tết Thuyết minh về mâm cỗ ngày | Xem lời giải tại QANDA

Vào chiều 30, mọi gia đình đều gác lại mọi công việc tất bật thường ngày, quây quần với nhau cùng làm mâm cỗ tất niên ngày tết. Từ thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng bữa cơm tất niên ngày tết, nhà nào cũng phải có một mâm cơm với đầy đủ các món ăn truyền thống.
Trên mâm cỗ cúng mỗi nơi một khác, nhưng không thể thiếu những món thực đơn mâm cơm ngày tết như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi, …. Ngoài mâm cơm cúng thì không thể thiếu mâm ngũ quả, những loại quả thường được sử dụng là chuối, bưởi, sung, táo,… Cả gia đình quân quần vào chiều 30 tết, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm tất niên. Hình ảnh mâm cơm ngày tết đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Không khí tết ngập tràn trong niềm vui và ánh mắt chính là ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng ngày tết. Mâm cơm ngày tết có những món gì Cách làm và trang trí mâm cơm ngày tết miền Bắc Mâm cơm cúng ngày 30 tết của miền Bắc rất tinh tế, là sự phối hợp hài hòa của các món ăn, giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau. Thuyết minh mâm cơm ngày tết: Đầu tiên là bánh chưng xanh được gói bằng thứ gạo nếp thơm dẻo với màu xanh mướt mắt. Bánh chưng xanh thường ăn với dưa hành, vừa làm tăng hương vị, lại “chống” ngán. Kế đến là thịt đông – món ăn khá lạ lùng: Vốn nguội lạnh, lại ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua mới ngon. Ngoài ra, còn có đĩa xôi ăn với gà luộc rắc lá chanh, giò lụa, giò xào, nem rán, kèm đĩa nộm nhiều rau củ để bữa cỗ thêm ngon miệng. Mâm cơm gia đình ngày tết không thể thiếu món nước. Món nước trong mâm cơm ngày tết của người Hà Nội gồm: Giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, rồi bát mọc nước. Mâm cơm cúng gia tiên ngày tết phải thật trang trọng, đầy đủ. Với Huế, mâm cơm cúng ngày mùng một tết có phần đặc sắc và công phu hơn, mang hơi hướng cung đình xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem, tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ. Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất làm thành nguyên quả và các món mứt gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát bửu vừa đẹp lại vừa ngon. Cách làm mâm cơm ngày tết của miền Trung vừa tinh tế, vừa nhã nhặn, đẹp mắt. Làm mâm cơm cúng ngày tết Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới. Bánh tét của người miền Nam có đôi phần khác biệt so với bánh tét miền Trung. Bánh tét miền Trung gói chặt, nhân đậu xanh ít và chú ý đến yếu tố bảo quản cho được lâu thì bánh tét miền Nam đa dạng hơn về cả phần vỏ lẫn phần nhân. Phần nếp bên ngoài có khi được trộn lẫn với dừa nạo, có khi với đậu đen, hoặc là hạt điều, là cẩm, lá dứa tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Mâm cơm cúng ngày mùng 1 tết Phần nhân thì ngoài nhân đậu xanh với mỡ, còn có nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối.
Các bạn cũng có thể làm mâm cơm chay ngày tết để cúng đêm 30. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm cơm khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.