Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5) – Tết diệt sâu bọ của người Việt
Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5) – Tết diệt sâu bọ trong văn hóa người Việt
Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt.
Cùng Sàn Gốm tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh ngày Tết Đoan Ngọ nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia phương Đông kể đến như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên. “Đoan” có nghĩa là sự mở đầu, “Ngọ” là giờ Ngọ trong khoảng thời gian từ 11h sáng đến 13h chiều.
Đoan Ngọ tức là khoảng thời gian mặt trời gần với trời đất nhất. Vì thế Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm.
Ở Việt Nam, lễ Tết này còn được gọi là “Tết diệt sâu bọ”. Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau:
Đầu tiên, mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ.
Tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc hoặc có thể ăn chanh với muối.
Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Hoạt động diễn ra trong Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Nội Dung Chính
Rượu nếp, nếp cẩm
Vì Tết Đoan Ngọ là ngày để diệt sâu bọ. Vì thế vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, theo quan niệm thì các loại ký sinh gây hại trong cơ thể thường ngoi lên. Vì thế uống rượu nếp hay ăn nếp cẩm sẽ khiến cho sâu bọ say bởi vị chua, chát, cay của nó.
Bánh tro
Bánh tro hay còn gọi là bánh gio, bánh ú tro phổ biến ở miền Bắc. Bánh có màu vàng đậm trong suốt. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô. Sau khi gói lá chuối sẽ đem đi luộc. Mọi người thường ăn bánh tro với đường hoặc mật mía trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Hoa quả
Ngày này mọi người thường ăn các loại hoa quả với mong muốn tiêu diệt sâu bọ. Vì thế thường lựa chọn các loại quả có vị chua, chát như mận, sung, xoài xanh.
Thịt vịt
Người miền Trung trong ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu thịt vịt. Bởi họ cho rằng, vào tiết trời nắng nóng của những ngày tháng 5 âm thì ăn thịt vịt sẽ làm mát cơ thể.
Chè trôi nước
Còn đối với người miền Nam thì Tết mùng 5 không thể thiếu chè trôi. Những viên chè được nhào nặn cẩn thận với lớp nhân đậu xanh bùi béo. Nước dùng ăn kèm là nước cốt dừa béo ngậy, thơm ngon, giải nhiệt.
Chè kê
Ở miền Trung còn có thêm món chè kê cực kỳ đặc biệt trong dịp Tết Đoan Ngọ. Hạt kê sau khi xay ra sẽ được bỏ vỏ và ngâm. Sau đó sẽ đun sôi cho nở mềm và ăn cùng nước đừng thêm vài lát gừng thơm phức, ngon miệng. Chè kê thường được ăn với bánh tráng nướng và đường.
Tết Đoan Ngọ làm gì?
Hái lá thuốc
Hái lá thuốc nghe có vẻ lạ tuy nhiên đây là phong tục rất phổ biến diễn ra vào mùng 5 tháng năm âm lịch tại một số vùng nông thôn nước ta. Mọi người quan niệm rằng, giờ Ngọ mùng 5 sẽ đón nhận những tia nắng tốt nhất trong năm. Vì thế lá được hái trong khung giờ này sẽ mang công dụng chữa bệnh tốt nhất.
Những loại lá thường được hái sẽ là những cây cỏ có tác dụng tốt cho tiêu hóa, đường ruột và chữa trị các bệnh ngoài da. Lá sau khi hái về sẽ rửa sạch sau đó đun thành nước để uống. Hoặc có thể giã nhỏ đắp lên những vết thương chưa lành.
Tắm lá mùi tàu
Theo ông bà kể lại, cây mùi là một bài thuốc cực kỳ tốt có mùi hương hơi ngai ngái, cay cay. Việc đun nước cây mùi để tắm trong dịp Tết Đoan Ngọ sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe:
- Mùi có vị cay, tính ấm, hương thơm nồng lưu hương lâu. Từ đó giúp lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe.
- Các khí không tốt trong cơ thể được giải phóng. Phù hợp cho người bị suy nhược thần kinh, đau đầu, thường xuyên căng thẳng.
- Mang lại thể trạng tốt, hỗ trợ giảm đau xương cốt, phong thấp.
Sắm lễ vật trong Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày mồng 5 tháng 5 thường bao gồm:
Hương, hoa, vàng mã
Nước
Rượu nếp
Các loại hoa quả:
Mận
Hồng xiêm
Dưa hấu
Vải
Chuối…
Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ Ngày Mồng 5 Tháng 5
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chw Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổchư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Sàn Gốm về Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt cho ngày lễ Tết sắp tới nhé!