Thẻ American Express – JCB – Discover card là gì, có mấy loại?
Thẻ American Express card là thẻ gì? JCB card và Discover card là thẻ gì, chức năng ra sao? Các loại thẻ vừa nêu có tất cả mấy loại thẻ nữa? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm lời giải đáp tại đây nhé.
Có thể bạn quan tâm: ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì – Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất?
Nội Dung Chính
Thẻ American Express Card là gì?
Thẻ American Express hay còn gọi là Amex card có trụ sở tại Manhattan, New York Mỹ. Đây là thương hiệu dịch vụ thẻ thanh toán nổi tiếng toàn cầu của Mỹ. Niềm tự hào của những người dùng dịch vụ thẻ ngân hàng.
So với thẻ master card và visa thì thẻ american express thì độ phổ biến và nổi tiếng của thẻ American express tại Mỹ và trên thế giới không hề kém cạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta thì Visa và Mastercard vẫn áp đảo hơn rất nhiều so với Amex card.
Cũng giống như thẻ mastercard và visa. Thẻ american express ở Việt Nam cũng có 2 loại thẻ được sử dụng nhiều là: American express debit và thẻ American express credit.
Ngoài ra có thêm American express prepaid. Nhưng ở Việt Nam thì không có cung cấp loại thẻ này. Amex cũng có dòng sản phẩm là séc du lịch hỗ trợ cho du khách. Tuy nhiên, do séc dễ làm giả nên ít ai dùng dịch vụ này mà dùng thẻ nhiều hơn
Như mình đã từng nói ở bài viết thẻ debit và thẻ credit là gì. Thì chức năng của debit và credit cũng giống như thế.
Thẻ American express debit là gì?
Thẻ American debit là loại thẻ ghi nợ quốc tế. Tức là có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng thì được phép sử dụng bao nhiêu đó.
Thẻ American express credit là gì?
Thẻ American express credit là loại thẻ tín dụng quốc tế. Tức là bạn có thể sử dụng thẻ kể cả khi không có tiền trong thẻ.
Vì mặc định thẻ này dựa vào thu nhập hay tài sản thế chấp sẽ cấp cho bạn một hạn mức sử dụng. Nếu bạn sử dụng dưới định mức đó thì cứ việc thoải mái thanh toán.
Thẻ American express prepaid là gì?
Thẻ American express prepaid là loại thẻ trả trước quốc tế. Tức là bạn có chỉ có thể sử dụng thẻ dựa vô số tiền có trong thẻ. Khác với debit được liên với tài khoản ngân hàng. Thẻ này hoàn toàn cách biệt với tài khoản ngân hàng.
Nếu bạn muốn làm thẻ American Express ở Việt Nam thì bạn phải ra ngân hàng Vietcom bank để làm. Vì đây là ngân hàng độc quyền tại Việt Nam cho phép làm thẻ Amex card.
Những điều thú vị về thẻ Amex chưa chắc bạn đã biết
- American Express (Amex) có tuổi đời hơn 150 năm tại nước Mỹ. Ban đầu, Amex kinh doanh dịch vụ vận chuyển, bưu điện. Chữ Express là tên phổ biến của các hãng vận chuyển thời Miền Tây hoang dã của nước Mỹ.
- Trước khi vào thị trường Việt Nam, Amex đã xuất hiện trên phim hài của Mr. Bean. Trong phim bạn có thể thấy ông ta tự hào với khuôn mặt rất khó đỡ.
Mr.Bean và chiếc thẻ Amex đáng tự hào (Hình chụp từ clip)
- Thẻ Amex có số lượng phát hành lớn nhất thế giới, nhưng lại ít phổ biến tại Việt Nam do điều kiện phát hành khắt khe và chỉ 1 ngân hàng độc quyền phát hành.
- Thương hiệu thẻ này là một kho bài học cho những ai làm dịch vụ khách hàng, marketing, phân khúc và chính sách sản phẩm đặc quyền.
- Chàng trai trên những chiếc thẻ của hãng này chính là vị thần Hermes của Hy Lạp. Vị thần chuyên đưa thư cho các vị thần trên đỉnh Olympia huyền thoại.
Cách để đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ của Amex tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thẻ này. Đặc biệt, khi dùng thẻ tín dụng quốc tế Amex, bạn sẽ phải trả khoản nợ trước trong vòng 50 ngày. Số ngày trả nợ của Amex nhiều hơn Visa và Mastercard tới 5 ngày.
