Tạp vụ là gì? Công việc của tạp vụ ra sao?

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Làm vệ sinh khu vực được phân công vào đầu ca

 – Nhận phân công khu vực làm việc vào đầu ca từ Tổ trưởng/ người phụ trách/ hoặc chủ nhà

 – Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thiết bị, công cụ phục vụ cho công việc và di chuyển chúng đến vị trí thích hợp để làm vệ sinh

 – Đặt biển báo để lưu ý khách hàng và nhân viên hoặc người nào khác cần cẩn thận khi đi qua khu vực này

 – Sắp xếp các vật dụng, đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định – lau chùi sạch sẽ nếu bám bẩn

 – Sử dụng chổi hoặc máy móc chuyên dụng để quét/ hút sạch bụi trên bề mặt tại khu vực phụ trách, thường là sàn, khu vực sảnh, hành lang, cầu thang hay thảm…

 – Tiến hành pha hóa chất vệ sinh theo tỉ lệ tương ứng với nước rồi dùng cây lau nhà lau sạch mọi bề mặt vừa quét/ hút bụi xong

 – Đảm bảo không gian được làm sạch, khô, thoáng và ngăn nắp, thơm tho

Làm sạch khu vực nhà vệ sinh

 – Thu gom rác trong sọt và xung quanh trước khi tiến hành làm vệ sinh toilet

 – Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bồn cầu – vòi xịt – tường – đồ đựng giấy – cửa… đảm bảo mọi thứ đều phải sạch sẽ và thơm tho

 – Tiến hành thay mới giấy, sọt đựng rác và đặt bình tinh dầu tạo mùi (nếu có) vào đúng vị trí quy định

 – Dùng hóa chất chuyên dụng để lau sạch kính, bệ và vòi rửa

 – Kiểm tra và bổ sung xà phòng rửa tay (nếu hết), khăn lau tay sạch hoặc chất lượng hoạt động của máy sấy khô tay

 – Dùng chổi hoặc máy chuyên dụng để quét/ hút sạch bụi rồi lau sàn sạch sẽ bằng cây lau nhà

Kiểm tra và làm sạch khu vực phụ trách

 – Thường xuyên kiểm tra để kịp thời làm sạch khu vực làm việc/ phục vụ khách/ toilet khi cần, đảm bảo không gian luôn được sạch sẽ, đạt yêu cầu

 – Hỗ trợ nhân viên khác hoặc chủ nhà làm những công việc liên quan khi được yêu cầu

 – Tiến hành lau sàn và toàn bộ không gian phụ trách vào cuối ca

 – Thu gom và phân loại rác bẩn, tiến hành xử lý đúng quy định

 – Thu dọn dụng cụ làm việc, kiểm tra chất lượng và số lượng đảm bảo rồi cất vào kho hoặc để đúng nơi quy định

 – Kiểm tra tình trạng vệ sinh lần cuối – báo cáo công việc cho chủ nhà hoặc bàn giao ca, báo cáo công việc cho Tổ trưởng – kết thúc ca làm việc.

Vệ sinh và bảo quản đồ dùng làm việc

 – Nhận và chịu trách nhiệm về số đồ dùng vệ sinh được giao cả về số lượng lẫn chất lượng

 – Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng, máy móc, thiết bị, công cụ đảm bảo chúng phát huy tối đa công dụng – kịp thời phát hiện hư hỏng hay mất mát để báo ngay cho người liên quan xử lý

 – Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đúng nơi quy định, bảo quản đúng cách

 – Đề xuất mua mới những đồ dùng cần thiết phục vụ công việc khi cần

Các công việc khác

 – Định kỳ tiến hành làm vệ sinh các khu vực/ vị trí không thường xuyên như vệ sinh cửa kính ở trên cao, xử lý mạng nhện trên trần nhà, lau lá cây/ bóng đèn…

 – Tham gia các buổi hướng dẫn sử dụng máy móc mới, đào tạo nghiệp vụ nếu có

 – Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc

 – Thực hiện các công việc khác khi được phân công