanh Xuân), Trung tâm tin học (ngõ 33 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng). Có cơ sở cũng tổ chức dạy nhưng cũng bán cả chứng chỉ. Ví dụ, trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng tin tức Đông Á (Thuộc Hội Khoa học Công nghệ Việt Nam), cơ sở này có dạy tin học, không dạy ngoại ngữ nhưng cấp hết cả chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Một điều tra viên cho biết: “Chúng tôi chưa khẳng định cả 100% trung tâm tin học, ngoại ngữ mua- bán chứng chỉ, nhưng tất cả các trung tâm qua điều tra, kiểm tra thì đều tổ chức mua- bán dưới cách thức rất đơn giản”.

Mua bán chứng chỉ đã diễn ra lộ liễu tới mức nực cười khi cơ quan công an đang khám xét trung tâm thì có sinh viên tự xưng vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương đến hỏi mua chứng chỉ tin học để đi xin việc. Vậy là có hai tình trạng phổ biến: Học thật- làm chứng chỉ rởm (có tham gia học nhưng khi lấy chứng chỉ thì không thi mà nộp tiền để mua) và học rởm- làm chứng chỉ rởm (không đi học một giờ nào nhưng vẫn lấy được chứng chỉ). Không dạy vẫn cấp chứng chỉ, đó là một tình trạng khá phổ biến. Điều tra viên cũng cho biết khi kiểm tra đã thấy rằng quá nửa số người có chứng chỉ (lưu trong sổ sách của các đối tượng) nhưng không biết đến một giờ học ngoại ngữ, tin học ở trung tâm.

Đánh giãn… ao bèo

Cho tới thời điểm này thì cơ quan công an đã bắt và đề nghị khởi tố một số đối tượng trong đường dây cung cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả. Trong đó, các đối tượng hoạt động theo một cách thức chung là “ăn theo dây”, ít đối tượng hoạt động một mình. Và tất nhiên, chính những người mua chứng chỉ cũng phải trả tiền cho nhiều trung gian, vòng vo theo nhiều cấp môi giới và bán hàng. Đặng Thị Như Quỳnh (đã nói đến ở số báo trước) khai rằng mua chứng chỉ cho “khách hàng” từ Đào Hồng Điệp (Phúc Tân, Hoàn Kiếm), nhưng khi tìm ra Điệp thì Điệp lại chỉ đã mua “hàng” từ Trần Thị Thuỷ (Trung tâm tin học ngõ 33, Lê Thanh Nghị), Thuỷ cũng không phải gốc nơi cung cấp “hàng” mà là mua lại của Hà Việt Bắc (Số 11, ngách 31/1, Tổ 53, phố Phan Đình Giót).

Đường dây mua đi bán lại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ này cho thấy một kiểu “kinh doanh” khá béo bở mà các đối tượng thản nhiên thực hiện. Trần Thị Thuỷ (ở P407, nhà D2, tập thể 8/3, phường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một đối tượng lập trung tâm trái phép. Khi khám xét công an đã phát hiện những chứng chỉ ngoại ngữ và tin học được làm để bán với đủ loại. Chứng chỉ ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Trung… và đặc biệt có cả chứng chỉ tiếng Hàn Quốc (sẽ đề cập cụ thể trong một bài báo khác). Chứng chỉ tiếng Trung và tiếng Anh C được đối tượng bán với giá 180.000đ- 250.000đ/ chứng chỉ. Riêng chứng chỉ tin học mua gốc với giá 15.000đ, nhưng mua đi bán lại qua nhiều trung gian, nên khi đến tay người mua giá có thể từ 50.000 đ đến 80.000đ/ chứng chỉ.

Cũng đã khởi tố Hà Việt Bắc- đối tượng được coi là một đầu mối cung cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả- về tội: Làm giả con dấu, giả tài liệu của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Khám nhà đối tượng này, cơ quan điều tra đã phát hiện thấy việc làm giả chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng nhận nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ… Bắc khai đã lấy “phôi” bằng từ trung tâm UNSU của UNESCO. Nhưng theo điều tra viên thì có khả năng làm giả toàn bộ, sau khi phát hiện có công an khám và điều tra thì Bắc đã có dấu hiệu tiêu huỷ con dấu. Theo một nguồn tin riêng của PV báo GD &TĐ thì ban đầu Bắc cũng khai đã làm con dấu giả, nhưng sau đó đã phủ nhận lời khai ban đầu. Bắc cũng đã khai rằng: Các mẫu dấu, chứng chỉ làm giả đều được cung cấp từ Cường (Trung tâm tin học ngoại ngữ tại 173, đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Đó là Phan Ngọc Cường, đối tượng này đã thừa nhận những sai phạm gồm: Việc mở trung tâm trên là hoạt động không phép, không có tư cách pháp nhân; Một chứng chỉ ngoại ngữ (A, B) được bán với giá 180.000 đồng-220.000đồng, một chứng chỉ ngoại ngữ C giá 250.000 đồng. Một chứng chỉ tin học giá 50.000 đến 80.000đồng. Người có nhu cầu mua không cần thi, chỉ đưa tiền, ảnh rồi được hẹn từ 1 đến 3 ngày quay lại lấy chứng chỉ. Nhiều chứng chỉ sử dụng “phôi” của Bộ GD&ĐT nhưng trung tâm dán ảnh, đóng dấu. Lại có những chứng chỉ có dấu đỏ của UNESCO…

