Thí nghiệm cho trẻ mầm non vui và dễ làm – Thiết bị mầm non Việt Mỹ

Trẻ em luôn thích khám phá thế giới xung quanh. Trong việc dạy trẻ, thì việc thực hiện các thí nghiệm cho trẻ mầm non giúp bé tìm hiểu; học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên dễ dàng nhất. Để giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo; Việt Mỹ mời các bạn tham khảo 20 Thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non dễ làm nhất dưới đây.

Thi Nghiem Cho Tre Mam Non 1

Nội Dung Chính

TOP những thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

1. Trứng nổi trên mặt nước

A. Chuẩn bị:

  • 2 quả trứng (trứng gà hoặc trứng vịt).
  • 2 ly nước.
  • Một ít muối.

B. Thí nghiệm:

Cốc thứ 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.

Cốc thứ 2: Đổ nước nóng vào, cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì sẽ tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

Thi Nghiem Cho Tre Mam Non 2

C. Hiện tượng:

Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy.

Tuy nhiên, khi thả trứng vào 2 cốc còn lại thì trứng sẽ nổi lên.

Trung Noi Tren Mat Nuoc

D. Giải thích:

Cốc 1 trứng chìm: Là do mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.

Cốc 2 trứng nổi: là do mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng; do đó mà quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.

2. Phân biệt trứng chín và trứng sống

A. Chuẩn bị:

  • 2 quả trứng một quả chín, 1 quả sống để nguội.
  • Bút lông.

B. Thí nghiệm:

Đầu tiên, bạn dùng bút dạ đánh số 1 và 2 trên 2 vỏ trứng. Nhìn qua thì 2 quả trứng về cơ bản giống hệt nhau; có cùng kích cỡ, cùng hình dáng và màu sắc.

Phan Biet Trung Chin Va Trung Song 1

Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để nó quay tại chỗ, và chú ý quan sát sự khác biệt. Tiếp theo, bạn dựng đầu nhọn từng quả trứng lên trên và dùng tay quay nó như cách chuyển động của một con quay. Quả trứng số 1 quay khá nhanh. Tuy nhiên thì quả thứ 2 quay khá khó khăn; Và gần như ngay lập tức đổ ngang xuống, không di chuyển như bạn mong muốn.

Phan Biet Trung Chin Va Trung Song 2

C. Kết luận:

Quả số 1 là trứng chín, quả trứng số 2 là trứng sống. Bạn có thể đập vỡ từng quả để kiểm tra.

Phan Biet Trung Chin Va Trung Song 3

D. Giải thích:

Do quả trứng chín là vật thể rắn, đặc cho nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Trong khi đó, quả trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm thay đổi liên tục khi di chuyển, khiến nó khó quay hơn.

Khi chạm tay vào quả trứng chín đang quay, nó sẽ dừng lại ngay. Đối với quả trứng sống, thì khối chất lỏng bên trong theo quán tính tiếp tục chuyển động thêm một lúc; do đó ta có thể quan sát thấy sự khác biệt rõ rệt.

3. Bút chì xiên túi nước không làm nước tràn ra ngoài

A. Chuẩn bị:

  • 1 túi ni lông được làm từ polyethylene.
  • 1 vài cây bút chì thông thường.
  • Nước.

But Chi Xien Tui Nuoc 1

B. Thí nghiệm:

Đổ nước đầy vào túi và buộc túi lại.

Sử dụng các bút chì xiên vào túi nước.

But Chi Xien Tui Nuoc 2

C. Hiện tượng:

Nước không bị tràn ra khỏi túi.

But Chi Xien Tui Nuoc 3

D. Giải thích:

Khi bạn đổ nước trước rồi sau đó dùng bút chì xiên vào túi thì túi không bị rò nước ra ngoài vì đây là do nguyên lý của nó. Khi polyethylene bị phá vỡ, tức là bị bút chì đâm vào thì các phân tử sẽ di chuyển lại gần nhau hơn và các polyethylene đã thắt chặt vào cây bút chì nên bạn sẽ không thấy nước rò ra ngoài.

4. Giấy không bị ướt khi tô sáp màu

A-. Chuẩn bị:

  • Giấy.
  • Sáp màu.
  • Nước.

B. Thí nghiệm:

Đầu tiên tô màu kín lên giấy trắng. Sau đó bạn đổ nước vào giấy sẽ không thấy giấy bị thấm nước hay bị ướt.

