Tây Phương Cực Lạc thế giới du ký (Phần 2)

Khi pháp sư Khoan Tịnh du lịch thế giới Tây Phương Cực Lạc, đó chính là thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, khi phong trào “phá tứ cựu” của ĐCSTQ thịnh hành, đã xuất hiện không ít những người mặc áo cà sa phá hoại Phật pháp, có lẽ pháp sư Ấn Quang vì thế đã đưa ra lời cảnh báo.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị tham khám những Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.

Trong tập trước, chúng tôi đã giới thiệu về một trong ba vị đại cao tăng của Phật giáo cận đại, pháp sư Khoan Tịnh, đệ tử của lão hòa thượng Hư Vân, những cảnh tượng mà nguyên thần của ông khi ly thể du lịch thiên giới đã nhìn thấy được. Pháp sư Khoan Tịnh cuối cùng cũng đã đến được thế giới Tây phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà chủ trì, ở đó ông ấy đã trải qua những sự tình bất khả tư nghị gì? Chúng ta hãy tiếp tục trò chuyện.

Cửu phẩm Liên Hoa

Pháp sư Khoan Tịnh theo Quan Âm Bồ Tát tham quan thế giới Cực Lạc, phát hiện tất cả cổng lớn, hành lang, bờ hồ và lan can đều là do 7 bảo vật cấu thành, bao gồm cả cao sơn đại địa, đều phát quang lấp lánh. 7 bảo vật này là gì? Phật gia là chỉ 7 loại báu vật bảo quý ở nhân gian, trong kinh Phật khác nhau có ghi chép khác nhau, bao gồm vàng, bạc, mã não, ngọc trai, lưu ly v.v. Nhưng, điều khiến pháp sư Khoan Tịnh ngạc nhiên nhất là, hết thảy những thứ dường như “hữu hình” này, kỳ thực đều có thể đi xuyên qua mà không bị cản trở. 

Đại điện rực rỡ huy hoàng phía sau thân Đức Phật A Di Đà trông vô cùng tráng lệ, bên trong có hàng vạn người, có rất nhiều Bồ Tát, thân thể đều là sắc vàng kim trong suốt. Ông còn nhìn thấy Bồ-Tát Đại Thế Chí.

Lúc này, Quan Âm Bồ Tát nói sẽ đưa ông đi thăm quan Cửu Phẩm Liên Hoa, hoàn cảnh nơi tất cả chúng sinh thế giới Cực Lạc sinh sống. Cửu Phẩm Liên Hoa này được tính như thế nào? Trong một phạm vi lớn, nó được phân thành thượng phẩm liên hoa, trung phẩm liên hoa và hạ phẩm liên hoa, mà trong mỗi phẩm này lại được phân thành ba đẳng cấp thượng, trung, hạ, do đó tổng cộng là 9 phẩm. Quan Âm Bồ Tát đưa pháp sư Khoan Tịnh bắt đầu tham quan từ hạ phẩm hạ đẳng lên đến thượng phẩm thượng đẳng.

Pháp sư Khoan Tịnh phát hiện, trên đường đến hồ sen hạ phẩm, khi bước xuống, ông cảm thấy thân thể mình cũng dần dần thu nhỏ, vì sao lại như vậy? Bồ Tát giải thích, nói rằng chúng sinh các phẩm do cảnh giới bất đồng, do đó độ cao thể hình lớn nhỏ cũng có chút sai dị, cảnh giới càng cao thân thể càng to lớn, càng thấp đương nhiên càng nhỏ. Điều này gọi là phối hợp với cảnh giới.

Hạ phẩm liên hoa – mang theo nghiệp vãng sinh

Ngay khi đang nói, cả hai đã đến nơi sở tại của hạ phẩm liên hoa. Có lẽ quý vị đã từng nghe Đức Phật A Di Đà giảng về mang theo nghiệp khi vãng sinh, chính là khi người tu mà chưa đạt đến thuần tịnh hoàn mỹ, còn có nghiệp lực tồn tại, thì trong tình huống đặc thù này sẽ được Đức Phật A Di Đà mang đến thế giới Cực Lạc, mà hồ sen trong hạ phẩm liên hoa chính là nơi mà những người vãng sinh mang theo nghiệp cư ngụ.