Một đối tượng khác cơ quan công an điều tra thấy đã liên kết với một số tổ chức, cá nhân để hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ. Con số học viên của những trung tâm này cũng không phải ít: Công ty tin học HiTech, Thanh Hoá (110 học viên), Trung tâm tin học thuộc trường Trung học lương thực thực phẩm Đồ Sơn, Hải Phòng (130 học viên), Trung tâm tin học Phương Đông, Ninh Bình (60 học viên), Trung tâm tin học Hồng Việt thuộc hội Khuyến học Ninh Bình (56 học viên), Công ty Phương Đông- Hoàng Phú, Phú Diễn, Hà Nội (80 học viên), Trung tâm HPT 173, Lương Thế Vinh, Hà Nội (370 học viên), Trung tâm tin học 939, Tp. Việt Trì (25 học viên).

Nếu nói như nhận định của đội trưởng đội giáo dục (phòng an ninh văn hoá, công an thành phố Hà Nội): Việc phát hiện và đấu tranh với các đối tượng mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thời gian qua cũng có thể ví như đánh để cho “ao bèo” giãn ra, nếu không xem xét gốc rễ của hiện tượng này thì rất có thể chỉ sau một thời gian “ao bèo” sẽ co lại. Vấn đề “gốc rễ” này xin đề cập đến trong bài viết ở số báo khác.

Hoàng Minh

Ảnh: Những văn bằng chứng chỉ giả bị phát hiện trong một đường dây.

Link 2:

[You must be registered and logged in to see this link.]


Nội dung bài viết:
‘Chợ chứng chỉ’: Nhà quản lý ‘không nghe, không thấy’
Cập nhật lúc 08:50, Thứ Ba, 19/09/2006 (GMT+7)
,
(VietNamNet) – Cả Bộ GD-ĐT lẫn các cơ quan chủ quản của các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học có đều có những quy chế khá chặt chẽ về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên. Nhưng sai phạm vẫn diễn ra ngang nhiên và phổ biến. Lý do chính là vì sự thiếu sát sao trong kiểm tra, giám sát. Các nhà quản lý thì “không nghe, không thấy”.

“Trung tâm như cỏ dại, mọc lên không ai biết…”

Phôi chứng chỉ tin học và ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT . Ảnh: LH

Theo Thông tư 01 và Thông tư 15 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ tại chức và Tin học ứng dụng (từ đây gọi tắt là Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học) thì tất cả các Trung tâm này muốn tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ đều phải có tờ trình với các cơ quan quản lý trực tiếp là các trường ĐH hoặc Sở GD-ĐT.

Nếu trung tâm thực sự có nhu cầu (nguồn tuyển sinh tương đối đông, thường xuyên, ổn định) và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ quản lý và giáo viên, các cơ quan quản lý trực tiếp sẽ báo cáo lên Bộ GD-ĐT để được xem xét cấp giấy phép hoạt động.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, chỉ có các trung tâm trực thuộc một số trường ĐH và 3 đơn vị gồm Trung tâm Hỗ trợ Phát triển nghiên cứu ứng dụng Tin học Ngoại ngữ (Hội Khuyến học), Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và phát triển tài năng ALLIANZ (Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á) và Trung tâm đào phát triển nguồn nhân lực (Hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) là được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.

Nhưng trên thực tế, hiện nay có rất nhiều trung tâm thuộc các cơ quan, đoàn thể, hội nghề nghiệp… không hề được sự cho phép của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn tự ý tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho học viên. Những chứng chỉ này không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và không được Bộ GD-ĐT công nhận.

Ông Nguyễn Danh Tình, chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD-ĐT khẳng định: “Không được phép của cơ quan quản lý giáo dục mà vẫn tự ý cấp chứng chỉ cho học viên là sai quy định”.

Ông Tình cũng cho biết thêm, Bộ đã nhiều lần phối hợp với cơ quan công an để kiểm tra và xử lý các cơ sở sai phạm nhưng không thể xử lý hết được vì “các trung tâm này như cỏ dại, mọc lên lúc nào không ai biết, rất khó kiểm soát”.

Bên cạnh đó, ông Tình cho rằng, Bộ đã phân cấp cho các Sở GD-ĐT quản lý các trung tâm này nên các Sở có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo lại.

Thực ra thì chẳng phải đi kiểm tra đâu xa, dọc theo đường Tạ Quang Bửu nằm sát bên Bộ GD-ĐT, cách cổng Bộ chỉ vài chục mét, có một dãy các trung tâm “tự phát” sẵn sàng “bán trọn gói” chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học với giá vài trăm ngàn đồng nhưng Bộ vẫn khẳng định chưa hề “mắt thấy, tai nghe” các sai phạm này.

Chúng tôi đã được một nhân viên ở trung tâm thuộc Công ty Cổ phần Giáo dục nằm ngay sát Bộ “gạ gẫm” thi lấy bằng với lời hứa “dù trình độ kém thế nào cũng chắc chắn đạt loại khá”.

Bạn V.Anh (Cầu Giấy) cho biết nhóm của bạn có 5 người, đều vừa tốt nghiệp ĐH đến đây mua trọn gói bộ chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ với giá 300.000 đồng.

Trong khi đó, ông Tình vẫn khẳng định “Các trung tâm đó chỉ luyện thi (đại học – PV) thôi chứ không tổ chức thi cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học”.

Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi thấy có một trung tâm đã rao bán cả chứng chỉ của Bộ nhưng ông Tình vẫn khẳng định chắc chắn rằng: “Cho đến thời điểm này, Bộ cũng như cơ quan công an chưa phát hiện ra phôi chứng chỉ giả của Bộ. Nếu có phát hiện sai phạm thì Bộ cũng không thể giải tán hay đóng cửa trung tâm mà đây là việc của các cơ quan hành pháp”.

Không sai vì không thuộc Bộ!
Các trung tâm ngoại ngữ, tin học cung cấp dịch vụ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở đường Tạ Quang Bửu (Hà Nội). Ảnh: LH
Vừa qua, Bộ Nội vụ phát hiện một số chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học có dấu hiệu sai phạm của các ứng viên trong kỳ thi tuyển công chức của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và đã đề nghị Bộ GD-ĐT thẩm định.

Qua kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác định trong số đó, có hàng chục chứng chỉ do Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng UIA, Công ty Cổ phần Giáo dục, Trung tâm bồi dưỡng ngôn ngữ và kiến thức Đông Á và Trung tâm Ngoại ngữ tin học UDP cấp là sai quy định. Những cơ sở này chưa được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.

Tuy nhiên, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng UIA lại nêu lý lẽ: “Các trung tâm thuộc UIA không giảng dạy theo chương trình của Bộ GD-ĐT nên không cần xin giấy phép của Bộ. Bộ và các Sở GD-ĐT không quản lý được chương trình dạy và học thì tại sao lại quản lý việc cấp chứng chỉ?”

Theo ông Khanh thì UIA trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, một trong các chức năng là phổ cập tin học không chuyên nhưng nếu cấp chứng chỉ của Bộ GDĐT thì đã trở thành đào tạo chuyên nghiệp.

Khi tôi đưa hai chứng chỉ mua được tại một trung tâm thuộc UIA, có dấu đỏ và chữ ký của ông Khanh, ông xem rất kỹ và xác nhận đây là chứng chỉ thật, do UIA cấp.

Ông Khanh cũng khẳng định là UIA có sự giám sát, quản lý tương đối chặt chẽ đối với các trung tâm thành viên. Nhưng đến khi tôi trình bày về sự lộn xộn của trung tâm này trong việc cấp chứng chỉ, ông Khanh lại không hề hay biết.

Theo quy chế của UIA, các đơn vị thành viên khi tổ chức thi và xin cấp chứng chỉ phải tuân thủ các quy định sau: Mỗi thí sinh trước khi thi phải được cấp phát giáo trình, đề cương môn thi; Phải báo cáo và niêm yết danh sách thí sinh xin dự thi trước ít nhất là một tuần, đăng ký lịch thi lên phòng giáo vụ Liên hiệp.

Tuy nhiên, như đã phản ánh ở bài trước, chúng tôi đến đăng ký, nộp tiền xong là bị “tóm” vào thi luôn, không có phát tài liệu, cũng chẳng ôn tập. Phòng thi lại chính là phòng đăng ký nhận hồ sơ, người qua lại nói chuyện ầm ĩ. Không làm được câu nào có ngay “thầy giáo” bên cạnh nhắc. Bài làm xong “giám thị” (tức là người phát đề cho tôi) thản nhiên chữa lỗi luôn vào bài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Khanh khẳng định UIA có cơ chế giám sát, quản lý các đơn vị thành viên khá chặt chẽ. Nếu phát hiện có sai phạm, trung tâm sẽ bị phạt hành chính tối thiểu 10 triệu đồng, giám đốc trung tâm và giáo viên chấm thi, cán bộ coi thi bị tịch thu bằng và bị truy tố trước pháp luật. Ông dẫn ra ví dụ năm 2005 UIA phối hợp với PA25 kiểm tra và đóng cửa 6 trung tâm thành viên vi phạm.

Thiệt thòi: Học viên gánh!

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cả Bộ GDĐT lẫn các cơ quan chủ quản của các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học có đều có những quy chế khá chặt chẽ về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên.

Nhưng sai phạm vẫn diễn ra ngang nhiên và phổ biến. Lý do chính là vì sự thiếu sát sao trong kiểm tra, giám sát. Các nhà quản lý thì “không nghe, không thấy”.

Cuối cùng, người thiệt thòi nhất vẫn là học viên bởi họ không thể biết được đâu là trung tâm “xịn”, đâu là trung tâm “dởm”, trung tâm nào làm ăn nghiêm túc, trung tâm nào lộn xộn. Kể cả muốn thi nghiêm túc xem ra cũng khó. Ai có thể làm liền một lúc cả bài thi Ngoại ngữ và Tin học trong một căn phòng ồn ào mà chưa hề có sự ôn tập, chuẩn bị trước?

Nhưng theo như ông Vũ Thế Khanh, nếu phát hiện sai phạm thì UIA sẽ thu hồi toàn bộ chứng chỉ đã cấp mà không có chính sách hỗ trợ lệ phí thi lấy chứng chỉ lại cho học viên bởi vì “UIA chỉ quản lý hành chính, còn tài chính là mỗi đơn vị thành viên tự thu. Vì thế học viên phải… tự đấu tranh với các trung tâm để đòi quyền lợi”.

