Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

19/12/2022 08:51

Tết Đông chí – một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Đông Chí năm 2022 Tân Sửu sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 12 dương lịch tức ngày 29 tháng 11 theo âm lịch. (Các bạn có thể xem rõ hơn lịch về ngày Đông Chí 2022 tại lịch vạn niên). Tiết Đông Chí kéo dài trong 15 ngày từ ngày 22/12 dương lịch đến ngày 4/1/2022 dương lịch)

Có nhiều lễ hội truyền thống trên thế giới được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) này. Và rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight….

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Rộn rã lễ hội Đông Chí trên thung lũng Pakistan

Trong các lễ hội này phải kể đến Tết Đông chí  – một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Vậy Tết Đông Chí của người Hoa như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu? Có phong tục tập quán thú vị ra sao? … Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để làm phong phú hơn kiến thức của mình nhé!

>>> Đã có TỬ VI . Xem ngay nhé!

>>> Đã có XEM TUỔI XÔNG ĐẤT. Xem ngay nhé!

1./ Ngày Đông Chí là ngày gì?

Đông Chí  là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Vị trí của trái đất bốn mùa trong năm

Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại như Việt Nam thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….

>>> Xem Tử Vi hàng ngày – Xem bói 12 Cung Hoàng Đạo – Xem Bói Bài Tây

 2./ Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa.

Tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Điều này thể hiện rõ trong hoàng lịch của Trung Hoa và thời điểm tổ chức lễ hội và nghi lễ, bao gồm những sự kiện diễn ra vào ngày Đông chí.

Tết Đông Chí là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Từ xa xưa, các triều đình phong kiến Trung Quốc đã coi Đông Chí đã trở thành ngày quốc lễ

Từ triều đại Thương và Chu đến triều đại Tần (221 TCN – 206 SCN), Đông chí được coi là sự khởi đầu của năm mới và cũng là ngày lành tháng tốt để vua chọn cử hành lễ tế trời.

Vào triều Hán (206 TCN – SCN 220), Đông Chí được gọi là “Đông Tiết” và thịnh hành tập tục tặng quà chúc mừng nhau (gọi là “bái đông”). Đông chí trở thành ngày quốc lễ, được đánh dấu bằng việc các quan và quân tạm dừng công vụ, đóng cửa biên giới và ngưng giao thương. Đối với những người làm việc chăm chỉ và cống hiến không mệt mỏi trong mọi tầng lớp, ngày ngày là ngày nghỉ ngơi hiếm hoi và rất xứng đáng.

Thời Ngụy Tấn, “Đông Chí” được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối.

Kể từ triều đại nhà Đường và Tống, Đông Chí bắt đầu trở thành ngày cúng thờ tổ tiên. Nhà vua sẽ tổ chức một nghi thức tế lễ lớn để tỏ lòng tôn kính đối với Thiên thượng. Thiên Đàn ở Bắc Kinh được xây dựng khoảng 600 năm trước để phục vụ cho nghi thức này. Trong “Thanh Gia Lục”, một tài liệu thời nhà Thanh, Đông chí và các nghi lễ diễn ra vào hôm đó chiếm vị trí quan trọng tương đương với nghi lễ mừng năm mới.

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Uống rượu ngày Tết

Kính ngưỡng Thiên thượng là nguyên lý cốt lõi trong niềm tin truyền thống của Trung Hoa, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuận theo Thiên ý và quy luật tự nhiên. Giống như giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông cũng như một hành trình gian khó để bắt đầu thời kì mới, đây cũng là khoảnh khắc suy tư và lắng đọng.

Các quy tắc lễ nghĩa, mà nổi tiếng là Đạo Khổng, đóng vai trò cốt lõi trong đời sống tinh thần của các lãnh đạo Trung Hoa cổ đại và người dân của họ. Thiên tử giáo hóa dân chúng bằng sự khiêm nhường trước ân đức và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Các vương triều cổ đại tạ ơn Trời và biết rõ vị trí nhân loại trong thế giới tự nhiên.

3./ Phong tục đón Tết Đông Chí của người Hoa.

Phong tục họa và treo bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng trên tường sau ngày Đông Chí

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Tranh hoa đào treo ngày Tết

Tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.

Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.

Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, điều này được ghi nhận trong truyền thống dân gian Trung Hoa, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’.

Chu kỳ 81 ngày mùa đông được thể hiện trong bài đồng dao có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:

Nội dung bài đồng dao phụ thuộc vào vùng miền, dưới đây là bài đồng dao vùng Hoa Bắc:

“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,

Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,

Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,

Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,

Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.

Tạm dịch:

“Cửu một, cửu hai, tay không động,

Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,

Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,

Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,

Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.

Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.

Phong tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước trong ngày Đông Chí.

Tới ngày Tết Đông Chí, các gia đình người Hoa khắp nơi trên thế giới thường nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội, cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình.

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Chè trôi hay bánh trôi tàu – Món ăn truyền thống ngày Tết Đông Chí

Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước” (còn gọi là chè trôi tàu hoặc là bánh trôi tàu).

Xa xưa, Đông chí rất lạnh nên thường diễn ra cùng với loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể như bánh bao hấp và hoành thánh. Với lãnh thổ rộng lớn, sự khác biệt trong truyền thống giữa các vùng miền ở Trung Quốc rất rõ rệt. Ở phía Bắc lạnh lẽo, các món thịt và thức uống được coi là ‘nóng’ sẽ trở nên rất phổ biến, trong khi miền Nam có tập tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước và dần dần trở thành món ăn truyền thống trên khắp Trung Quốc cho tới ngày nay.

Bên cạnh đó, đây còn là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên.

>>Xem Thêm: Tử Vi Hàng Ngày –  Ngày hôm nay của bạn thế nào và Xem Bói Bài Hàng Ngày nhé

Tuy nhiên, trong không khí náo nhiệt này lại có một nhóm người Hoa lại không hề tổ chức cúng tế và ăn món chè trôi nước truyền thống, họ là ai và tại sao lại như vậy? Đó chính là những người Hoa họ Phùng (gốc gác tại huyện Hạc Sơn tỉnh Quảng Đông Trung Quốc), do trong quá khứ xa xưa, có một cô gái họ Phùng nghèo khó phải đi làm người ở cho một gia đình họ Tăng, gia đình nhà chủ này khá khắt khe và kiêng cữ trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp lễ tết trong năm. Có một lần vào dịp tết Đông Chí, trong lúc dọn cỗ bàn cúng tế, người con gái họ Phùng này lỡ tay làm rơi một đĩa thức ăn, nhà chủ nổi giận và đánh đập cô đến chết. Hành vi tàn ác của gia đình nhà chủ này đã gây nên lòng căm phẫn của bà con họ Phùng  và họ đã tuyên bố từ đó về sau sẽ không tổ chức mừng ngày tết Đông Chí để nhớ đến mối ân thù của cô gái bị đánh chết chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Đây cũng là một điểm đáng buồn và làm phong phú hơn những câu chuyện về ngày Tết Đông Chí mang ý nghĩa đoàn viên này.

4./ Phong tục đón Tết Đông Chí của bà con người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới.

Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.

Một góc thành phố Hồ Chí Minh ngày Tết

Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống.

Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” tại TP.HCM đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà. Món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.

Thiết nghĩ, với cuộc sống không còn khó khăn như hiện nay, việc tổ chức ngày Tết Đông chí truyền thống của dân tộc mình ở mỗi gia đình không phải là việc làm quá khó mà vẫn giữ được nét văn hóa đẹp, rất đáng được trân trọng bảo tồn./.

Tạp chí 12 Con Giáp năm 2023