Pháp sư Khoan Tịnh phát hiện mặt đất ở đây bằng phẳng như trong lòng bàn tay, đều được lát vàng, phát quang mờ nhạt nhưng đều trong suốt. Một lúc sau, họ đến một quảng trường phi thường rộng rãi, phía trên có rất nhiều nữ hài tử khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Tất cả bọn họ cao ngang nhau và trang phục cũng giống nhau, tất cả đều mặc váy màu xanh nhạt và đỏ đào, thắt lưng vàng quanh eo, trên đầu búi hai búi tóc, cài hoa màu tím, phi thường xinh đẹp.

Pháp sư Khoan Tịnh rất bối rối. Gì vậy? Trong Kinh Phật nói ở thế giới Cực Lạc bất phân nam nữ, nơi đây làm sao lại có nhiều nữ hài tử như vậy? Quan Âm Bồ Tát nói, hãy nhìn lại chính bản thân mình hiện tại. Không xem không biết, vừa xem liền giật mình, bản thân pháp sư Khoan Tịnh cũng biến thành y chang những nữ hài tử kia.

“Tại sao điều này lại xảy ra?” pháp sư Khoan Tịnh ngạc nhiên hỏi Bồ Tát. Bồ Tát giải thích rằng nơi đây do một vị Bồ Tát chủ tể, nếu Bồ Tát muốn biến mọi người thành nam thì ai cũng thành nam, Bố Tát muốn hóa nữ thì ai cũng đều thành nữ. Trên thực tế, bất luận là biến nam hay biến nữ, trong hoa sen hóa sinh, đều không có thân thể máu thịt, thân thể đều sắc trắng thủy tinh, trong suốt, giống như pha lê vậy, nhưng có một hình người, cho nên, trên thực tế là không phân nam nữ.

Vậy cuộc sống ở đây như thế nào? Hàng ngày vào lúc sáu giờ, có một buổi giảng kinh do một vị đại Bồ Tát chủ trì. Ngoài đó ra, ban ngày khi hoa sen nở, mọi người có thể ra chơi, ban đêm mọi người trở về nghỉ ngơi trong hoa sen. Khi nghỉ ngơi, trong hoa sen có người tự tâm niệm Phật, có người có đủ loại kỳ mộng, cũng chính là huyễn cảnh do nghiệp lực phản ánh xuất ra.

Pháp sư Khoan Tịnh đã gặp một vị đồng hương người Phúc Kiến ở đây, bước vào hoa sen của ông ấy, phát hiện đó là một tòa nhà cao tầng đường hoàng diễm lệ với một khu vườn xinh đẹp, trong phòng cổ vật trân quý vô giá, hết thảy đều phi thường tinh tế trang nhã, kể cả bảo vật trong hoàng cung hay phủ tể tướng cũng không thể sánh bằng. Trong nhà nam nữ già trẻ có mấy chục người, y phục lộng lẫy, ra ra vào vào rất náo nhiệt, giống như đang có chuyện vui gì đó vậy. Thế giới Cực Lạc lẽ nào vẫn còn có người nhân gian như vậy sống ư? Quan Âm Bồ Tát giải thích, nói rằng cá nhân này khi lâm chung thập phần thanh tịnh, mang theo nghiệp vãng sinh, nhưng qua nhiều kiếp đã tích lũy những thói quen và vọng tưởng quá nhiều, nên hồng trần chưa dứt được. Nơi đây vô số người đều là cha mẹ, vợ con, thân hữu của ông ấy lúc sinh tiền. Mỗi lần ông ấy trở về hoa sen nghỉ ngơi liền nhớ nhung những người và vật này, càng vọng tưởng tới họ, họ càng hiển hiện xuất ra. Nhưng hết thảy những điều này đều chỉ như con người thế gian mơ một giấc mơ, tỉnh lại thì cái gì cũng đều không có. 

Pháp sư Khoan Tịnh cảm khái nói: “Kỳ thực, cuộc sống nhân gian, đó chẳng phải là một giấc mộng lớn sao, khi linh hồn rời khỏi thân thể, hết thảy những gì bạn sở hữu tại nhân gian đều không cách nào mang đi, không còn thuộc về bạn, cũng giống như một cơn mộng huyễn hóa mà thành, đến cuối cùng thì đều chỉ là không.” 

