Thế giới quan là gì? Ví dụ vai trò thế giới quan duy vật biện chứng?
Thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức.
Nội Dung Chính
1. Thế giới quan là gì? Thế giới quan khoa học là gì?
1.1 Thế giới quan là gì?
Có thể hiểu thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản chất con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Trong thế giới quan có sự hòa nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.
Thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lenin là toàn bộ các quan điểm và cách thức duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của con người về thế giới trong tính chỉnh thể của nó – sau đây gọi tắt là thế giới quan Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin con đường và phương pháp giải phòng dân tộc. Cho nên, trước tiên Người chịu ảnh hưởng của thế giới quan Mác – Lênin ở phương diện thế giới quan duy vật lịch sử. Nói cách khác, Người tiếp cận thế giới quan Mác – Lenin trước hết từ tính đặc trưng của triết học phương Đông, nhất là của Việt Nam, là tư duy trực giác tổng hợp và tập trung nhắm vào vấn đề “là người và làm người” hay vấn đề nhân sinh quan. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu thế giới quan Mác -Lenin ở phương diện chủ nghĩa duy vật lịch sử; trong đó tập trung giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động tự do của con người với tính tất yêu lịch sử theo quan điểm duy vật biện chứng. Trên cơ sở đó, Người khắc phục được cách giải đáp chưa khoa học, có khi rơi vào duy tâm, trừu tượng và thần bí của thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất trong thế giới quan triết học phương Đông.
Nguồn gốc của thế giới quan ra đời từ thực tiễn cuộc sống, là kết quả trực tiếp của quá trinh nhận thức, nhưng suy đến cùng, thế giới quan là kết quả của cả hoạt động thực tiễn với hoạt động nhận thức. của mối quan hệ giữa khách thể nhận thức với chủ thể nhận thức. Bên cạnh đó, nhắc đến nội dung phản ánh của thế giới quan được phản ánh thế giới từ ba góc độ đó là:
(1) Các khác thể nhận thức
(2) Bản thân chủ thể nhận thức
(3) Mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức
Ba góc độ này của thế giới quan vừa thể hiện ý thức của con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức của con người về chính bản thân mình. Và hình thức biểu hiện thế giới quan này có thể là qua các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể là hệ thống lý luận chặt chẽ.
1.2 Thế giới quan khoa học
Thế giới quan khoa học là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người, thế giới đó sẽ biến đổi chuyển theo quy luật nhân quả mà con người có tiềm năng hiểu được. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà nằm trong tất cả tư uy, cảm quan và xử thế của con người.
Thế giới quan khoa học hình thành gồm nhiều yếu tố, chúng phụ thuộc tất cả về ý thức xã hội, đó là:
– Quan điểm triết học;
– Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của thâm thức mô tả kiến thức qua trực giác cảm nhận;
– Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức và thẩm mỹ;
– Kiến thức khoa học nhắm đến mục tiêu và phương hướng thực tiễn, trực tiếp cho người trong tự nhận, xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổng hợp chắt chẽ và có kiểm nghiệm đối với sự khách quan với thực tiễn;
– Nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ qua lại và hành vi của con người;
– Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh với hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.
2. Phân loại thế giới quan
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
– Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. Ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người,…v.v của con người hòa quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới.
Nguồn gốc xã gốc của thế giới quan huyền thoại được hình thành trong giai đoạn sơ khai lịch sử bằng cách xây dựng nên các huyền thoại nhằm phản ánh các kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thủy về nhận thức khách quan tự nhiên, đời sống xã hội. Ví dụ như dân tộc Việt Nam có truyền thống Lạc Long Quân – Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng 50 xuống biền 50 lên non đề giải thích về nguồn gốc của dân tộc hay truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh,…
Đặc điểm của thế giới quan huyền thoại đó chính là yếu tố thực và ảo, cái thần và cái người, lý trí và tín ngưỡng hòa quyền với nhau. Do con người không giải thích được các hiện tượng đặc trưng trong xã hội nên thường đưa ra các yếu tố tưởng tượng có tính huyền bí để giải thích. Thế giới quan huyền thoại xuất hiện và nó không phản ánh hiện thực một cách khách quan.
– Thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.
Đặc trưng cơ bản của thế giới quan tôn giáo này đó chính là niềm tin dựa vào sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần thánh và con người hoàn toàn bất lực và hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới siêu nhiên đó.
Trong thế giới quan tôn giáo, con người thực chất chỉ là kẻ cầu xin và phục tùng. Ở một khía cạnh nào đó, thế giới quan tôn giáo là nhằm để có thể thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi đau khổ, hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Cũng chính vì nguyên nhân đó, đã giúp cho thế giới quan tôn giáo tồn tại trong đời sống tinh thần ngày nay.
– Thế giới quan triết học được ra đời trong điều kiện trình độ tư duy và thực tiễn của con người có bước phát triển cao hơn so với thế giới quan huyền thoại và tôn giáo. Điều đó làm cho tính tích cực của tư duy con người có bước chuyển về chất. Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới, thế giới quan triết học còn nỗ lực tìm các giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đó bằng lý luận, logic.
3. Tại sao lại nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đống vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loại người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trinh con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân minh để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.
Triết học ra đời với tư các là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó chính là chức năng thế giới quan của triết học. Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học; phân biệt với thế giới quan thông thường.