Giay Khong Bi Uot Khi To Sap Mau 1

Giay Khong Bi Uot Khi To Sap Mau 2

C. Giải thích:

Vì sáp màu có dầu nên sẽ không bị ướt khi thấm nước. Từ thí nghiệm này mà trẻ có thể rút ra được nhiều bài học hơn. Chẳng hạn khi đi dưới trời mưa, nếu không có áo mưa, thì trẻ có thể tư duy đến cách này. Tuy đơn giản nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển tốt.

Giay Khong Bi Uot Khi To Sap Mau 3

5. Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn màu sắc

A. Chuẩn bị:

  • 1 vài Cốc nước.
  • Phẩm màu.

Thi Nghiem Doi Mau 1

B. Thí nghiệm:

Bạn có thể sử dụng các tông màu khác nhau để pha trộn. Trong ví dụ này sẽ sử dụng màu vàng và màu xanh lá cây để tạo ra màu xanh da trời.

Thi Nghiem Doi Mau 2

C. Hiện tượng:

Sau khi trộn 2 màu đó lại với nhau thì bạn sẽ thấy ly nước phẩm chuyển sang màu xanh. Đây chính là kết quả của sự hòa trộn màu sắc. Bạn có thể dạy trẻ pha các màu sắc khác với nhau để được tông màu như mình mong muốn. Từ đó trẻ có thể ứng dụng nó khi đi học. Nếu không may hết màu thì trẻ có thể pha màu để tạo ra màu mà mình muốn để dùng.

  • Màu đỏ + xanh dương = cánh sen.
  • Màu xanh dương + xanh lá cây = xanh lơ.
  • Màu xanh lá cây + đỏ = vàng.

Thi Nghiem Doi Mau 3

Khi phối màu bù, thì tất cả các màu phối với nhau tạo thành màu trắng.

6. Mực vô hình từ nước chanh

A. Chuẩn bị:

  • Nước chanh.
  • Tăm bông ngoáy tai.
  • Giấy trắng.
  • Bóng đèn điện hoặc nến.

Muc Vo Hinh Tu Nuoc Chanh 1

B. Thí nghiệm:

Vắt chanh vào chén, cho thêm vài giọt nước và dùng thìa khuấy đều.

Dùng bông ngoáy tai nhúng vào hỗn hợp nước chanh đó. Rồi dùng nó để viết chữ lên tờ giấy trắng.

Đợi cho đến khi nước chanh khô, lúc này mẩu tin nhắn này sẽ hoàn toàn vô hình.

Khi hơ nóng trên ánh đèn điện hoặc nến (lửa); sức nhiệt nóng sẽ làm cho dòng chữ đã viết hiện lên. Trẻ sẽ rất thích thú khi học được thí nghiệm này đấy.

Muc Vo Hinh Tu Nuoc Chanh 2

C. Hiện tượng:

Hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác thì chữ sẽ nổi lên.

Muc Vo Hinh Tu Nuoc Chanh 3

D. Giải thích:

Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị axit trong chanh phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại.

7. Thí nghiệm tạo màu cho cây cải thảo

A. Chuẩn bị:

  • 1 bình nước.
  • 4 chiếc cốc (ly).
  • 1 cái muỗng (thìa).
  • 1 bắp cải thảo.
  • Phẩm màu.

Thi Nghiem Tao Mau Cho Cay Cai Thao 1

B. Thí nghiệm:

Đổ nước vào các ly sau đó nhỏ vài giọt phẩm màu vào nước và khuấy đều nước.

Cắt vài lá cải thảo đặt lá vào trong các ly và đợi 12 tiếng.

Thi Nghiem Tao Mau Cho Cay Cai Thao 2

C. Hiện tượng:

Những chiếc lá sẽ đổi màu.

Thi Nghiem Tao Mau Cho Cay Cai Thao 3

D. Giải thích:

Hệ thống mao dẫn trong lá cải thảo hút chất lỏng từ dưới lên trên. Ống mao dẫn càng hẹp thì lực hút càng tăng, nước càng dâng cao.

Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho lá cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu đó. Hiện tượng này thường có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.

8-Làm đàn tự chế bằng nước

A. Chuẩn bị:

  • 7 cái ly hoặc chai thủy tinh.
  • Đũa gõ.

Lam Dan Tu Che Bang Nuoc 1

B. Thí nghiệm:

Đổ nước theo thứ tự từ 1 đến 7. Sau đó bạn rót nước theo thứ tự tăng dần mức nước vào cốc. Tiếp theo đó dùng que đũa gõ vào cốc.

C. Hiện tượng:

Bạn sẽ nhận thấy các âm thanh phát ra khác nhau. Nhờ đó mà có thể tạo ra được một chiếc đàn tự chế cực hay. Từ đó bé sẽ thỏa sức sáng tạo và gõ ra bài hát hay nhất của mình.

Lam Dan Tu Che Bang Nuoc 2

9. Làm bóng nảy từ trứng

A-. Chuẩn bị:

  • 1 quả trứng.
  • Giấm.

B. Thí nghiệm:

Ngâm quả trứng trong giấm trắng khoảng 36 tiếng. Sau đó bạn cạo hết lớp vỏ bẩn trên quả trứng.

Giấm trắng có khả năng phân hủy lớp vỏ cứng của vỏ trứng nhưng vẫn giữ được lớp màng.

Lớp màng này có thành phần là Keratin rất dai; nên có thể làm quả trứng này lên mà không bị vỡ.

Lam Bong Nay Tu Trung 1

C. Hiện tượng:

Quả trứng ngâm giấm của chúng ta khá là dẻo và có thể “nảy lên” như quả bóng nếu như bạn thả từ trên cao mà không sợ bị vỡ ra.

Lam Bong Nay Tu Trung 2

Lam Bong Nay Tu Trung 3

D. Giải thích:

Do vỏ trứng có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat. Và đó là lý do vì sao mà vỏ trứng thường rắn. Giấm chứa axit axetic, khi trứng gặp phải giấm, lớp vỏ bên ngoài sẽ tác dụng với axit và dần biến mất.

10. Làm đèn

A. Chuẩn bị:

  • Nước.
  • Dầu ăn.
  • Viên sủi.
  • 1 cái chai.

Lam Den 1

B. Thí nghiệm:

Bạn đổ nước vào chai, cho một vài giọt dầu và một ít phẩm màu vào rồi hơ nóng phần đáy chai lên,
Thả thêm 1 hoặc 2 viên sủi vào. Bạn sẽ thấy màu sắc của chiếc đèn tự làm này trông tuyệt đẹp khi chiếu ánh sáng vào.

Lam Den 2

Lam Den 3

C. Giải thích:

Khi phẩm màu dưới đáy chai được làm nóng lên thì dầu sẽ trở nên nhẹ hơn dầu và di chuyển lên phía trên. Khi chúng nguội dần sẽ lại di chuyển xuống dưới tạo thành dòng dịch chuyển cực đẹp.

>> Có thể bạn sẽ thích:

– Thú nhún lò xo cho trẻ mầm non chất lượng cao

– Đu quay mâm xoay mầm non mẫu mã đẹp cho bé

– Cầu trượt mini cho bé mầm non đa năng

– Xích đu mầm non cho trẻ mẫu mã đẹp chất lượng cao

11. Thổi bong bóng với nước rửa chén

A. Chuẩn bị:

  • 1 lọ đựng.
  • Nước rửa chén
  • Ống hút hình tròn.

B. Thí nghiệm:

Pha một ít nước rửa chén ra một cái lọ đựng. Lưu ý là không nên pha quá đặc hoặc quá loãng. Sau đó bạn sử dụng ống hút tròn chấm vào dung dịch vừa pha và thổi.

Thoi Bong Bong Voi Nuoc Rua Chen 1

C. Hiện tượng:

Những quả bong bóng tròn xuất hiện. Đôi khi những thí nghiệm khoa học vui dễ làm này lại khiến cho trẻ thông minh và sáng tạo hơn.

Thoi Bong Bong Voi Nuoc Rua Chen 2

12. Thí nghiệm trộn dầu với nước

A. Chuẩn bị:

  • Vỏ chai nước.
  • Nước.
  • Màu thực phẩm.
  • Dầu ăn.
  • Nước rửa chén.

Thi Nghiem Tron Dau Voi Nuoc 1

B. Thí nghiệm:

Đầu tiên bạn cho màu thực phẩm vào nước rồi cho thêm dầu ăn. Sau đó đóng nắp lại và lắc.

C. Hiện tượng:

Đặt cái chai đứng yên, bạn sẽ thấy dầu nổi lên phía trên mặt nước.

Thi Nghiem Tron Dau Voi Nuoc 2

D. Giải thích:

Do các phân tử dầu đẩy nước rất mạnh (lực đẩy nước tầm xa) nên chúng không thể phân tán vào trong nước.

13. Làm bong bóng từ đá khô

A. Chuẩn bị:

  • Nước.
  • Vải.
  • 1 cái tô lớn.
  • Xà bông để tạo bong bóng.
  • Đá khô.

Lam Bong Bong Tu Da Kho 1

B. Thí nghiệm:

Đổ đá khô vào tô và cho thêm nước, sẽ xuất hiện hiện tượng khói thoát ra khỏi bát.