Hoa sen ở đây khác với hoa sen ở nhân gian của chúng ta. Nó rộng khoảng một đến ba dặm vuông, cao ba bốn tầng, và tất cả hoa sen đều phát sáng. Đối với những người vãng sinh ở đây, nếu họ trong hoa sen khởi lên các chủng vọng tưởng, thì màu sắc của hoa sen sẽ ảm đạm vô quang, ngược lại nếu họ không có vọng tưởng, nội tâm thanh tịnh, thì đóa sen sẽ tỏa ra ánh sáng rực rỡ ngoạn mục.

Đầm sen này, cũng sẽ xuất hiện tình trạng héo úa, vậy đó là tình huống nào? Quan Âm Bồ Tát nói: “Đóa sen nào khô héo, mất đi sinh cơ, đó là vì, có người khi mới tín Phật, rất thành kính, dũng mãnh tinh tấn niệm Phật, gieo hạt giống Phật, hạt giống đó lớn lên, sinh trưởng mạnh mẽ, mỹ lệ nở hoa. Nhưng họ chỉ tu tinh tấn được một thời kỳ, thì tâm giải đãi, tín tâm dao động, không những không niệm Phật, mà thậm chí có làm chuyện thập ác, do đó, đóa sen của họ cũng dần dần khô héo.”

Trong nhân gian, người ta từng nghe nói một câu này, niệm Phật một câu có thể tiêu trừ vô lượng tội nghiệp, kỳ thực đó cũng là có điều kiện. Quan Âm Bồ Tát nói, có người không hiểu Phật pháp, tùy cơ làm ác, sau này nghe được chân tướng, hồi tâm hướng thiện, sửa chữa lỗi lầm, như vậy thì niệm Phật mới có thể tiêu nghiệp. Nhưng lại có người, một bên niệm Phật, một bên tâm như rắn độc, ngấm ngầm làm ác hại người, loại người này thuộc về người thập ác, họ không thể vọng tưởng niệm Phật tiêu nghiệp giảm tội.

Khi nói đến chủ đề tu hành, pháp sư Khoan Tịnh không khỏi cảm khái trong tâm, tại thế giới Cực Lạc từ hạ phẩm hạ đẳng tu luyện lên cần phải trải qua 12 kiếp mới có thể tu đến thượng phẩm thượng đẳng. “Kiếp” này là cách biểu đạt thời gian của Phật giáo, còn có phân ra trong “đại kiếp” có “tiểu kiếp”, bất kể là loại nào, đều là nói về thời gian vô cùng vô cùng dài. Mà thế giới Sa Bà – cõi nhân gian mà con người tồn tại, tuy rằng thống khổ, nhưng nếu có thể hạ quyết tâm, cần tu khổ luyện, thì một đời là có thể vãng sinh vào thượng phẩm Liên Hoa, ví như pháp sư Ấn Quang và pháp sư Hoằng Nhất chính là ví dụ sống động, do đó người tu luyện thực sự cần trân quý cơ hội, vì thân người khó được – “nhân thân nan đắc”.

Hãy tiếp tục nói về cảnh tượng trong hạ phẩm Liên Hoa. Ở đây còn có một tòa tháp cao gọi là “Tháp Tịnh Quán”, nó có thể phản chiếu mười phương thế giới. Ví như nói, nhìn Trái Đất thì phóng mắt chỉ thấy lớn bằng hạt cát, nhìn Mặt Trời cũng chỉ lớn bằng hạt cát. Nhưng nếu muốn nhìn rõ cảnh tượng trên Trái Đất, nó sẽ tùy theo tư tưởng mà phóng to lên, thậm chí một căn phòng trên Trái Đất, đồ đạc bên trong bài trí thế nào đều thấy rõ, pháp sư Khoan Tịnh gọi “Tháp Tịnh Quán” là “Đài thiên văn toàn vũ trụ”.

Hạ phẩm liên hoa đã thần kỳ mỹ hảo như vậy, vậy thì trung phẩm liên hoa sẽ như thế nào?

