Thiên đàng ở đâu? Địa điểm của thiên đàng là gì?
Thiên đàng ở đâu? Địa điểm của thiên đàng là gì?
Trả lời
Thiên đàng chắc chắn là một nơi có thật. Kinh thánh nói rất chắc chắn về sự tồn tại của thiên đàng và việc được vào thiên đàng thông qua đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ – nhưng không có câu Kinh thánh nào cho chúng ta biết về vị trí địa lý của nó. Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là: “thiên đàng là nơi Đức Chúa Trời ngự”. Vị trí được đề cập đến trong câu hỏi này được gọi là “thiên đường thứ ba” và “ba-ra-đi” trong II Cô-rinh-tô 12:1-4, nơi sứ đồ Phao-lô nói về một người còn sống được “đem lên” thiên đàng và không thể diễn tả được. Từ Hy Lạp được dịch là “đem lên” cũng được sử dụng trong I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17 để mô tả sự cất lên, nơi mà các tín hữu sẽ được đem lên ở với Chúa. Có nhiều câu Kinh thánh khác cho biết thiên đàng “ở trên” “trái đất”. Thiên đàng được mô tả là “cao trên đất” trong Thi thiên 103:11, và nơi mà Chúa “nhìn xuống” trong Thi-thiên 14:2. Chúa Giê-xu được miêu tả là “lên trời” và “xuống từ trời” trong Giăng 3:13. Trong Công vụ 1:9-11 Chúa Giê-xu được mô tả là đã được cất lên trời, và khi Đức Chúa Trời đưa Giăng lên thiên đàng trong Khải huyền 4:1, Ngài phán rằng: “Hãy lên đây”. Ngoài ra, một vài câu Kinh thánh dường như nói rằng thiên đàng nằm ở “phương bắc” hay “phía bắc” (Gióp 26:7, Ê-sai 14:13). Những đoạn Kinh thánh này đã dẫn đến kết luận rằng thiên đàng vượt ra ngoài không phận của trái đất và vượt ra ngoài các ngôi sao.
Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời là thần (Giăng 4:24) nên “thiên đàng” không thể là một nơi cách xa chúng ta mà Ngài đang ở. Các vị thần Hy Lạp được nghĩ đến như là dành hầu hết thời gian của họ xa khỏi trái đất ở trong một loại thiên đàng giống như của Bahamas, nhưng Đức Chúa Trời của Kinh thánh không giống như thế. Ngài luôn ở gần chúng ta khi chúng ta kêu cầu Ngài (Gia-cơ 4:8), và chúng ta được khuyến khích “gần gũi với Ngài” (Hê-bơ-rơ 10:1, 22). Cứ cho là, “thiên đàng” là nơi các vị thánh và thiên thần cư ngụ phải được coi như một loại vị trí, bởi vì các thánh và thiên thần là những tạo vật của Đức Chúa Trời tồn tại trong không gian và thời gian. Nhưng khi Đấng Tạo Hóa được cho là “ở thiên đàng”, thì ý nghĩ lại là Ngài tồn tại trên một mặt phẳng khác với chúng ta hơn là ở một nơi khác.
Đức Chúa Trời ở thiên đàng mà luôn gần con cái của Ngài trên thế gian là điều mà Kinh Thánh bày tỏ xuyên suốt. Tân Ước đề cập đến thiên đàng với tần suất đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả với tần suất này thì việc mô tả chi tiết về vị trí của nó cũng không đầy đủ. Có lẽ Đức Chúa Trời đã cố tình che đậy vị trí của nó một cách huyền bí, vì điều quan trọng hơn là chúng ta phải tập trung vào Đức Chúa Trời trên thiên đàng hơn là sự mô tả hay vị trí của nó. Điều quan trọng là biết “tại sao” hơn “ở đâu”. Tân Ước tập trung vào mục đích của thiên đàng hơn là nói cho chúng ta biết nó giống như cái gì và ở đâu. Chúng ta đã biết rằng địa ngục là dành cho sự chia cách và trừng phạt (Ma-thi-ơ 8:12, 22:13). Trái lại, thiên đàng là dành cho sự thông công và niềm vui đời đời, và quan trọng hơn là sự thờ phượng quanh ngôi của Đức Chúa Trời.