Còn nếu như bạn không thể đáp ứng yêu cầu làm thẻ tín dụng Amex, bạn vẫn có thể làm thẻ ghi nợ Amex (thẻ debit Amex)
Thủ tục làm như sau
Bạn hãy bất kỳ 1 chi nhánh hay phòng giao dịch của Vietcombank, và nói muốn làm thẻ American Expess nhé, đọc tắt Amex có khi họ sẽ không biết đâu.
Lưu ý điều kiện phát hành thẻ
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Chủ thẻ chính phải đủ 18 tuổi trở lên và Chủ thẻ phụ phải đủ 15 tuổi trở lên.
- Chủ thẻ chính có tài khoản thanh toán tại Vietcombank. Nếu chưa có tài khoản thì đăng ký luôn lúc làm thẻ.
- Mang theo CMND bản gốc hoặc căn cước công dân còn thời hạn sử dụng hoặc hộ chiếu bản gốc để làm thủ tục nếu chưa có tài khoản ở Vietcombank
Sau đó họ sẽ đưa bạn giấy tờ để làm thủ tục mở tài khoản và mở thẻ American Express. (Nếu như bạn đã có tài khoản ở Vietcombank rồi thì chỉ cần điền vào giấy xin mở thẻ mà thôi).
Hiện tại thì phí phát hành thẻ American Express là miễn phí. Ngân hàng sẽ thu của bạn 50.000 đồng để làm số dư tối thiểu. Sô dư tối thiểu này bạn không được rút ra cho đến khi nào không còn nhu cầu sử dụng và bạn đến ngân hàng hủy thẻ.
Lưu ý khi làm xong thẻ thì nên cạo bỏ hay dán lại mã CID là 4 con số được in phía trước của thẻ, mục đích là để an toàn hơn cho thẻ.
Ngoài ra thẻ Amex còn có cung cấp dịch vụ American Express Safekey để an toàn khi giao dịch trực tuyến. Nhưng đáng tiếc dịch vụ này ở Việt Nam vẫn chưa có.
Thẻ JCB Card là gì?
Thẻ JCB card được phát hành bởi Japan Credit Bureau đây là tổ chức có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản. JCB được thành lập vào tháng 1 năm 1961. Thẻ JCB đến Việt Nam vào năm 2011. Tính đến năm 2015, thì JCB đã có hơn 20 triệu chủ thẻ bên ngoài Nhật Bản.
Đây cũng là một loại thẻ phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì còn khá nhiều nơi họ vẫn quen dùng visa và mastercard hơn. Tuy nhiên nếu dùng thẻ này tại Nhật hay các cửa hàng Nhật tại Việt Nam thì đa số đều được chấp nhận.
JCB cũng rất hay có các chương trình khuyến mãi áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ JCB
Biểu tượng JCB bao gồm các chữ S được cách điệu với 3 màu sắc thể hiện Sự hỗ trợ (Support), Sức mạnh (Strength) và Sẻ chia (Sharing).
Nguồn www.vn.jcb
Tương tự như các loại thẻ thanh toán quốc tế khác thì JCB cũng có 2 loại thẻ tín dụng credit và ghi nợ debit. Ngoài ra có thêm thẻ trả trước JCB prepaid nữa. Để an toàn cho việc giao dịch trực tuyến thì JCB cũng có dịch vụ J/Secure™ nhầm bảo vệ cho khách hàng của mình tránh khỏi các rủi ro khi giao dịch trực tuyến.
Thẻ JCB debit card là gì?
Thẻ JCB Debit card hay còn gọi dưới tên gọi khác là thẻ ghi nợ JCB. Đây là một loại thẻ thanh toán quốc tế của JCB. Thẻ này được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn.
Do đó thẻ này sẽ được quyền sử dụng toàn bộ số tiền bạn đang có trong tài khoản ngân hàng.
Ví dụ:
Mình đang có một tài khoản ngân hàng, và tài khoản này đang có 300 triệu. Do nhu cầu cần giao dịch với quốc tế. Mình buộc phải có thẻ thanh toán quốc tế, do đó Mình sẽ ra làm 1 thẻ JCB debit card để giao dịch quốc tế.
Lúc này thẻ JCB Debit card vừa được cấp sẽ được phép sử dụng tối đa 300 triệu có trong tài khoản của Mình. Vì thẻ vừa làm là loại debit hay còn được gọi dưới tên thẻ ghi nợ.
Thẻ JCB debit này đây là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng và được sử dụng số tiền có trong đó. Như ở đây là tài khoản có 300 triệu thì được phép dùng tối đa 300 triệu.
Tóm lại thẻ JCB debit card là một loại thẻ thanh toán quốc tế cho phép bạn sử dụng số tiền mà bạn đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Nếu như tài khoản của bạn hết tiền hay không còn đủ tiền để thanh toán thì bạn việc thanh toán qua thẻ JCB debit card sẽ thất bại, giao dịch sẽ thất bại.
Thẻ JCB Credit card là gì?
Thẻ JCB Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng JCB đây là loại thẻ thanh toán quốc tế và thuộc dạng thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng là loại thẻ mà bạn được ngân hàng cấp tiền theo hạn mức cho phép. Với thẻ tín dụng thì bạn có thể sử dụng tiền trong thẻ tín dụng trong vòng 45 ngày mà không bị tính lãi suất. Nếu như qua 45 ngày thì bạn sẽ phải trả thêm tiền lãi trên số tiền còn nợ nếu như chưa thanh toán hết số tiền đã dùng trong thẻ tín dụng.
Khi nợ tiền thẻ tín dụng mà bạn không trả hay trả không lãi không đúng hạn thường xuyên thì bạn sẽ được đưa tên vào bảng phong thần CIC. Hậu quả của việc được đưa tên lên bảng phong thần CIC là sau này rất khó để bạn có thể vay tiền ở ngân hàng. Bởi vì bạn đã bị đưa vô danh sách đen. Hãy vào đây để tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng là gì.
Để được ngân hàng cấp thẻ JCB credit card thì bạn phải chứng minh được thu nhập hằng tháng. Sau đó để ngân hàng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ của bạn, nếu được thì họ sẽ cấp thẻ cho bạn. Thẻ này thường được các ngân hàng cấp với hạn mức của 3 lần tiền lương.
Ví dụ lương bạn 9 triệu 1 tháng thì thẻ sẽ có hạn mức 27 triệu gấp 3 lần tiền lương của bạn. Như đã nói ở trên về CIC nếu tên bạn có tên trên CIC thì đảm bảo sẽ không được duyệt cho dù bạn đủ điều kiện để làm thẻ.
Ví dụ:
Mình được thẻ JCB Credit với hạn mức 27 triệu. Mình có thể dùng thẻ JCB Credit trong phạm vi 27 triệu được cấp để mua hàng và thanh toán tiền. Và trong vòng 45 ngày Mình sẽ không bị tính lãi suất số tiền đã sử dụng. Nếu qua 45 ngày mà Mình vẫn chưa trả hết số tiền đã sử dụng, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất.
Ưu điểm lớn nhất của thẻ JCB Credit là sẽ được cấp tiền để sử dụng. Giống như được ngân hàng cho vay tiền trong 45 ngày mà không phải trả tiền lãi. Đặc biệt thẻ JCB thường được hưởng ưu đãi khi chi tiêu tại cửa hàng siêu thị Nhật. Điển hình như Aoen hay các cửa hàng của Nhật chẳng hạn
Thẻ JCB Prepaid card là gì?
Thẻ JCB Prepaid card còn đươc gọi dưới tên là thẻ trả trước JCB. Đây là loại thẻ thanh toán quốc tế và thẻ này là dạng thẻ trả trước quốc tế.
Điểm nổi bật và tuyệt vời nhất của loại thẻ trả trước này là thẻ này được tách biệt hoàn toàn, không được liên kết với tài khoản ngân hàng. Do đó sẽ phòng tránh được những rủi ro về khi mất thẻ so với Debit card và Credit card.
Ở thẻ Prepaid card này có bao nhiêu tiền thì bạn chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi. Không như thẻ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng, hay thẻ credit được ngân hàng cấp tiền để sử dụng.
Thì thẻ Prepaid chỉ được sử dụng số tiền đang có trong thẻ mà thôi. Nếu lỡ bạn có mất thẻ thì cũng chỉ mất số tiền có trong thẻ chứ không phải mất toàn bị tiền trong tài khoản ngân hàng đối thẻ debit hay là toàn bộ khoản tiền được ứng trước đối với thẻ Credit.
Ví dụ:
Mình có tài khoản ngân hàng 6 triệu. Mình cũng có 1 thẻ JCB Prepaid card cùng ngân hàng với tài khoản. Khi cần giao dịch mua hàng, Mình sẽ chuyển khoản tiền từ trong tài khoản Mình vào tài khoản thẻ JCB Prepaid để mua hàng.
Ví dụ
Mình chuyển 2 triệu vào thẻ JCB Prepaid. Sau khi chuyển xong tiền vào thẻ JCB Prepaid của Mình thì thẻ này sẽ có tiền 2 triệu trong thẻ. Và khi tiêu hết 2 triệu này thì thẻ JCB Prepaid card này sẽ không thể sử dụng được nữa, mặc dù Mình vẫn còn 4 triệu trong tài khoản.
Nhưng bởi vì đây là thẻ Prepaid card, nên thẻ này sẽ không có sự liên kết với tài khoản ngân hàng bởi sẽ không thể nào sử dụng được số tiền 4 triệu này
JCB Debit
JCB Credit
JCB Prepaid card
Thủ tục làm thẻ
Rất đơn giản dễ dàng
Khó, phải chứng minh thu nhập hoặc tài sản để làm thẻ.
Rất đơn giản dễ dàng
Tiền
Rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng được liên kết với thẻ
Được ngân hàng cấp tiền cho sử dụng. Dựa vào hạn mức của thẻ
Chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi.
Khuyến mãi
Ít
Nhiều ưu đãi cho người sử dụng thẻ JCB Credit
Ít
Phạm vi sử dụng
Nơi nào có hổ trợ JCB là dùng được
Để làm thẻ JCB ở Việt Nam bạn có thể đăng ký làm thẻ tại các ngân hàng sau đây:
- VietinBank
- Vietcombank
- Sacombank
- EXIMBANK
- TECHCOMBANK
- ACB
- Agribank
- Ngân hàng Quân đội
Thẻ Discover Card là gì?
Discover card là thẻ do tập đoàn Discover Financial phát hành tại Mỹ. Được sử dụng phổ biến Mỹ từ năm 1985. Hiện tại, tổ chức thẻ Discover có mạng lưới rộng khắp tại hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên thì ở Việt Nam chúng ta thẻ Discover không được thông dụng cho lắm.
Tương tự thì thẻ này cũng có 2 dạng debit và credit. Ngoài có dạng ít người sử dụng là thẻ trả trước prepaid. Nói chung về thẻ này thì tác giả không dùng qua nên không thể cho nhận xét chuẩn xác được.
Chức năng thì cũng giống mấy loại thẻ của thương hiệu khác như Amex, Jcb mình kể ở trên rồi. Nên sẽ không đi về giải thích chi tiết nữa.
Discover là thương hiệu thẻ sinh sau đẻ muộn nhất của Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 1986. Năm 2008, công ty đã mua lại thương hiệu thẻ Diners Club International từ ngân hàng Citibank.
Sau khi hợp nhất thì DFS sở hữu 3 thương hiệu thanh toán lớn là Discover, Diners Club International và cổng thanh toán điện tử PULSE. Hiện tại có 61 triệu người dùng thẻ của tập đoàn này, chưa rõ là có bao nhiêu là của Diner và bao nhiêu là thẻ còn lại.
Thẻ Discover đã có mặt ở Việt Nam chưa?
Giống như thẻ Diners Club International, Discover chưa có mặt tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chủ thẻ Discover an tâm là hệ thống chuyển mạch thẻ Việt Nam đã chấp nhận thẻ này và cả thẻ Diners Club vào năm 2012.
Chủ thẻ chỉ cần tìm các máy ATM có biểu tượng của Discover là thanh toán được, đương nhiên là không thể thiếu thương hiệu Diners Club International đi cùng. Vì 2 thương hiệu này đồng sở hữu của DFS cả.
Những điều đặc biệt chỉ có ở thẻ Discover card
Do chỉ phát hành thông qua ngân hàng điện tử Discover Bank. Thẻ này chỉ duy nhất có người Mỹ sở hữu. Thẻ này có tỉ lệ hoàn tiền mặt cao hơn tất cả các dòng thương hiệu thẻ của Mỹ khác như Visa, Mastercard, Amex.
Các dịch vụ thẻ của thương hiệu này hoàn toàn là thẻ tín dụng credit. Đối tượng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: du lịch, vay học phí, doanh nhân, ẩm thực hoặc giao dịch trực tuyến. Thương hiệu này không có Thẻ debit. Mã số giao dịch an toàn là CVV hay CVV2 giống như thẻ Visa.
Bạn có thể thấy phần so sánh lợi thế so với các hãng thẻ khác trên thị trường theo link sau:
https://www.discover.com/credit-cards/compare/#
Lưu ý:
Nếu bạn có thẻ tín dụng. Thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card) này, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng, nơi phát hành thẻ cho bạn.
Và khoản vay này sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy thuộc vào ngân hàng nếu bạn trả trước 45 ngày. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi. Do đó bạn hãy nhớ mà trả sớm nếu như có điều kiện để tránh bị đóng lãi phạt nhé.
Ngoài những loại thẻ mà tác giả đã nêu như Mastercard, Visa, Amex, JCB, Discover còn có nhiều loại thẻ khác nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Như UnionPay, Dinner Club…
Hy vọng bài viết Thẻ American Express – JCB – Discover card là gì, có mấy loại? đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về các loại thẻ này. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.
Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Paypal là gì. Mong các bạn dành thời gian để đọc.
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!