Trung phẩm Liên Hoa —— phàm Thánh cộng cư

Dưới sự dẫn dắt của Quan Âm Bồ Tát, pháp sư Khoan Tịnh tiếp tục xung lên trên, đột nhiên cảm thấy cơ thể mình ngày càng cao hơn, nháy mắt đã đến nơi. Hoa sen trong hồ trung phẩm liên hoa lớn cỡ khoảng bảy tám trăm dặm. Vẻ ngoài của hoa sen cũng trang nghiêm thù thắng hơn, hoa văn phi thường ưu mỹ, phóng ra nhiều màu sắc rực rỡ chiếu lẫn nhau, quả là lộng lẫy ngoạn mục.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là những cánh hoa sen trong hồ sen rất đặc biệt, được chia thành nhiều tầng, trong mỗi tầng lại có các đình đài, lâu các, bảo tháp, v.v., phóng ra hơn chục loại quang sắc, phong cảnh mỹ lệ cảm động nhân tâm. Những người sống trên hoa sen, thân thể của họ có màu vàng đỏ trong suốt, và họ cũng phát quang. Họ mặc trang phục giống nhau, và khoảng hai mươi tuổi. Lúc này thân thể pháp sư Khoan Tịnh cũng biến trở thành giống như họ, tuy nhiên Bồ Tát Quan Âm thì vẫn là thân hình Bồ Tát, không thay đổi chút nào.

Đột nhiên trong hư không có tiếng chuông vang lên, nguyên lai là đã đến giờ Bồ Tát giảng kinh, Quan Âm Bồ Tát hỏi: “Hôm nay là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ tát Thường Tinh Tấn giảng kinh Pháp Hoa, con có muốn đi nghe không?” Làm sao có thể bỏ lỡ được, pháp sư Khoan Tịnh vui vẻ hưởng ứng. Sau khi hai vị Bồ Tát xuất hiện, không biết từ đâu có một làn khói hương thăng lên, mùi hương thập phần thánh khiết, thiên thượng vang lên tiếng nhạc du dương, vô số loài chim xinh đẹp bay nhảy theo âm nhạc. Mọi người đều hướng tới các Bồ Tát hành lệ, rồi nghe Bồ Tát giảng kinh.

Lắng nghe lắng nghe, pháp sư Khoan Tịnh bỗng có một câu hỏi trong tâm, Kinh Liên Hoa Diệu Pháp đang được giảng ở đây vì sao không giống với Kinh Liên Hoa Diệu Pháp tồn tại ở nhân gian? Bồ Tát giải thích: “Kinh Liên Hoa Diệu Pháp ở nhân gian, kinh văn tương đối nông cạn, nơi đây kinh văn giảng tương đối thâm sâu hơn, tuy nông sâu khác nhau, nhưng ý nghĩa là nhất dạng, cũng có thể nói, La Hán không hiểu được cảnh giới của Bồ Tát, Bồ Tát không hiểu được cảnh giới của Phật, ngài nghe Bồ Tát giảng kinh, chỉ nghe ra một loại âm, nhưng trăm ngàn loại ngôn ngữ đều phải đúng theo âm thanh ngôn ngữ của bản thân người nghe thì mới nghe thấy.”

Ở trung phẩm liên hoa, có một nơi gọi là “Hoa Tàng thế giới triển lãm quán”, trong phòng triển lãm này, có thể nhìn thấy các loại phương pháp tu hành của chư Phật và Bồ Tát, có thể nói là bao la vô vàn. Trong “Hoa Tàng thế giới triển lãm quán” có các tầng, mỗi tầng đều triển hiện toàn bộ quá trình Phật thành Phật, ví dụ như, Phật A Di Đà kiếp trước là ai, sư phụ của Ngài là ai, tu pháp môn nào, phát nguyện gì, kiếp trước đó nữa Ngài là ai, thậm chí toàn bộ trăm kiếp, ngàn kiếp trước khi Ngài thành Phật, đều có thể nhìn thấy không bỏ sót. Nếu quý vị muốn nhìn thấy được cảnh giới đó, quý vị có thể đến một tầng khác, ví như, đi xem quá trình Quan Thế Âm Bồ Tát thành Đạo, tình huống cuộc sống của ông ở mỗi đời mỗi kiếp cho đến trải qua cầu Đạo. Quý vị muốn xem Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và những vị khác, quá trình tu hành qua mỗi đời mỗi kiếp, đều có thể nhìn thấy ở “Hoa Tàng thế giới triển lãm quán”, nhìn thấy tình hình của hết thảy Phật, hết thảy Bồ Tát trong thế giới mười phương, chính là như vậy.

Sau khi xem xong trung phẩm liên hoa, pháp sư Khoan Tịnh lại tiến lên thượng phẩm liên hoa. Chúng ta hãy cùng nhau đi xem nhé.