Sứ đồ Giăng nhìn thấy một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Ông đã thấy một “tòa lớn và trắng” (Khải Huyền 20:11). Trời và đất “trốn tránh” khỏi Đấng đang ngồi trên đó. Đây rõ ràng là mô tả về sự tiêu tán bởi lửa của mọi vật, bao gồm vạn vật và chính thế gian này (2 Phi-e-rơ 3:7-12). Tất cả những kẻ vô luân chết sẽ đứng trước ngôi. Điều này có nghĩa là họ đã sống lại sau 1000 năm (Khải huyền 20:5). Họ sẽ có những thân thể có thể cảm nhận được sự đau đớn nhưng sẽ không bao giờ chấm dứt (Mác 9:43-48). Họ sẽ bị phán xét, và sự trừng phạt cho họ sẽ tương xứng với những công việc của họ. Nhưng có một cuốn sách khác mở ra — cuốn sách sự sống của Chiên Con (Phi-líp 4:3; Khải Huyền 3:5; 13:8; 17:8; 20:12; 21:27). Những người có tên không được ghi trong sách của sự sống sẽ bị ném vào “hồ lửa”, là “cái chết thứ hai” (Khải huyền 20:11-15). Không có dấu hiệu nào cho bất kỳ kẻ nào xuất hiện trong bản án này rằng tên của họ được tìm thấy trong sách sự sống. Thay vào đó, những người có tên hiển hiện trong sách sự sống nằm trong số những người được ban phước, vì họ đã nhận được sự tha thứ và được phần vào sự sống lại lần thứ nhất, là sự sống lại đời đời (Khải huyền 20:6).
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Thiên đàng ở đâu? Địa điểm của thiên đàng là gì?
Thiên đàng chắc chắn là một nơi có thật. Kinh thánh nói rất chắc chắn về sự tồn tại của thiên đàng và việc được vào thiên đàng thông qua đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ – nhưng không có câu Kinh thánh nào cho chúng ta biết về vị trí địa lý của nó. Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là: “thiên đàng là nơi Đức Chúa Trời ngự”. Vị trí được đề cập đến trong câu hỏi này được gọi là “thiên đường thứ ba” và “ba-ra-đi” trong II Cô-rinh-tô 12:1-4, nơi sứ đồ Phao-lô nói về một người còn sống được “đem lên” thiên đàng và không thể diễn tả được. Từ Hy Lạp được dịch là “đem lên” cũng được sử dụng trong I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17 để mô tả sự cất lên, nơi mà các tín hữu sẽ được đem lên ở với Chúa. Có nhiều câu Kinh thánh khác cho biết thiên đàng “ở trên” “trái đất”. Thiên đàng được mô tả là “cao trên đất” trong Thi thiên 103:11, và nơi mà Chúa “nhìn xuống” trong Thi-thiên 14:2. Chúa Giê-xu được miêu tả là “lên trời” và “xuống từ trời” trong Giăng 3:13. Trong Công vụ 1:9-11 Chúa Giê-xu được mô tả là đã được cất lên trời, và khi Đức Chúa Trời đưa Giăng lên thiên đàng trong Khải huyền 4:1, Ngài phán rằng: “Hãy lên đây”. Ngoài ra, một vài câu Kinh thánh dường như nói rằng thiên đàng nằm ở “phương bắc” hay “phía bắc” (Gióp 26:7, Ê-sai 14:13). Những đoạn Kinh thánh này đã dẫn đến kết luận rằng thiên đàng vượt ra ngoài không phận của trái đất và vượt ra ngoài các ngôi sao.Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời là thần (Giăng 4:24) nên “thiên đàng” không thể là một nơi cách xa chúng ta mà Ngài đang ở. Các vị thần Hy Lạp được nghĩ đến như là dành hầu hết thời gian của họ xa khỏi trái đất ở trong một loại thiên đàng giống như của Bahamas, nhưng Đức Chúa Trời của Kinh thánh không giống như thế. Ngài luôn ở gần chúng ta khi chúng ta kêu cầu Ngài (Gia-cơ 4:8), và chúng ta được khuyến khích “gần gũi với Ngài” (Hê-bơ-rơ 10:1, 22). Cứ cho là, “thiên đàng” là nơi các vị thánh và thiên thần cư ngụ phải được coi như một loại vị trí, bởi vì các thánh và thiên thần là những tạo vật của Đức Chúa Trời tồn tại trong không gian và thời gian. Nhưng khi Đấng Tạo Hóa được cho là “ở thiên đàng”, thì ý nghĩ lại là Ngài tồn tại trên một mặt phẳng khác với chúng ta hơn là ở một nơi khác.Đức Chúa Trời ở thiên đàng mà luôn gần con cái của Ngài trên thế gian là điều mà Kinh Thánh bày tỏ xuyên suốt. Tân Ước đề cập đến thiên đàng với tần suất đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả với tần suất này thì việc mô tả chi tiết về vị trí của nó cũng không đầy đủ. Có lẽ Đức Chúa Trời đã cố tình che đậy vị trí của nó một cách huyền bí, vì điều quan trọng hơn là chúng ta phải tập trung vào Đức Chúa Trời trên thiên đàng hơn là sự mô tả hay vị trí của nó. Điều quan trọng là biết “tại sao” hơn “ở đâu”. Tân Ước tập trung vào mục đích của thiên đàng hơn là nói cho chúng ta biết nó giống như cái gì và ở đâu. Chúng ta đã biết rằng địa ngục là dành cho sự chia cách và trừng phạt (Ma-thi-ơ 8:12, 22:13). Trái lại, thiên đàng là dành cho sự thông công và niềm vui đời đời, và quan trọng hơn là sự thờ phượng quanh ngôi của Đức Chúa Trời.Sứ đồ Giăng nhìn thấy một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Ông đã thấy một “tòa lớn và trắng” (Khải Huyền 20:11). Trời và đất “trốn tránh” khỏi Đấng đang ngồi trên đó. Đây rõ ràng là mô tả về sự tiêu tán bởi lửa của mọi vật, bao gồm vạn vật và chính thế gian này (2 Phi-e-rơ 3:7-12). Tất cả những kẻ vô luân chết sẽ đứng trước ngôi. Điều này có nghĩa là họ đã sống lại sau 1000 năm (Khải huyền 20:5). Họ sẽ có những thân thể có thể cảm nhận được sự đau đớn nhưng sẽ không bao giờ chấm dứt (Mác 9:43-48). Họ sẽ bị phán xét, và sự trừng phạt cho họ sẽ tương xứng với những công việc của họ. Nhưng có một cuốn sách khác mở ra — cuốn sách sự sống của Chiên Con (Phi-líp 4:3; Khải Huyền 3:5; 13:8; 17:8; 20:12; 21:27). Những người có tên không được ghi trong sách của sự sống sẽ bị ném vào “hồ lửa”, là “cái chết thứ hai” (Khải huyền 20:11-15). Không có dấu hiệu nào cho bất kỳ kẻ nào xuất hiện trong bản án này rằng tên của họ được tìm thấy trong sách sự sống. Thay vào đó, những người có tên hiển hiện trong sách sự sống nằm trong số những người được ban phước, vì họ đã nhận được sự tha thứ và được phần vào sự sống lại lần thứ nhất, là sự sống lại đời đời (Khải huyền 20:6).
Xem thêm: Nơi nào có anh, nơi đó là nhà
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Hỏi Đáp