Thai giáo và các phương pháp thai giáo – Bệnh Viện Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn – SIH

Sự tiến bộ của khoa học ngày nay đã cho thấy ở thời kỳ mang thai, sức khỏe người mẹ là quan trọng, nhưng còn phải quan tâm chăm sóc đặc biệt đến sự phát triển thể lực và trí lực của thai nhi. Muốn vậy, các bậc phụ huynh, nhất là các thai phụ, phải nắm vững kiến thức và kỹ năng của phương pháp Thai giáo.

 

blank

 

THAI GIÁO LÀ GÌ?

Thai giáo là quá trình thực hiện các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ khi chuẩn bị mang thai, dưỡng thai và giáo dục thai nhi giúp bé phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Mục đích của thai giáo:

  • Đảm bảo mội trường trong và ngoài cơ thể mẹ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
  • Phát triển trí não bé toàn diện từ trong bụng mẹ.
  • Hình thành nên tình cảm gắn bó thân thiết giữa cha mẹ và con cái.
  • Trang bị cho các bậc cha mẹ những kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt trong việc nuôi và dạy thai nhi, làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

PHƯƠNG PHÁP THAI GIÁO

  • Thai giáo trực tiếp: Thai giáo trực tiếp chỉ những biện pháp tác động đến thai nhi thông qua các bài tập năm giác quan của cả mẹ và bé để thai nhi tiếp nhận được giáo dục tích cực

  • Thai giáo gián tiếp: Thai giáo gián tiếp chỉ các hành động gián tiếp giáo dục thai nhi thông qua các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ giúp thai nhi tiếp nhận dược mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc của mẹ bầu.

CÁCH TIẾN HÀNH THAI GIÁO

  • Thai giáo thông qua các giác quan:

THÍNH GIÁC:

Thính giác đã bắt đầu phát triển từ khi thai nhi được bốn tuần tuổi. Sang tuần thứ tám, tai ngoài đã hình thành, lúc này trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Ở tuần thứ 16 thai nhi đã có phản ứng với âm thanh và đến tuần thứ 24-25, hệ thống truyền âm thanh của tai mới hoàn chỉnh. Từ thời gian này trở đi, bố mẹ có thể tiến hành các hoạt động để kích thích thính giác của thai nhi phát triển như sau:

  • Nói chuyện, đọc truyện, kể chuyện cho thai nhi để giúp hệ thần kinh của thai nhi trở nên nhạy cảm hơn với ngôn ngữ. Việc này mang lại một cảm giác quen thuộc, an toàn, ấm áp cho thai nhi, do đó làm tăng sự gắn kết giữa bố mẹ và thai nhi.

  • Cho thai nhi nghe các bản nhạc, bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, du dương, như nhạc cổ điển, dân ca, hát ru… sẽ có tác dụng kích thích thai nhi phát triển rất tốt. Tranh những loại nhạc cụ có cường độ lớn, âm thanh chói và tiết tấu phức tạp.

 

THỊ GIÁC:

Sự hình thành thị giác của thai nhi muộn hơn so với các cơ quan khác. Khi được 2 tháng, mắt của thai nhi bắt đầu hình thành, đến khi được 4 tháng, thai nhi đã có khả năng cảm thụ ánh sáng. Khích thích thị giác thai nhi bằng ánh sáng nên được thực hiện từ tháng thứ 6 bằng các biện pháp sau:

  • Dùng đèn pin chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilong màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. Lặp đi lặp lại hoạt động này vài lần cho đến khi thai nhi quen với ánh sáng thì có thể để đèn pin lâu hơn chút rồi lại tắt đi. Trong khi chiếu đèn, người mẹ nói chuyện âu yếm nhẹ nhàng với thai nhi để bé cảm thấy an tâm với việc có ánh sáng chiếu vào. Thời gian tiến hành mỗi tuần 2-3 lần và mỗi lần chỉ trong 3-5 phút. Không nên vượt quá mức độ này bởi nếu ánh sáng quá mạnh có thể gây tổn hại cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi, và nếu thời gian quá lâu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai nhi.

  • Hàng ngày, thai phụ có thể nằm tắm nắng dưới ánh nắng nhẹ hoặc dưới các tán cây, vừa thưởng thức phong cảnh tươi đẹp vừa cho bé cảm nhận ánh sáng chan hòa của thiên nhiên.

 

VỊ GIÁC & KHỨU GIÁC:

Khi được 2 tháng thì miệng và mũi của thai nhi đã bắt đầu được hình thành. Đến 4 tháng thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn, bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt. Thai nhi 7 tháng thì mũi đã hoạt động hiệu quả. Vị giác và khứu giác là những công cụ giúp thai nhi cảm thụ sự kích thích từ bên ngoài. Những gì thai phụ ăn uống đều sẽ đi vào trong tử cung và thai nhi đều cảm nhận được mùi vị khác nhau của các thức ăn. Những kinh nghiệm về mùi vị mà thai nhi nhận được trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên. Để kích thích vị giác phát triển, thai phụ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, uống nước trái cây, sinh tố. Để phát triển khứu giác, thai phụ nên ngửi những hương thơm mà mình thích, ưu tiên mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích.

XÚC GIÁC:

Từ tháng 2, thai nhi đã có những phản ứng với các kích thích về xúc giác. Đến tháng thứ 3, việc mát xa, vuốt ve nhẹ nhàng âu yếm lên các cơ quan cảm nhận xúc giác của thai nhi thông qua bụng mẹ giúp cho các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn, bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ, làm tăng cường khả năng phản ứng của bé. Mỗi ngày nên tiến hành mát xa vuốt ve bụng mẹ bầu khoảng 5-10 phút vào buổi sáng và buổi tối. Để làm được những điều này, người thân trong gia đình, nhất là người chồng, cần phải quan tâm đến vợ mình khi mang thai, tạo điều kiện đảm bảo tốt nhất đến sự phát triển của em bé.

Theo dõi bệnh viện trên Facebook Fanpage tại đây

Nguồn: Học làm mẹ cùng Bác sĩ