Còn ông Nguyễn Danh Tình, chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên thì “khuyên”: “Học viên muốn thi thì phải đi tìm hiểu xem trung tâm nào được phép, trung tâm nào không”. Khi chúng tôi hỏi: Tìm hiểu bằng cách nào? Thì ông Tình trả lời: “Lên Sở GD-ĐT địa phương hoặc yêu cầu trung tâm cho xem giấy phép”.

Vấn đề đặt ra là: Liệu có trung tâm nào đồng ý cho học viên xem giấy phép hoạt động không? Và nếu lên Sở thì học viên phải tìm gặp ai, phòng nào, ban nào để hỏi? Có lẽ, các cơ quan quản lý nên công khai danh sách các trung tâm đã được cấp giấy phép ở từng tỉnh, thành phố lên website của mình để tiện cho người dân dễ tra cứu.

Danh sách các Cơ sở đào tạo Ngoại ngữ, Tin học tại HN được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép hoạt động và tổ chức thi, cấp chứng chỉ:

1. Sở GD-ĐT HN.

2. Các trường ĐH: ĐH Ngoại ngữ HN, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ HN, ĐH Công đoàn, HV Ngân hàng, HV Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Sư phạm I, HV Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HV Báo chí Tuyên truyền, ĐH Giao thông vận tải.

3. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển nghiên cứu ứng dụng Tin học Ngoại ngữ (thuộc Hội Khuyến học VN).

4. Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và phát triển tài năng ALLIANZ (thuộc Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á).