Thượng phẩm liên hoa – hoa nở là thấy Phật

Pháp sư Khoan Tịnh bước lên đài sen và bay lên không trung, chẳng mấy chốc đã đến nơi thượng phẩm liên hoa, và thân thể của ông cũng khôi phục trở lại kích thước khi lần đầu tiên diện kiến Đức Phật A Di Đà.

Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng những chúng sinh được vãng sinh đến thượng phẩm thượng đẳng đều là những người thực tu tinh tấn tại nhân thế, họ căn cứ chỉ thị của pháp môn mà tu chính bản thân, nhất nhất tự mình thực tiễn hóa, tận tâm tận lực, dũng mãnh tinh tấn, mười năm như một. Họ tựa hồ không có vọng niệm, có người đã đạt đến cảnh giới La Hán, có thể tự do biến hóa. Muốn biến hoa liền biến hoa, muốn biến bảo tháp liền biến bảo tháp. Trong thượng phẩm liên hoa, đóa sen nhỏ nhất cũng to bằng ba lần Malaysia.

Vậy hồ sen thượng phẩm này có cảnh tượng gì? Pháp sư Khoan Tịnh mô tả hồ sen thượng phẩm được bao quanh bởi lan can phát ra nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau, và những bông sen tỏa ra các loại hương thơm khác nhau. Trong hồ có một ngôi bảo tháp lớn hình ngọn núi cao, tháp hình đa giác, phát phóng muôn ngàn ánh sáng mỹ lệ. Trong hồ có một cây cầu rất đẹp, diện tích hồ rộng đến mức không thể nhìn thấy đầu đuôi, trong hồ không chỉ có hoa sen nở rộ, mà còn có phong cảnh muôn hình vạn trạng, trên trời có nắp che phát quang lấp lánh, hoa sen còn có vô số tầng, trong tầng tầng đều có bảo tháp, đình đài, lâu các, mỹ lệ vô cùng. Người sống trên hoa sen, toàn thân sắc vàng kim trong suốt, y phục phi thường hoa lệ, phát ra các loại ánh sáng. 

Pháp sư Khoan Tịnh tại đây cũng đã gặp một người quen, đó là pháp sư Ấn Quang đã đề cập trước đó. Hai người nói chuyện rất vui vẻ, pháp sư Ấn Quang cũng nói với ông: “Tôi hy vọng rằng sau khi anh trở lại nhân gian, anh sẽ truyền đạt lại cho các đồng tu, cần lấy giới làm thầy, tinh tấn kiên trì giới luật.” “Khuyên những người tu luyện đó nhất định không được tự tác thông minh, trái phép thay đổi giới luật mà Phật Đà đã định ra, còn lớn tiếng nói là duy tân hành đạo, vi phản uy nghi, giới luật, thực khiến người ta đau lòng…”

Khi pháp sư Khoan Tịnh du lịch thế giới Tây Phương Cực Lạc, đó chính là thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, khi phong trào “phá tứ cựu” của ĐCSTQ thịnh hành, đã xuất hiện không ít những người mặc áo cà sa phá hoại Phật pháp, có lẽ pháp sư Ấn Quang vì thế đã đưa ra lời cảnh báo này.

Pháp sư Ấn Quang cũng đưa pháp sư Khoan Tịnh đến một lâu các cao lớn, lâu các tỏa ánh sáng vàng kim, sàn phát ra ánh sáng đa sắc, hết thảy mọi thứ trước mắt đều tự tỏa sáng. Tầng trên có các loại gương pha lê, ở giữa có tấm gương chiếu thân lớn nhất, Quan Âm Bồ Tát nói: “Gương này có thể chiếu ra nguyên hình của mỗi người, bản tính có thanh tịnh không, có vọng tưởng không, soi vào liền chiếu ra ngay.”

Thượng phẩm liên hoa có một tòa tháp lớn của Phật A Di Đà – “Tháp Liên Hoa”. “Tháp Liên Hoa” rất cao lớn uy nghiêm, tầng tầng nhiều vô số không đếm xuể, không rõ “Tháp Liên Hoa” có bao nhiêu góc, cũng không rõ chỉnh thể tháp trong suốt phát ra bao nhiêu ngàn vạn ánh sáng vàng. “Tháp Liên Hoa” chuyên cung cấp cho ngàn ngàn vạn vạn người vãng sinh trong thượng phẩm đến nơi này để du ngoạn. Chúng sinh nơi đó có thể xuyên tường tự do xuất nhập không bị cản trở, muốn lên muốn xuống, chỉ cần nghĩ một cái, nháy mắt là có thể đến nơi muốn đến, tòa tháp có thể nói ứng là ứng.

