TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN BẠN CẦN BIẾT VỀ NHÂN SỰ
Bạn đã bao giờ nghe tới HR hay nhìn thấy cụm từ viết tắt này? Vậy HR là gì? Trong ngành HR có những vị trí gì? Công việc của những vị trí này là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn bao quát hơn về ngành HR.
Nội Dung Chính
HR là gì?
HR (Human Resources) là những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên.
Bộ phận quản trị nhân sự bắt buộc phải có tầm nhìn về chiến lược và gắn liền với những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Những yếu tố của người trong ngành Nhân sự:
-
Thích làm việc với con người, kết nối con người với nhau
-
Có khả năng đàm phán, thuyết phục và cảm hóa lòng người.
-
Có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, đầu tư phát triển tài năng nhân lực.
-
Kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan.
-
Sáng suốt và bình tĩnh trong việc ra quyết định.
-
Linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên.
-
Thưởng phạt đúng lúc với các chế độ, chính sách khen thưởng rõ ràng.
Tuy nhiên, cũng như các phòng ban khác trong công ty, phòng ban Nhân sự cũng sẽ có nhiều vị trí khác nhau và cần những yếu tố, phẩm chất riêng biệt.
Các vị trí công việc trong ngành HR:
Dưới đây là những vị trí công việc phổ biến trong ngành HR. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi tuy theo quy mô nhân lực và nhu cầu công việc của doanh nghiệp.
1. Giám đốc Nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc Nhân sự là vị trí cao nhất phòng ban Nhân sự của một công ty.
Đây là một trong các vị trí Giám đốc Cấp cao (C – level) giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn lực lao động trong doanh nghiệp.
Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược lâu dài về yếu tố con người để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
Vị trí giám đốc nhân sự thường xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty đa quốc như Coca Cola, Unilever…
Là người giữ vị trí quan trọng nhất, vì thế yêu cầu ở vị trí Giám đốc Nhân sự cũng rất khắt khe, gồm có:
-
Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence)
-
Có tầm ảnh hưởng với nhân viên (Inspirational Leadership)
-
Đem tới sự đổi mới (Change Maker)
-
Kinh nghiệm làm việc trong Ban Giám đốc Điều hành (C – Level Experience)
-
Tư duy chiến lược (Strategic Mindset)
-
Sự nhạy bén về tài chính (Financial Acumen)
-
Tư duy tìm kiếm cơ hội kinh doanh (Business Mindset)
Tim Huval – Giám đốc Nhân sự tại Humana – người đứng đầu tiên trên bảng xếp hạng top 100 Giám đốc Nhân sự của n2growth.com
2. Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager)
Trưởng phòng Nhân sự sẽ lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp theo nhu cầu của công ty và yêu cầu của Giám đốc Nhân sự.
Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các Giám đốc Cấp cao (C – Level) trong việc ra quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.
3. Quản trị Hành chính – Nhân sự (HR Admin)
Vị trí quản trị Hành chính – Nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự.
Ngoài ra, nhân viên quản trị Hành chính – Nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.
4. Chuyên viên Tuyển dụng (Talent Acquisition Specialist)
Giống như tên gọi, vị trí Chuyên viên Tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.
Một số yêu cầu cơ bản của Chuyên viên Tuyển dụng:
-
Có tố chất của nhiều ngành nghề khác nhau: Tuyển dụng không chỉ đơn giản là tuyển dụng. Khi làm tuyển dụng, bạn phải biết cách Marketing thương hiệu của công ty, biết tư vấn định hướng cho nhân viên mới, biết phân tích và hiểu tâm lý ứng viên…
-
Đón đầu xu hướng: Thế giới luôn thay đổi và Chuyên viên Tuyển dụng phải bắt kịp xu hướng của thế giới. 10 năm trước, chúng ta chưa từng nghĩ đến việc phỏng vấn online. 10 năm trở lại đây, do đại dịch Covid 19, phỏng vấn trực tuyến ngày trở nên thân thuộc.
-
Khả năng giao tiếp hiệu quả: Là một nghề phải gặp gỡ hàng chục ứng viên với vô số tính cách, sở thích, mong muốn khác nhau; một Chuyên viên Tuyển dụng phải nắm bắt và hiểu được tâm lý của ứng viên.
-
Xây dựng và duy trì mối quan hệ: Theo thống kê của các chuyên gia, tuyển dụng bằng mối quan hệ (internal reference) sẽ đem lại hiệu quả tốt, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo về chất lượng ứng viên. Vì thế, một Chuyên viên Tuyển dụng tốt phải biết xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
=> Tìm hiểu về khóa học Chuyên viên Tuyển dụng tại đây: m.me/mamahr.soc
5. Chuyên viên Đào tạo và Phát triển (Training and Development Specialist)
Sau khi ứng viên đã được tuyển chọn và làm việc trong công ty, chuyên viên Đào tạo và Phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn cho nhân viên mới để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân sự trong doanh nghiệp.
Vì tính chất công việc liên quan đến đào tạo và phát triển con người, những ai theo đuổi ngành này cần có:
-
Sự kiên nhẫn: Khi nhân viên tiếp xúc với công ty, tức là họ đang phải học hỏi những thứ hoàn toàn mới như văn hoá, con người, yêu cầu công việc và không phải ai cũng có thể nhanh chóng thích nghi. Vì thế Chuyên viên cần có tính kiên nhẫn.
-
Khả năng thuyết trình, trình bày rõ ràng, mạch lạc khi họ phải đứng trước đám đông và hướng dẫn cho nhân viên mới.
-
Khả năng tạo ra môi trường an toàn, hòa đồng, khuyến khích nhân viên mới chủ động tìm hiểu về công ty, công việc.
-
Sự chu đáo trong từng khâu chuẩn bị, từ lên slide bài giảng, đến sự quan tâm tận tình đến các nhân viên còn bỡ ngỡ trong công việc.
6. Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi C&B (Compensations and Benefits Specialist)
Tiền lương là yếu tố quyết định gắn trực tiếp người lao động với công ty. Khi làm việc tại vị trí này, Chuyên viên tiền lương và phúc lợi sẽ nắm được các công tác tổ chức biên chế (tăng giảm nhân sự, biến động nhân sự, cơ cấu nhân sự, hợp đồng lao động), các chính sách về lương bạn thực hiện cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, chất lượng công việc, sự ổn định nhân sự và giữ chân nhân tài của doanh nghiệp.
Vì tính chất công việc liên quan đến tiền thưởng, phúc lợi cho nhân viên, vì thế Chuyên viên yêu cầu:
-
Sự tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết, trí nhớ tốt và yêu thích những con số.
-
Khả năng nắm bắt, tổng hợp và tổ chức công việc tốt.
-
Xử lý và phân tích số liệu.
-
Kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là kỹ năng sử dụng Excel.
-
Cập nhật và áp dụng pháp luật, đặc biệt là Luật Lao động.
=> Tìm hiểu về khóa học Chuyên viên C&B ngay tại đây: m.me/mamahr.soc