5. Trung tâm đào phát triển nguồn nhân lực (thuộc Hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập).

Lan Hương

Trước hết cho H xin lỗi mọi người vì chuyện này, trong chuyện này H chưa tìm hiểu kỹ nên mới thông báo với mọi người như vậy.Mình đăng thông báo này sẽ thông báo với mọi người là mình sẽ không làm bằng cho mọi người được vì lâu này mình nhầm và chủ quan với những thông tin trên tấm bằng đã có (mình đã xem), việc nhầm lớn nhất là tấm bằng B anh văn mình giới thiệu là của “” hoàn toàn không phải là tấm bằng của. Đây là 2 điều hoàn toàn khác, mình đã tìm hiểu kỹ do câu hỏi đặt ra là “thật hay giả” và mình không muốn có sai sót để mọi người trách mình. Thật ra mình đã vô tình lừa mọi người vì thấy người bạn làm rồi nên giới thiệu, hơn nữa mình đã thi rồi nên không làm nên không tìm hiểu liền may mà vẫn còn kịp không thì hối hận không kịp rồi, thông tin mình tham khảo được mọi người vào xem hoặc tìm hiểu thêm với thông tin “Trung tâm ngoại ngữ – bồi dưỡng kiến thức Đông Á” là nơi cấp bằng mà mình đã giới thiệu mọi người làm.Thành thật xin lỗi mọi người!Link:Nội dung của bài viết:21/4/2006 9:03 PM giờ Hà NộiTrong dư luận từ lâu đã tồn tại những thông tin về việc mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các loại trên địa bàn Hà Nội. Chỉ cần đưa tiền, ảnh… sau vài ngày, thậm chí chỉ sau 1 ngày là có được chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, rõ ràng tên tuổi, dấu tròn son đỏ… cho bất cứ trình độ nào từ A, B đến C, thậm chí cả chứng nhận TOEFL, IELTS và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ… Những câu hỏi về hiện tượng phạm pháp này đã được phần nào trả lời khi lực lượng chức năng vào cuộc.Có giá cho mỗi loại chứng chỉ, chứng nhận1. Kiến thức được “ghi nhận” với giá vài chục, vài trăm nghìn đồng…Khi khách có nhu cầu đến hỏi mua, Đặng Thị Như Quỳnh (sinh viên tại chức năm thứ 2, khoa Xã hội học, ĐH KHXH &NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) ra giá: “Loại của Bộ, 180.000 một chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, 35.000 một chứng chỉ tin học. Nếu lấy loại củathì 230.000 một chứng chỉ. Loại của UNESCO thì 230.000 đồng…”. Trực tiếp đứng ra bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, như một món hàng rao giá ngoài chợ, nhờ “tư cách” làm tạm thời cho trung tâm Ngoại ngữ Tin học ở Ký túc xá Mễ Trì, đối tượng Quỳnh bị cơ quan công an phát hiện khi dò tìm và triệt phá một đường dây lớn chuyên mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả.Trong thời gian khoảng từ tháng 8/2004 đến tháng 3/2006, trung tâm Ngoại ngữ Tin học ở ký túc xá Mễ Trì đã nhận làm khoảng 600 chứng chỉ tin học và 400 chứng chỉ ngoại ngữ các loại. Một cơ sở trong số rất đông cơ sở đào tạo tin học, ngoại ngữ rải rác khắp địa bàn Hà Nội (gồm cả trung tâm có phép và hoạt động không phép) mà còn bán được số lượng chứng chỉ như vậy thì con số chính xác tổng lượng chứng chỉ được bán ra quả là khó thống kê. Theo thông tin từ cơ quan điều tra thì qua những ghi chép trên sổ sách của các đối tượng mà trung tâm và liên kết đào tạo từng thực hiện việc cấp chứng chỉ và mua-bán các loại chứng chỉ lên đến con số hơn 1 vạn chiếc các loại.Qua điều tra, cơ quan công an cũng đã phát hiện ra một số cơ sở hoạt động chui, mua bán danh nghĩa. Đáng nói là một số đối tượng mở trung tâm tin học ngoại ngữ lấy danh nghĩa giám đốc, phó giám đốc… hẳn hoi nhưng không có đủ trình độ để đảm nhiệm vị trí công việc ấy mà vẫn ký vào chứng chỉ rất oai, thậm chí trình độ tin học, ngoại ngữ “lờ tờ mờ” nhưng lại ký vào chứng chỉ trình độ A, B, C… Hiện tượng này được khui ra khi phát giác những cơ sở hoạt động chui và các đối tượng chuyên bán, làm giả chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C và chứng chỉ tin học bị làm giả để bán kiếm lời, ngay cả những chứng chỉ chuyên môn như: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ cũng được mua- bán khá dễ dàng với giá từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng. Các chứng chỉ thuộc loại “uy tín” như TOEFL, IELTS cũng được mua bán, tất nhiên là với giá đắt hơn nhiều so với giá chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Theo thông tin từ cơ quan điều tra thì đối tượng bán các loại chứng chỉ “quốc tế” này thu tiền triệu.Một dạng “đục nước béo cò” khác cũng đã được phát hiện, đó là việc các cơ sở tự in “phôi” với những nội dung đánh lận con đen, trên in dòng chữ tiếng Anh: “Chứng chỉ”, nhưng ngay dưới lại đề tiếng Việt: “Chứng nhận”. Kiểu in chữ mập mờ này vừa tỏ vẻ “hoành tráng” cho “phôi”, vừa đánh lừa thị giác những người sính “văn bằng chứng chỉ” có chút tiếng nước ngoài.Bên cạnh các loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ có “phôi” (theo mẫu chung) mua từ Bộ GD &ĐT , một số cơ sở đào tạo được phép in giấy chứng nhận để cấp cho người học. Nhưng thực tế lại xảy ra sự “ngược đời”, đó là nhiều khi giấy chứng nhận được các “khách hàng” mua đắt hơn cả chứng chỉ làm giả trên “phôi” của Bộ. Qua thu giữ tang vật của cơ quan điều tra cho thấy, nhiều dạng giấy chứng nhận được in rất đẹp (tạo cảm giác tin cậy) được nhiều người tìm mua.2. Trung tâm “mẹ” đẻ trung tâm “con”Có cầu thì có cung. Không chỉ đến bây giờ trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ mới đắt khách. Từ nhiều năm qua, các trung tâm mọc lên như nấm. Trung tâm “mẹ” đẻ ra trung tâm “con”, trung tâm “con” lại đẻ ra trung tâm “cháu”. Chỉ cần một trung tâm có “chức năng”, có phép, là có thể liên kết để “đẻ” ra các điểm nhận đào tạo và …bán chứng chỉ. Chẳng thế mà khi cơ quan công an điều tra muốn tìm một người thực sự có chức năng mở trung tâm và ký tên vào chứng chỉ, có khi phải “hỏi” qua bao nhiêu trung gian, tìm qua bao nhiêu đối tác, qua bao nhiêu người mới lần ra.Cứ như việc UNESCO quyết định thành lập một cơ sở đào tạo ngoại ngữ thì chính cơ sở này lại “đẻ” ra cơ sở đào tạo ngoại ngữ trực thuộc, rồi lại có cơ sở ngoại ngữ trực thuộc nữa… Các trung tâm dưới danh nghĩa của UNESCO thậm chí lên tới hơn 10 địa chỉ. Một cơ sở có được chức năng đào tạo rồi đi liên kết mở ra hàng loạt trung tâm và đội ngũ “ăn theo” ở phạm vi tới 15 tỉnh, thành phố. Lợi nhuận kiếm dễ dàng đã tạo nên những xâu chuỗi kết dính ấy. Cán bộ điều tra cũng cho biết thêm rằng cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học ở các tỉnh liên kết với các trung tâm tại Hà Nội cũng nhiều. Thậm chí những liên kết này không có tư cách pháp nhân, nghiễm nhiên trở thành liên kết ma, chủ yếu để mua bán chứng chỉ. Các công ty, trung tâm ma thành lập ra không phải để dạy mà để mua bán chứng chỉ. Ví dụ: Trung tâm ngoại ngữ tin học Bách Khoa (173 Lương Thế Vinh,Thanh Xuân), Trung tâm tin học (ngõ 33 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng). Có cơ sở cũng tổ chức dạy nhưng cũng bán cả chứng chỉ. Ví dụ, trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng tin tức Đông Á (Thuộc Hội Khoa học Công nghệ Việt Nam), cơ sở này có dạy tin học, không dạy ngoại ngữ nhưng cấp hết cả chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.Một điều tra viên cho biết: “Chúng tôi chưa khẳng định cả 100% trung tâm tin học, ngoại ngữ mua- bán chứng chỉ, nhưng tất cả các trung tâm qua điều tra, kiểm tra thì đều tổ chức mua- bán dưới cách thức rất đơn giản”.Mua bán chứng chỉ đã diễn ra lộ liễu tới mức nực cười khi cơ quan công an đang khám xét trung tâm thì có sinh viên tự xưng vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương đến hỏi mua chứng chỉ tin học để đi xin việc. Vậy là có hai tình trạng phổ biến: Học thật- làm chứng chỉ rởm (có tham gia học nhưng khi lấy chứng chỉ thì không thi mà nộp tiền để mua) và học rởm- làm chứng chỉ rởm (không đi học một giờ nào nhưng vẫn lấy được chứng chỉ). Không dạy vẫn cấp chứng chỉ, đó là một tình trạng khá phổ biến. Điều tra viên cũng cho biết khi kiểm tra đã thấy rằng quá nửa số người có chứng chỉ (lưu trong sổ sách của các đối tượng) nhưng không biết đến một giờ học ngoại ngữ, tin học ở trung tâm.Đánh giãn… ao bèoCho tới thời điểm này thì cơ quan công an đã bắt và đề nghị khởi tố một số đối tượng trong đường dây cung cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả. Trong đó, các đối tượng hoạt động theo một cách thức chung là “ăn theo dây”, ít đối tượng hoạt động một mình. Và tất nhiên, chính những người mua chứng chỉ cũng phải trả tiền cho nhiều trung gian, vòng vo theo nhiều cấp môi giới và bán hàng. Đặng Thị Như Quỳnh (đã nói đến ở số báo trước) khai rằng mua chứng chỉ cho “khách hàng” từ Đào Hồng Điệp (Phúc Tân, Hoàn Kiếm), nhưng khi tìm ra Điệp thì Điệp lại chỉ đã mua “hàng” từ Trần Thị Thuỷ (Trung tâm tin học ngõ 33, Lê Thanh Nghị), Thuỷ cũng không phải gốc nơi cung cấp “hàng” mà là mua lại của Hà Việt Bắc (Số 11, ngách 31/1, Tổ 53, phố Phan Đình Giót).Đường dây mua đi bán lại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ này cho thấy một kiểu “kinh doanh” khá béo bở mà các đối tượng thản nhiên thực hiện. Trần Thị Thuỷ (ở P407, nhà D2, tập thể 8/3, phường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một đối tượng lập trung tâm trái phép. Khi khám xét công an đã phát hiện những chứng chỉ ngoại ngữ và tin học được làm để bán với đủ loại. Chứng chỉ ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Trung… và đặc biệt có cả chứng chỉ tiếng Hàn Quốc (sẽ đề cập cụ thể trong một bài báo khác). Chứng chỉ tiếng Trung và tiếng Anh C được đối tượng bán với giá 180.000đ- 250.000đ/ chứng chỉ. Riêng chứng chỉ tin học mua gốc với giá 15.000đ, nhưng mua đi bán lại qua nhiều trung gian, nên khi đến tay người mua giá có thể từ 50.000 đ đến 80.000đ/ chứng chỉ.Cũng đã khởi tố Hà Việt Bắc- đối tượng được coi là một đầu mối cung cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả- về tội: Làm giả con dấu, giả tài liệu của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Khám nhà đối tượng này, cơ quan điều tra đã phát hiện thấy việc làm giả chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng nhận nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ… Bắc khai đã lấy “phôi” bằng từ trung tâm UNSU của UNESCO. Nhưng theo điều tra viên thì có khả năng làm giả toàn bộ, sau khi phát hiện có công an khám và điều tra thì Bắc đã có dấu hiệu tiêu huỷ con dấu. Theo một nguồn tin riêng của PV báo GD &TĐ thì ban đầu Bắc cũng khai đã làm con dấu giả, nhưng sau đó đã phủ nhận lời khai ban đầu. Bắc cũng đã khai rằng: Các mẫu dấu, chứng chỉ làm giả đều được cung cấp từ Cường (Trung tâm tin học ngoại ngữ tại 173, đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Đó là Phan Ngọc Cường, đối tượng này đã thừa nhận những sai phạm gồm: Việc mở trung tâm trên là hoạt động không phép, không có tư cách pháp nhân; Một chứng chỉ ngoại ngữ (A, B) được bán với giá 180.000 đồng-220.000đồng, một chứng chỉ ngoại ngữ C giá 250.000 đồng. Một chứng chỉ tin học