Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết Ta, tết Âm lịch, tết Cổ truyền
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết Ta, tết Âm lịch, tết Cổ truyền hay chỉ nôm na gọi là Tết. Tết là dịp gặp gỡ người thân trong gia đình, bạn bè hàng xóm, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Ngày lễ đầu năm âm lịch rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt ở Việt Nam và các nước khu vực Đông Á. Nói đến tết là chúng ta nhớ về khái niệm quê hương làng xóm thân yêu
Bà con ta khi xưa chọn ngày lễ này là để chào mừng một vụ mùa mới vào Tiết đầu tiên của năm nên hình thành tên gọi là “Tiết Nguyên Đán” – Tiết là 24 tiết khí, nguyên đán là đầu tiên, đọc trại là Tết Nguyên Đán. Do gắn bó với văn hóa mùa vụ nên đòi hỏi nó phải xuất phát từ các cộng đồng trồng trọt lúa nước. Vì vậy, có thể nói rằng ngày lễ này là sản phẩm văn hóa thuần túy của cư dân nghề nông Bách Việt.
Chúng ta có thể cảm nhận ra hình ảnh ngày Tết cổ truyền vốn đã xuất hiện từ lâu đời trong sự tích Bánh Chưng Bánh Giày thời các Vua Hùng. Vì vậy, chúng ta hãy luôn tự hào rằng đây là một ngày lễ thuần Việt chứ không vay mượn văn hóa từ nước nào khác.
Tết Nguyên Đán tết Ta được tổ chức theo lịch Âm, vì vậy nó thường muộn hơn Tết Dương lịch (tết Tây). Thông thường dịp Tết sẽ diễn ra trong khoảng từ 7 ngày trước và sau đêm giao thừa, tức là từ 23 tháng Chạp đến mùng 7 Tết. Mọi hoạt động trong thời điểm này sẽ sôi động nhất trước khi mọi người bắt đầu trở về guồng quay của công việc.
Tết cổ truyền Việt Nam bắt đầu từ ngày mùng 1/1 Âm lịch hàng năm. Trong thời điểm trước Tết, mọi người sẽ bắt đầu mua sắm các thứ để trang trí như mai, đào, quất cho nhà. Ngày xưa đây cũng là dịp mà những đứa trẻ háo hức nhất vì sẽ được cha mẹ mua sắm cho đồ mới. Bắt đầu từ mùng một, mọi người sẽ đến nhà để gởi những lời chúc Tết may mắn về công việc, làm ăn, sức khỏe cho nhau.
Cùng xem một số hình ảnh Tết từ thời xưa để thấy nó thay đổi thế nào qua mỗi năm dưới đây.
Nội Dung Chính
Các hoạt động trong Tết Nguyên Đán
Người Việt quan niệm rằng tất cả mọi thứ trong năm mới đều phải mới mẻ, vì vậy họ thường dành một đến hai tuần trước Tết Nguyên đán để dọn dẹp nhà cửa, trang trí, mua sắm và bỏ những vật dụng cũ không sử dụng. Đây cũng có thể coi là thời điểm dọn dẹp lớn nhất cả năm.
Cúng ông Táo
Ông Táo theo quan điểm của người Việt thì là vị thần bếp chuyên ghi chép lại những việc làm tốt, xấu của gia chủ và báo cáo với Ngọc hoàng. Lễ cúng ông Táo bao gồm các loại hoa quả, nhang (hương), vàng mã và hai mũ đàn ông, một đàn bà kèm ba con cá chép. Việc cúng sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm buổi chiều. Cá chép nếu là cá sống thì sẽ được mang ra các ao, hồ phóng sinh sau khi lễ xong.
Tất niên
Tất niên là một phong tục trong Tết Nguyên đán thường được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu). Đây là một dịp mọi người ngồi sum họp lại ăn bữa cơm thân mật cùng nhau. Nhiều gia đình chuẩn bị hai mâm cúng bao gồm cúng gia tiên và cúng thiên địa. Ngày nay tất niên cũng là dịp để mọi người trong gia đình họ hàng, công ty tụ họp với nhau để tổng kết lại một năm mới.
Bày bàn thờ
Bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền sẽ được trưng bày đầy đủ mọi thứ bao gồm: một mâm ngũ quả, một bát hương, có thể sẽ có một vài ly rượu, chai bia. Một vài nơi còn để bánh chưng, bánh tét, xôi, gà. Với người Việt, một bàn thờ đầy đủ sẽ cho gia đình một năm mới đầm ấm, no đủ suốt cả năm.
Giao thừa
Là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong Tết Nguyên đán, chính là thời điểm đêm 30 tháng Chạp rạng sáng ngày mùng 1 (00h00). Mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc thật ấm áp và may mắn cho nhau. Gia đình sẽ quây quần cùng nhau đón một cái Tết hạnh phúc.
Ba ngày Tân niên
Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy
Trong ba ngày đầu năm mới, các hoạt động chúc Tết sẽ diễn ra. Người đi xông đất hay chúc Tết vào mùng một thường sẽ phải hợp tuổi với gia chủ. Mùng hai và mùng ba sẽ là hoạt động chúc Tết mẹ và các thầy cô đã có ơn dưỡng dục. Với những người công giáo, những ngày này họ sẽ đi nhà thờ để cầu nguyện.
Tết Nguyên Đán tết Âm lịch tết Ta Tết cổ truyền là hoạt động lớn nhất trong năm của người Việt. Thời gian nghỉ lễ dài nhất năm, mọi người có dịp đoàn viên cùng người thân trong gia đình lâu hơn. Tết Nguyên đán được truyền từ đời này sang đời khác qua hàng ngàn năm dù có biến tấu như thế nào thì cũng không thể thay đổi được một số phong tục truyền thống. Nếu bạn đang xa quê, hãy book ngay một tấm vé máy bay Tết về sum họp cùng gia đình ngay từ bây giờ.
Vietjet (.net) chúc mọi người có một cái Tết Nguyên đán trọn vẹn và hạnh phúc!
Vietjet khuyến mãi – Tổng đài vé máy bay 247
65/28 Giải phóng, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM
5/5 – (1 đánh giá)