Tóm lại, qua những lập luận trên có thể khẳng định rằng, Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.
4. Ví dụ về thế giới quan duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm được biết đến là hai trường phái triết học lớn trong lịch sử triết học, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có sự đối lập căn bản trong quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới.
Để có thể hiểu được ví dụ về thế giới quan duy vật biện chứng ta cần hiểu rõ bản chất chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Angghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lenin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò quan trọng và giúp có thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng như đã phân tích cụ thể ở trên chính là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở các khía cạnh sau: Giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học; Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là phương pháp cải tạo thế gới của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội; Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội; Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng, lý luận với thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của triết học Mác – Lenin.
Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
– Ví dụ như một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định thì sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
– Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại:
Sau khi tan làm, đối tượng V đi xe máy với quãng đường 10 cây số từ cơ quan để có thể về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quảng đường mà X di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về lượng, cho đến thời điểm X về đến nhà thì đó là có thay đổi về chất. Như vậy trong trường hợp cụ thể được nêu này, chúng ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.
5. Vai trò của thế giới quan triết học đối với học viên trường chính trị
Một thế giới quan được cho là đúng đắn thì nó chính là “la bàn” hướng cho con người đi đến những hoạt động tích cực theo hướng phát triển của xã hội. Vì vậy có thể khẳng định rằng thế giới quan chính là trụ cột trong tư tưởng của nhân cách, đạo đức hành vi và chính trị. Tuy nhiên trong nó cũng tồn tại 2 mặt:
– Thế giới quan hướng cho con người đến với những nhận thức đúng hoặc đôi khi chưa đúng. Khi mà thế giới quan được hướng dẫn cụ thể từ khoa học thì con người sẽ biết được cụ thể mối quan hệ giữa họ với đối tượng. Từ đó có khả năng nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng đó.
– Từ khi con người nhìn nhận một cách không đúng về thế giới quan thì họ sẽ không có khả năng xác định được đúng các mối quan hệ xã hội cũng như không nhận thức được chính xác quy luật của các đối tượng.
Chính vì vậy khi đã xác định được các mối quan hệ xã hội thì con người hoàn toàn có thể xác định được mục tiêu, phương hướng và cách thực hoạt động sao cho chính xác nhất. Hay nói một cách dễ hiểu thì thế giới quan sẽ là các định hướng giúp cho cuộc sống phát triển một cách tốt đẹp nhất.
Bởi vì những lí do đấy có thể thấy đối với những học viên chính trị việc giác ngộ và vận dụng linh hoạt thế giới quan là vô cùng cần thiết. Thế giới quan duy vật biện chứng có ý nghĩa không chỉ thiên về mặt lý luận nhận thức mà còn có một ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn. Sự thống nhất biện chứng của những yếu tố tri thức, niềm tin, lý tưởng, giúp cho con người nhận thức và cải tạo thế giới ngày càng hiệu quả hơn theo sự vận động của quy luật khách quan.
Đào tạo, bồi dưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ, chất lượng cán bộ. Công việc này gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng đóng một vai trò cực ký quan trọng. Bởi vì, thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho người cán bộ có phương pháp nhận thức đúng đắn sự vật, đề ra kế hoạch, định hướng và biện pháp thực hiện khoa học và hiệu quả. Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng đối với học viên của trường chính trị, đồng thời cũng là người cán bộ, công chức, viên chức thế hiện một số mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho học viên nâng cao năng lực nhận thức; vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển ở địa phương, đơn vị.
Thứ hai, thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho học viên có được niềm tin vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, tin vào đường lối chính trị của đảng, tin vào quần chúng nhân dân.
Thứ ba, thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho học biên nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, đúc rút bài học kinh nghiệm, định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn tiếp theo.
Thứ tư, thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho học viên trau dồi và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.
Tóm lại, thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò vô cùng to lớn, tác động đến mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của học viên. Để mỗi người cán bộ thực sự lực lượng của Đảng. của Nhà nước và nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hòi người học viên phải không ngừng ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện để nắm vững và trang bị cơ bản, vững chắc thế giới quan duy vật biện chứng.
6. Giải pháp nâng cao công tác tư tưởng đối với sự hình thành và phát triển thế giới quan của học sinh, sinh viên
Với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những sinh viên hiện này có một thành phần không nhỏ có những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc đi ngược với xã hội, trái với đạo đức và pháp luật. Nhằm có thể nâng cao được tư tưởng đối với sự hình thành và phát triển thế giới quan của sinh viên, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau:
– Một là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.
– Hai là, đấy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
– Ba là, công tác tư tưởng, lý luận phải góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc, chống phá của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống.
– Bốn là, chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
– Năm là, thực hiện nghiêm chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Tố cáo những hành vi bạo động, nói sai, nói xấu không đúng sự thật về Đảng.
– Sáu là, đối với công tác giáo dục là vô cùng cần thiết. Cần phải đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo các môn khoa học Mác – Lenin cho phù hợp với thực tiễn, bỏ bớt một số phần nặng về tính chất học thuật, sách vở. Đồng thời, tạo một thư viện mở với hệ thống sách đa dạng phong phú, đầy đủ về số lượng để cung cấp cho sinh viên.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, bảo hiểm,… cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài 1900.6162 để được đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!