giá 50.000 đến 80.000đồng. Người có nhu cầu mua không cần thi, chỉ đưa tiền, ảnh rồi được hẹn từ 1 đến 3 ngày quay lại lấy chứng chỉ. Nhiều chứng chỉ sử dụng “phôi” của Bộ GD&ĐT nhưng trung tâm dán ảnh, đóng dấu. Lại có những chứng chỉ có dấu đỏ của UNESCO…Một đối tượng khác cơ quan công an điều tra thấy đã liên kết với một số tổ chức, cá nhân để hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ. Con số học viên của những trung tâm này cũng không phải ít: Công ty tin học HiTech, Thanh Hoá (110 học viên), Trung tâm tin học thuộc trường Trung học lương thực thực phẩm Đồ Sơn, Hải Phòng (130 học viên), Trung tâm tin học Phương Đông, Ninh Bình (60 học viên), Trung tâm tin học Hồng Việt thuộc hội Khuyến học Ninh Bình (56 học viên), Công ty Phương Đông- Hoàng Phú, Phú Diễn, Hà Nội (80 học viên), Trung tâm HPT 173, Lương Thế Vinh, Hà Nội (370 học viên), Trung tâm tin học 939, Tp. Việt Trì (25 học viên).Nếu nói như nhận định của đội trưởng đội giáo dục (phòng an ninh văn hoá, công an thành phố Hà Nội): Việc phát hiện và đấu tranh với các đối tượng mua- bán chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thời gian qua cũng có thể ví như đánh để cho “ao bèo” giãn ra, nếu không xem xét gốc rễ của hiện tượng này thì rất có thể chỉ sau một thời gian “ao bèo” sẽ co lại. Vấn đề “gốc rễ” này xin đề cập đến trong bài viết ở số báo khác.Hoàng MinhẢnh: Những văn bằng chứng chỉ giả bị phát hiện trong một đường dây.Link 2:Nội dung bài viết:’Chợ chứng chỉ’: Nhà quản lý ‘không nghe, không thấy’Cập nhật lúc 08:50, Thứ Ba, 19/09/2006 (GMT+7)(VietNamNet) – Cả Bộ GD-ĐT lẫn các cơ quan chủ quản của các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học có đều có những quy chế khá chặt chẽ về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên. Nhưng sai phạm vẫn diễn ra ngang nhiên và phổ biến. Lý do chính là vì sự thiếu sát sao trong kiểm tra, giám sát. Các nhà quản lý thì “không nghe, không thấy”.“Trung tâm như cỏ dại, mọc lên không ai biết…”Phôi chứng chỉ tin học và ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT . Ảnh: LHTheo Thông tư 01 và Thông tư 15 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ tại chức và Tin học ứng dụng (từ đây gọi tắt là Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học) thì tất cả các Trung tâm này muốn tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ đều phải có tờ trình với các cơ quan quản lý trực tiếp là các trường ĐH hoặc Sở GD-ĐT.Nếu trung tâm thực sự có nhu cầu (nguồn tuyển sinh tương đối đông, thường xuyên, ổn định) và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ quản lý và giáo viên, các cơ quan quản lý trực tiếp sẽ báo cáo lên Bộ GD-ĐT để được xem xét cấp giấy phép hoạt động.Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, chỉ có các trung tâm trực thuộc một số trường ĐH và 3 đơn vị gồm Trung tâm Hỗ trợ Phát triển nghiên cứu ứng dụng Tin học Ngoại ngữ (Hội Khuyến học), Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và phát triển tài năng ALLIANZ (Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á) và Trung tâm đào phát triển nguồn nhân lực (Hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) là được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.Nhưng trên thực tế, hiện nay có rất nhiều trung tâm thuộc các cơ quan, đoàn thể, hội nghề nghiệp… không hề được sự cho phép của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn tự ý tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho học viên. Những chứng chỉ này không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và không được Bộ GD-ĐT công nhận.Ông Nguyễn Danh Tình, chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD-ĐT khẳng định: “Không được phép của cơ quan quản lý giáo dục mà vẫn tự ý cấp chứng chỉ cho học viên là sai quy định”.Ông Tình cũng cho biết thêm, Bộ đã nhiều lần phối hợp với cơ quan công an để kiểm tra và xử lý các cơ sở sai phạm nhưng không thể xử lý hết được vì “các trung tâm này như cỏ dại, mọc lên lúc nào không ai biết, rất khó kiểm soát”.Bên cạnh đó, ông Tình cho rằng, Bộ đã phân cấp cho các Sở GD-ĐT quản lý các trung tâm này nên các Sở có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo lại.Thực ra thì chẳng phải đi kiểm tra đâu xa, dọc theo đường Tạ Quang Bửu nằm sát bên Bộ GD-ĐT, cách cổng Bộ chỉ vài chục mét, có một dãy các trung tâm “tự phát” sẵn sàng “bán trọn gói” chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học với giá vài trăm ngàn đồng nhưng Bộ vẫn khẳng định chưa hề “mắt thấy, tai nghe” các sai phạm này.Chúng tôi đã được một nhân viên ở trung tâm thuộc Công ty Cổ phần Giáo dục nằm ngay sát Bộ “gạ gẫm” thi lấy bằng với lời hứa “dù trình độ kém thế nào cũng chắc chắn đạt loại khá”.Bạn V.Anh (Cầu Giấy) cho biết nhóm của bạn có 5 người, đều vừa tốt nghiệp ĐH đến đây mua trọn gói bộ chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ với giá 300.000 đồng.Trong khi đó, ông Tình vẫn khẳng định “Các trung tâm đó chỉ luyện thi (đại học – PV) thôi chứ không tổ chức thi cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học”.Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi thấy có một trung tâm đã rao bán cả chứng chỉ của Bộ nhưng ông Tình vẫn khẳng định chắc chắn rằng: “Cho đến thời điểm này, Bộ cũng như cơ quan công an chưa phát hiện ra phôi chứng chỉ giả của Bộ. Nếu có phát hiện sai phạm thì Bộ cũng không thể giải tán hay đóng cửa trung tâm mà đây là việc của các cơ quan hành pháp”.Không sai vì không thuộc Bộ!Các trung tâm ngoại ngữ, tin học cung cấp dịch vụ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở đường Tạ Quang Bửu (Hà Nội). Ảnh: LHVừa qua, Bộ Nội vụ phát hiện một số chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học có dấu hiệu sai phạm của các ứng viên trong kỳ thi tuyển công chức của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và đã đề nghị Bộ GD-ĐT thẩm định.Qua kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác định trong số đó, có hàng chục chứng chỉ do Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng UIA, Công ty Cổ phần Giáo dục,và Trung tâm Ngoại ngữ tin học UDP cấp là sai quy định. Những cơ sở này chưa được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.Tuy nhiên, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng UIA lại nêu lý lẽ: “Các trung tâm thuộc UIA không giảng dạy theo chương trình của Bộ GD-ĐT nên không cần xin giấy phép của Bộ. Bộ và các Sở GD-ĐT không quản lý được chương trình dạy và học thì tại sao lại quản lý việc cấp chứng chỉ?”Theo ông Khanh thì UIA trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, một trong các chức năng là phổ cập tin học không chuyên nhưng nếu cấp chứng chỉ của Bộ GDĐT thì đã trở thành đào tạo chuyên nghiệp.Khi tôi đưa hai chứng chỉ mua được tại một trung tâm thuộc UIA, có dấu đỏ và chữ ký của ông Khanh, ông xem rất kỹ và xác nhận đây là chứng chỉ thật, do UIA cấp.Ông Khanh cũng khẳng định là UIA có sự giám sát, quản lý tương đối chặt chẽ đối với các trung tâm thành viên. Nhưng đến khi tôi trình bày về sự lộn xộn của trung tâm này trong việc cấp chứng chỉ, ông Khanh lại không hề hay biết.Theo quy chế của UIA, các đơn vị thành viên khi tổ chức thi và xin cấp chứng chỉ phải tuân thủ các quy định sau: Mỗi thí sinh trước khi thi phải được cấp phát giáo trình, đề cương môn thi; Phải báo cáo và niêm yết danh sách thí sinh xin dự thi trước ít nhất là một tuần, đăng ký lịch thi lên phòng giáo vụ Liên hiệp.Tuy nhiên, như đã phản ánh ở bài trước, chúng tôi đến đăng ký, nộp tiền xong là bị “tóm” vào thi luôn, không có phát tài liệu, cũng chẳng ôn tập. Phòng thi lại chính là phòng đăng ký nhận hồ sơ, người qua lại nói chuyện ầm ĩ. Không làm được câu nào có ngay “thầy giáo” bên cạnh nhắc. Bài làm xong “giám thị” (tức là người phát đề cho tôi) thản nhiên chữa lỗi luôn vào bài.Trao đổi với chúng tôi, ông Khanh khẳng định UIA có cơ chế giám sát, quản lý các đơn vị thành viên khá chặt chẽ. Nếu phát hiện có sai phạm, trung tâm sẽ bị phạt hành chính tối thiểu 10 triệu đồng, giám đốc trung tâm và giáo viên chấm thi, cán bộ coi thi bị tịch thu bằng và bị truy tố trước pháp luật. Ông dẫn ra ví dụ năm 2005 UIA phối hợp với PA25 kiểm tra và đóng cửa 6 trung tâm thành viên vi phạm.Thiệt thòi: Học viên gánh!Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cả Bộ GDĐT lẫn các cơ quan chủ quản của các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học có đều có những quy chế khá chặt chẽ về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên.Nhưng sai phạm vẫn diễn ra ngang nhiên và phổ biến. Lý do chính là vì sự thiếu sát sao trong kiểm tra, giám sát. Các nhà quản lý thì “không nghe, không thấy”.Cuối cùng, người thiệt thòi nhất vẫn là học viên bởi họ không thể biết được đâu là trung tâm “xịn”, đâu là trung tâm “dởm”, trung tâm nào làm ăn nghiêm túc, trung tâm nào lộn xộn. Kể cả muốn thi nghiêm túc xem ra cũng khó. Ai có thể làm liền một lúc cả bài thi Ngoại ngữ và Tin học trong một căn phòng ồn ào mà chưa hề có sự ôn tập, chuẩn bị trước?Nhưng theo như ông Vũ Thế Khanh, nếu phát hiện sai phạm thì UIA sẽ thu hồi toàn bộ chứng chỉ đã cấp mà không có chính sách hỗ trợ lệ phí thi lấy chứng chỉ lại cho học viên bởi vì “UIA chỉ quản lý hành chính, còn tài chính là mỗi đơn vị thành viên tự thu. Vì thế học viên phải… tự đấu tranh với các trung tâm để đòi quyền lợi”.Còn ông Nguyễn Danh Tình, chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên thì “khuyên”: “Học viên muốn thi thì phải đi tìm hiểu xem trung tâm nào được phép, trung tâm nào không”. Khi chúng tôi hỏi: Tìm hiểu bằng cách nào? Thì ông Tình trả lời: “Lên Sở GD-ĐT địa phương hoặc yêu cầu trung tâm cho xem giấy phép”.Vấn đề đặt ra là: Liệu có trung tâm nào đồng ý cho học viên xem giấy phép hoạt động không? Và nếu lên Sở thì học viên phải tìm gặp ai, phòng nào, ban nào để hỏi? Có lẽ, các cơ quan quản lý nên công khai danh sách các trung tâm đã được cấp giấy phép ở từng tỉnh, thành phố lên website của mình để tiện cho người dân dễ tra cứu.Danh sách các Cơ sở đào tạo Ngoại ngữ, Tin học tại HN được Bộ GD-ĐT cấp giấy phép hoạt động và tổ chức thi, cấp chứng chỉ:1. Sở GD-ĐT HN.2. Các trường ĐH: ĐH Ngoại ngữ HN, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ HN, ĐH Công đoàn, HV Ngân hàng, HV Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Sư phạm I, HV Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HV Báo chí Tuyên truyền, ĐH Giao thông vận tải.3. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển nghiên cứu ứng dụng Tin học Ngoại ngữ (thuộc Hội Khuyến học VN).4. Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và phát triển tài năng ALLIANZ (thuộc Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á).5. Trung tâm đào phát triển nguồn nhân lực (thuộc Hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập).Lan Hương