Ngâm vải vào trong hỗn hợp xà phòng để tạo thành một lớp bóng phóng phía trên đá khô.

C. Hiện tượng:

Bong bóng sẽ tiếp tục xuất hiện.

Lam Bong Bong Tu Da Kho 2

D. Giải thích:

“Khói” ở đây thực chất chỉ là cacbon dioxit. Những thứ giống như chúng ta hay thở ra. Khi thăng hoa đá khô, hoặc chuyển trực tiếp từ dạng rắn thành khí, đó là những gì tạo ra các bong bóng mà các bạn nhìn thấy trong nước.

14. Kẹo dẻo nhảy múa

A. Chuẩn bị:

  • Kẹo dẻo.
  • Baking soda.
  • Giấm.
  • 1 cái thớt.
  • 1 con dao.
  • 2 cái ly sạch.

Keo Deo Nhay Mua 1

B. Thí nghiệm:

Cắt mỗi thanh kẹo dẻo thành 4 miếng dài. Bạn nên nhúng dao vào nước trước khi cắt để dao không bị dính. Tiếp theo hòa tan 3 muỗng cà phê baking soda vào nước ấm.

Đặt những sợi kẹo dẻo trong dung dịch baking soda và đợi khoảng 15 phút. Tiếp theo, lấy chúng ra và đặt vào ly có chứa giấm.

Keo Deo Nhay Mua 2

C. Hiện tượng:

Chúng sẽ ngay lập tức sủi bọt, bắt đầu nhảy múa và nổi lên trên bề mặt.

D. Giải thích:

Khi bạn đặt những sợi kẹo dẻo đã nhúng baking soda vào giấm; thì axit axetic phản ứng với bicacbonat có trong baking soda.

Bọt cacbon dioxit xuất hiện trên những sợi dẻo này và kéo chúng lên trên bề mặt nước, khiến chúng như đang nhảy múa.

Khi lên đến bề mặt, các bọt bóng vỡ ra và sợi kẹo dẻo rơi xuống đáy; sau đó lại sản xuất bọt bóng mới và nổi lên lần nữa.

Để có tác dụng tốt nhất, bạn hãy sử dụng chỉ 4 sợi kẹo dẻo ở một thời điểm để chúng có không gian tự do “nhảy múa”.

15. Trứng lộn ngược lòng trắng và lòng đỏ

A. Chuẩn bị:

  • 1 đến 2 quả trứng (gà hoặc vịt).
  • Băng dính.
  • 1 chiếc vớ da mỏng.
  • 1 nồi nước.

B. Thí nghiệm:

Trước khi bắt đầu, bạn nên quan sát trước quả trứng bằng đèn pin. Sau đó bọc kín trứng lại bằng băng dính.

Đặt trứng vào khoảng giữa chiếc vớ, vặn xoắn 2 bên lại. Cầm 2 đầu vớ và xoay trứng quanh trục của nó. Sau đó soi đèn pin thêm lần nữa để xem trứng thay đổi kỳ diệu.

Đem trứng đi luộc mà không cần tháo băng dính, đảo nó từ mặt này sang mặt kia. Luộc trong 10 phút và để nguội rồi bóc vỏ.

Trung Lon Nguoc Long Trang Va Long Do 1

C. Hiện tượng:

Ta sẽ có được quả trứng với lòng đỏ bên ngoài và lòng trắng bên trong.

Trung Lon Nguoc Long Trang Va Long Do 2

16. Hiện tượng vòi rồng trong lọ

A. Chuẩn bị:

  • Nước.
  • Lọ thủy tinh trong suốt có đậy nắp (càng cao càng tốt).
  • Nước rửa chén.
  • Thuốc nhuộm.
  • Sequin (kim sa).

B. Thí nghiệm:

Đổ nước đầy 3/4 bình và thêm vào một vài giọt nước rửa chén.

Sau vài giây thì thêm thuốc nhuộm và sequin vào. Những thứ này có tác dụng giúp nhìn rõ vòi rồng hơn.

Đóng nắp lọ và lắc theo chuyển động xoắn ốc, quan sát.

Lam Loc Xoay Trong Chai Nuoc 1

C. Hiện tượng:

Khi lắc bình theo chuyển động tròn, sẽ tạo ra vòi rồng tí hon.

D. Giải thích:

Nước chuyển động nhanh quanh xoáy nước là do lực li tâm gây ra.

Lam Loc Xoay Trong Chai Nuoc 2

17. Bài học với nam châm

A. Chuẩn bị:

Vài đồ vật bằng Sắt, Nhôm, Đồng.

Bai Hoc Voi Nam Cham 1

B. Thí nghiệm:

Để nam châm lại gần những vật đó, nếu vật nào bị hút lại gần thì chứng tỏ vật đó có từ tính, đó chính là sắt.

Những vật còn lại không bị hút là những chất không có tính từ nên không bị hút.

Bài học này sẽ giúp cho trẻ hiểu hơn về tính chất của các kim loại.

18. Nước cầu vồng

A. Chuẩn bị:

  • 1 lọ thủy tinh.
  • 5 cái ly nhỏ.
  • 1 ly nước nóng.
  • 1 cái muỗng.
  • 1 ống tiêm.
  • Một ít kẹo: 2 màu đỏ, 4 cam, 6 vàng, 8 xanh và 10 màu tím.

B. Thí nghiệm:

Đổ 2 muỗng canh nước vào mỗi ly . Cho kẹo đúng số lượng vào ly theo từng màu. Nước nóng sẽ giúp kẹo hòa tan nhanh hơn. Nếu kẹo tan chậm, bạn đem bỏ vào lò vi sóng trong 30 giây. Để chất lỏng nguội theo nhiệt độ phòng.

Sử dụng ống tiêm, đổ chất lỏng vào trong lọ thủy tinh. Bắt đầu với cốc có lượng chất lỏng nhiều nhất (màu tím) và kết thúc với cốc có lượng chất lỏng ít nhất (màu đỏ).

Sẽ tốt hơn nếu như nhỏ các giọt nước vào cạnh bình để chúng rơi xuống từ từ.

Lo Nuoc Cau Vong 1

C. Hiện tượng:

Kết quả là bạn sẽ có được một ly nước cầu vồng.

D. Giải thích:

Toàn độ bí mật ở đây thực chất là mật độ chất lỏng. Các lớp dày hơn và nặng hơn di chuyển xuống dưới nhanh hơn, trong khi lớp mỏng hơn nổi lên bề mặt.

19. Lửa que diêm cháy không có bóng

A. Chuẩn bị:

  • 1 que diêm.
  • 1 Đèn pin.

B. Thí nghiệm:

Đốt cháy que diêm lên và để nó cách tường khoảng 15cm.
Chiếu đèn qua tay đang cầm que diêm. Bạn sẽ thấy chỉ có bóng bàn tay và que diêm xuất hiện trên tường, không có ngọn lửa.

Lua Que Diem Chay Khong Co Bong 1

C. Hiện tượng:

Bạn sẽ chỉ nhìn thấy tay và thân que diêm hiện lên tường. Còn bóng của ngọn lửa sẽ không hiện lên.

D. Giải thích:

Lửa không có khả năng tạo bóng trên tường vì nó không cản ánh sáng xuyên qua nó.

Bản thân lửa chỉ là một nguồn sáng, ánh sáng thường sẽ đi xuyên qua nó.

20. Thí nghiệm hòa tan trong nước

A. Chuẩn bị:

  • Vài ly nước.
  • Đường.
  • Muối.
  • Cát.
  • Hạt tiêu.
  • Baking soda.

B. Thí nghiệm:

Đổ nước vào các ly rồi cho các loại vật liệu đã chuẩn bị vào ly nước rồi khuấy lên.

Cho trẻ quan sát xem ly nào tan, ly nào không tan.

Thi Nghiem Hoa Tan Trong Nuoc 1

C. Hiện tượng:

Các ly đựng đường, muối, baking soda được hòa tan hoàn toàn.

Ly đựng cát, hạt tiêu không được hòa tan.

D. Giải thích:

Khi sản phẩm hòa tan thì chất đó sẽ biến mất. Còn nếu không tan thì nó vẫn tồn tại trong ly và chúng ta vẫn nhìn thấy nó trong ly.

Từ thí nghiệm cho trẻ mầm non vui dễ làm này; trẻ có thể hiểu hơn về các hiện tượng xảy ra, và hiểu hơn về sự hòa tan trong nước.

>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển chọn những lời chúc 8/3 hay và ý nghĩa nhất

Tổng Kết

Trên đây là TOP 20 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non cực kỳ dễ làm. Giúp trẻ vui chơi lành mạnh và phát triển trí tuệ tốt hơn. Lưu ý là khi hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm cho trẻ mầm non bạn nên chú ý giữ an toàn cho bé nhé. Thường xuyên ghé thăm thiết bị mầm non Việt Mỹ để xem những thông tin bổ ích cho trẻ bạn nhé.