Pháp sư Khoan Tịnh và những người khác cũng bước vào “Tháp Liên Hoa”, thân thể của họ tựa như đi thang máy, hết tầng này đến tầng khác đi lên, tầng tầng đều trong suốt, có thể nhìn thấy mỗi tầng có rất nhiều người đang niệm Phật, tất cả đều là nam tử độ tuổi khoảng 30, mỗi tầng đều có trang phục khác nhau, ước chừng phân ra khoảng 20 loại màu sắc. Họ trong niệm Phật niệm tới đắc được, thì đầu đỉnh đều phát quang, trong ánh quang còn có hình tượng của Phật.

Tại nơi thượng phẩm liên hoa, khi đến giờ thuyết pháp, có hàng ngàn vị Bồ Tát ngồi trên tòa sen, lâu các, bảo tháp, v.v… trực tiếp lắng nghe âm thanh thuyết pháp của đức Phật A-di-đà.

Sau khi thăm quan xong Cửu Phẩm Liên Hoa, Đức Phật A Di Đà liền đưa pháp sư Khoan Tịnh quay trở về để hoàn thành tâm nguyện hạ thế cứu độ cha mẹ, người thân và bạn bè của mình. Pháp sư Khoan Tịnh ba lần bái tạ Đức Phật A Di Đà, bước lên đài sen và phi thẳng xuống, rất nhanh đã trở lại lầu “La Hán Trung Thiên”. Một tiểu đồng cho ông uống nước, ông từ từ ngủ thiếp đi trong mộng. Khi tỉnh lại, ông đã rất ngạc nhiên bởi những gì mình nhìn thấy.

Trở lại nhân gian

Khi pháp sư Khoan Tịnh tỉnh lại, thì chùa chiền, đình quán, Bồ Tát, người trời đều không thấy nữa, xung quanh tối đen như mực, bàn tay giơ lên cũng không thấy năm ngón, hóa ra ông đang ngồi một mình trên tảng đá trong Động Di Lặc.

Pháp sư Khoan Tịnh đã ở trong động bái lạy hai ba ngày, hy vọng sẽ lại được nhìn thấy thắng cảnh của thiên giới Phật quốc, nhưng dù khóc hay nhảy lên, ông phát hiện rằng không còn triển hiện siêu thường nào nữa. Vì vậy, pháp sư Khoan Tịnh không còn cách nào khác, chỉ có thể xuống núi từng bước một.

Trường cảnh du lịch thiên quốc vẫn sống động trong tâm trí, pháp sư Khoan Tịnh cảm giác thời gian mới có một đêm, nhưng sau khi xuống núi, ông gặp một người qua đường hỏi thăm, mới biết rằng đã là ngày 8 tháng 4 năm 1974. Sau khi tính toán cẩn thận, ông rời nhân gian đã hơn sáu năm năm tháng. Thảo nào Bồ Tát Quan Âm luôn nói, thời gian không nhiều, thúc giục ông mau chóng bước đi.

Câu chuyện về Tây Phương Cực Lạc của pháp sư Khoan Tịnh kết thúc tại đây. Có thể có người nói, tại sao thể nghiệm của ông ấy khác với những pháp sư khác, không hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong kinh điển? Quý vị có còn nhớ rằng pháp sư Khoan Tịnh đã nói, rằng chúng sinh trong Cửu Phẩm Liên Hoa do cảnh giới bất đồng, những sự vật họ nhìn thấy, nghe thấy do đó cũng bất đồng. Kỳ thực, pháp sư Khoan Tịnh chẳng phải cũng như vậy sao? Những gì ông có thể nghe được, nhìn được cũng chỉ là tại cảnh giới của tự thân ông, những gì mà Thần Phật Bồ Tát cho ông lý giải. Nếu là một người khác, có lẽ những gì họ có thể nhìn thấy nghe thấy cũng không giống như vậy. Vậy đó, dù không biết diện mục chân thực của núi Lư, chỉ vì duyên mà thân nằm trong núi này mà thôi.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

  • Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch