Thành lập doanh nghiệp năm 2020 đơn giản chỉ với 4 giai đoạn
Mục tiêu năm 2020 sẽ đạt được 1.000.000 Doanh nghiệp thành lập, vì vậy Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung, đưa ra nhiều chính sách và quy định mới để hỗ trợ những khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy thành lập doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước.
Sau đây là quy trình để thành lập công ty, doanh nghiệp chung năm 2020 mà các nhà khởi nghiệp cần nắm rõ để có thể chuẩn bị và thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Thông thường gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoạt động
Hiện nay, ở nước ta có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp và phổ biến là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty TNHH 2 thành viên
Thành viên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng và có đặc điểm khác nhau, chính vì vậy bạn cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn lực và định hướng phát triển của công ty.
Những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp như: Trách nhiệm pháp lý, Thuế, khả năng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, khả năng gọi vốn…
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ cá nhân
Chuẩn bị bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các thành viên (Lưu ý: Bản sao phải được công chứng chưa quá 3 tháng và thời giạn CMND không quá 15 năm).
Việc lựa chọn ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty do chủ doanh nghiệp quyết định và số lượng thành viên sẽ được bởi quy định bởi loại hình doanh nghiệp lựa chọn.
Bước 3: Lựa chọn tên cho công ty
Nên lựa chọn tên công ty đúng quy định, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và đặc biệt không được trùng lặp với các công ty trước đó.
Để xác định tên doanh nghiệp của bạn có bị trùng lặp hay không, bạn hãy tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để có thể kiểm tra.
Địa chỉ website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Bước 4: Xác định rõ địa chỉ đăng ký kinh doanh
Địa chỉ trụ sở kinh doanh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở của công ty là địa chỉ ghi rõ số nhà, hẻm, đường phố hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Trung Ương. Ngoài ra còn phải ghi kèm số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hiện nay, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn còn hạn chế và việc kinh doanh chưa ổn định thì việc sử dụng Văn phòng ảo phương án tối ưu nhất. Văn phòng ảo giúp các doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký kinh doanh, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và tiết kiệm tới 96% chi phí hoạt động.
Bước 5: Xác định vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ của mỗi công ty. Và thành viên có trách nhiệm hoàn thành với cam kết đã đưa ra.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty
Thành lập doanh nghiệp cần phải xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty thường là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (tùy theo loại hình doanh nghiệp).
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh
Những ngành nghề kinh doanh đều có những quy định riêng về đăng ký kinh doanh, vì vậy, với ngành nghề nào bạn cũng cần tìm hiểu rõ ràng và cụ thể.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện được quy định tại Điều 19, 20, 21 Nghị định về Đăng ký doanh nghiệp số 43/2010/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền
Sau khi soạn thảo, hồ sơ được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp (Điều 25, Nghị định 43/2010/NĐ-CP).
Người đi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể là người đại diện pháp luật của công ty hoặc người khác được ủy quyền. Trường hợp được ủy quyền thì người được ủy quyền phải có giấy tờ hợp lệ theo quy định (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Sau khi khắc xong, con dấu pháp nhân sẽ được chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành đăng ký và sau đó trả con dấu về cho doanh nghiệp.
Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân
Khi đến nhận con dấu pháp nhân, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( bản gốc) , CMND ( bản gốc) cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện doanh nghiệp không thể trực tiếp nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho một người khác ( giấy tờ đầy đủ, hợp lệ và giấy ủy quyền có công chứng).
Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi đã được cấp Giấy phép kinh doanh cũng như con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, Doanh nghiệp cần thực hiện những công việc quan trọng như sau:
Bước 1: Tiến hành khai báo thuế ban đầu với cơ quan chức năng trong thời gian quy định
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật quản lý Thuế
Bước 2: Tiến hành đăng ký khai báo thuế qua mạng điện tử ( thông qua dịch vụ chữ ký số : Token key)
Theo quy định tại Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý Thuế: Từ ngày 01/07/2013 tất cả các doanh nghiệp phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng
Bước 3: Đăng cố báo Doanh nghiệp
Điều 28 Luật doanh nghiệp
Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
(theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
(theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn
Theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
Bước 7: Đặt “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở
Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
Bước 8: Tuân thủ những điều kiện kinh doanh của ngành
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong quy trình để thành lập doanh nghiệp, từ khâu chuẩn bị hồ sơ cho tới lúc đăng bố cáo, được cấp hóa đơn và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh. Sau đó, Doanh nghiệp của bạn đã có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý của pháp luật nước Việt Nam.
Nhìn chung những giai đoạn để thành lập doanh nghiệp cũng khá phức tạp, nhiều giai đoạn và thủ tục. Những vấn đề thắc mắc về các bước của từng giai đoạn trên sẽ được giải đáp tận tình và MIỄN PHÍ từ REPLUS. Hãy liên hệ REPLUS, chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp và phục vụ bạn trong việc thành lập doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Top 5 xu hướng kinh doanh 2021
Mời bạn đánh giá bài viết