Tân sinh viên và cuộc sống ở trọ

Sau khi nhận được giấy báo đỗ đại học, các tân sinh viên lại phải đối mặt với một nỗi lo lắng mới. Còn gì khác là nỗi lo về cuộc sống ở trọ? Vì hầu hết tân sinh viên đều phải xa nhà lên thành phố học. Có những bạn nhà khó khăn thì lo giá nhà trọ và những khoản chi tiêu không nhỏ mà từ nay có thể trở thành một gánh nặng trên đôi vai bố mẹ. Tìm được nhà trọ ưng ý rồi nhưng còn việc tìm người bạn ở cùng thì sao? Câu hỏi này trở thành nỗi băn khoăn của tất cả những tân sinh viên ….

sinh-vien-o-tro.jpg

Sinh viên ở trọ
Tại sao phải suy nghĩ về vấn đề này?

Có thể nhiều bạn, sau khi thi đỗ đại học, rất háo hức với cuộc sống ở trọ, cuộc sống sinh viên. Nhưng phải nói rằng tâm lí chung đều thấy lo lắng về cái ngã rẽ này. Cuộc sống xa nhà là một cuộc sống hết sức phức tạp, khó khăn. Vì đây là lần đầu tiên chúng ta bước ra khỏi sự bao bọc của gia đình để sống một cuộc sống tự lập. Vì thế ta cần một người bạn ở cùng để sẻ chia những gian nan của cuộc sống mới. Song để những nỗi lo, nỗi buồn ấy được vơi bớt, để cuộc sống ở trọ được thoải mái, phải có một người bạn trọ hợp với mình. Mà để tìm được một người bạn như vậy đâu phải dễ?

Và không ai có thể biết trước được cuộc sống của những người bạn trọ không hợp nhau sẽ tồi tệ như thế nào. Chẳng hạn như P.V – sinh viên của Học viện Ngân hàng – cảm thấy không hợp với cô bạn trọ nên luôn có cảm giác ức chế, bực bội, mặc dù không dám nói ra, nhưng V thích ra ngoài hơn là ở nhà trọ. Bởi vậy, để học đại học thật tốt cũng phải tìm cho mình một người bạn trọ phù hợp.

Thế nào là những người bạn trọ phù hợp?

Đó có thể là những người học cùng một trường đại học hoặc học cùng một khu. Bởi khoảng cách từ nhà đến trường là một vấn đề lớn mà bất kì một tân sinh viên nào cũng quan tâm. Để có thể sống trọ cùng nhau lâu dài, các sinh viên nên chọn những người bạn cùng trường hoặc gần trường nhau. Những mâu thuẫn trong cuộc sống trọ giữa các sinh viên có thể nảy sinh từ chính vấn đề này. Vì có thể người ở xa trường học lại cảm thấy thiệt thòi hơn người bạn ở gần trường.

Một người bạn trọ phù hợp không hẳn phải là người có tính cách hoàn toàn giống ta, vì mỗi người có một tính cách khác nhau, không ai là bản sao của ai cả. Tuy nhiên, cần đảm bảo là hai người phải có một số điểm tương đồng về tính cách. Bởi đôi khi những khác biệt quá xa lại gây nên những xung đột trong đời sống. Đó có thể là sự giống nhau về khẩu vị, về sở thích, về “đồng hồ sinh học”… Sẽ biết nấu nướng thế nào đây khi một người thích ăn mặn còn một người thích ăn nhạt? Liệu có ổn khi mà một người thích khuấy động cuộc sống làm cho nó trở nên ồn ào, còn người kia lại thích trầm tư, lặng lẽ? Từ trước đến nay bạn vẫn quen học vào buổi tối, đi ngủ sớm và dậy sớm. Còn người trọ cùng bạn lại thích ngủ ngày học đêm. Ai dám chắc rằng giữa hai người không nảy sinh mâu thuẫn? Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy lại khiến cho những người bạn trọ của chúng ta đau đầu và buộc phải chuyển mỗi người một nơi.

Có một tiêu chí tưởng chừng không có chút ảnh hưởng gì đối với cuộc sống ở trọ của những sinh viên, nhưng thực ra lại rất quan trọng. Ai cũng bảo rằng không quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế gia đình của người bạn trọ, nhưng đến khi sống cùng nhau rồi thì mới thấy không thể bỏ qua vấn đề này khi tìm bạn trọ được. Lời khuyên dành cho những tân sinh viên là nên tìm người bạn có cùng hoàn cảnh kinh tế. Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình chi phối trực tiếp đến cuộc sống riêng và cuộc sống chung của các bạn. Các khoản chi tiêu chung cần có một sự thống nhất giữa hai người. Đương nhiên là một sinh viên nghèo không thể chạy theo một sinh viên nhà giàu “vung tay quá trán” được. N (Đại học Sư phạm Hà Nội) và T (Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) trọ cùng nhau, nhưng sau một thời gian N không thể sống trọ tiếp với T đơn giản chỉ vì hoàn cảnh gia đình cô bạn này không cho phép cô chi tiêu dễ dãi như T.

Những sinh viên may mắn

Đó là những sinh viên có người bạn trọ là bạn học cùng suốt 3 năm cấp III, hoặc có thể hơn thế nữa. Cả một thời gian dài quen biết, học tập cùng nhau, chắc hẳn khiến họ thân thiết và thấu hiểu nhau như chị em, anh em. Bởi vậy cuộc sống trở nên thoải mái, dễ dàng hơn. H và Q ở gần nhà nhau, lại học cùng nhau từ cấp II, và lên Hà Nội ở trọ cùng nhau. Những ngày đầu mới xa nhà, họ chia sẻ với nhau nỗi buồn, nỗi nhớ nhà. Có những đêm ngoài trời mưa 2 cô sinh viên ngồi ôm nhau khóc vì nhớ nhà, nhưng khi khóc xong rồi thì lại thấy nhẹ lòng hơn, vì cả hai đều cảm thấy có chỗ dựa vững chắc. Dần dần, họ giúp đỡ nhau sống, giúp đỡ nhau học tập, cả H và Q đều thấy nhà trọ thành một ngôi nhà có nhiều tình cảm, kỉ niệm gắn bó.

Song, cũng có những trường hợp, những sinh viên ở trọ cùng nhau tuy đã học cùng nhau từ lâu nhưng vẫn không hợp nhau trong cách sống. Bởi có thể trên lớp họ hòa hợp với nhau nhưng khi tiếp xúc với nhau trong cuộc sống thường ngày họ thấy có một sự lệch pha rất lớn.

Những sinh viên không may mắn

Có những bạn không tìm được một người bạn thân quen để trọ cùng. Và bất đắc dĩ lắm họ mới phải tìm đến ở ghép với một người hoàn toàn xa lạ với mình. Không cùng quê, không biết một chút gì về hoàn cảnh gia đình, thân thế và tính cách của người trọ cùng khiến sinh viên đi ở ghép lo sợ. Những xung đột vì không hợp nhau về tính cách lúc này có thể lại là chuyện nhỏ. Vì còn có những chuyện đáng lo hơn khi sinh viên đi ở ghép, chẳng hạn như bị lừa gạt, lợi dụng và đánh cắp tài sản…

Đôi khi, trong cái rủi lại có cái may. Có nhiều sinh viên rất hài lòng về người bạn ở ghép. Ví dụ như câu chuyện của N – sinh viên trường Đại học Thương mại. Năm thứ nhất, vì N nhập học muộn, các bạn học cùng cấp III đã ổn định chỗ trọ hết, cô tân sinh viên này phải tìm đến ở cùng một chị cũng học Đại học Thương mại nhưng không hề quen biết. Lúc đầu, N cũng lo lắng, nghĩ đến những tình huống xấu nhất và dự định chỉ ở tạm một thời gian. Nhưng dần dần, không ngờ rằng hai người lại hợp nhau đến vậy. Họ ở trọ với nhau được 3 năm thì chị này ra trường và về quê làm việc. Ngày chia tay, hai chị em lưu luyến nhau, cảm động như tình cảm chị em ruột.

Bài học rút ra cho sinh viên đi ở trọ

Ai cũng muốn những năm tháng thời sinh viên có những kỉ niệm đẹp từ ngôi nhà trọ của mình. Để được như vậy không thể thiếu một người bạn trọ thật hợp với mình. Việc đặt ra các tiêu chí để lựa chọn bạn chỉ là một phần rất nhỏ. Quan trọng nhất vẫn là cách sống, cách ứng xử của mỗi chúng ta. Cuộc sống không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột, chỉ có điều là ta phải biết cách dung hòa nó, làm cho nó trở nên dịu nhẹ hơn và từ đó để hiểu nhau hơn. Nếu cảm thấy không thể dung hòa được giữa hai người thì cách tốt nhất là mỗi người nên tìm cho mình một người bạn trọ hợp hơn. Có như vậy việc học hành mới không bị ảnh hưởng xấu. Vì mục tiêu cuối cùng của sinh viên khi đi ở trọ vẫn là tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập trên đại học mà!

Trần Thị Lơ
Muctim.com​

Có thể nhiều bạn, sau khi thi đỗ đại học, rất háo hức với cuộc sống ở trọ, cuộc sống sinh viên. Nhưng phải nói rằng tâm lí chung đều thấy lo lắng về cái ngã rẽ này. Cuộc sống xa nhà là một cuộc sống hết sức phức tạp, khó khăn. Vì đây là lần đầu tiên chúng ta bước ra khỏi sự bao bọc của gia đình để sống một cuộc sống tự lập. Vì thế ta cần một người bạn ở cùng để sẻ chia những gian nan của cuộc sống mới. Song để những nỗi lo, nỗi buồn ấy được vơi bớt, để cuộc sống ở trọ được thoải mái, phải có một người bạn trọ hợp với mình. Mà để tìm được một người bạn như vậy đâu phải dễ?Và không ai có thể biết trước được cuộc sống của những người bạn trọ không hợp nhau sẽ tồi tệ như thế nào. Chẳng hạn như P.V – sinh viên của Học viện Ngân hàng – cảm thấy không hợp với cô bạn trọ nên luôn có cảm giác ức chế, bực bội, mặc dù không dám nói ra, nhưng V thích ra ngoài hơn là ở nhà trọ. Bởi vậy, để học đại học thật tốt cũng phải tìm cho mình một người bạn trọ phù hợp.Đó có thể là những người học cùng một trường đại học hoặc học cùng một khu. Bởi khoảng cách từ nhà đến trường là một vấn đề lớn mà bất kì một tân sinh viên nào cũng quan tâm. Để có thể sống trọ cùng nhau lâu dài, các sinh viên nên chọn những người bạn cùng trường hoặc gần trường nhau. Những mâu thuẫn trong cuộc sống trọ giữa các sinh viên có thể nảy sinh từ chính vấn đề này. Vì có thể người ở xa trường học lại cảm thấy thiệt thòi hơn người bạn ở gần trường.Một người bạn trọ phù hợp không hẳn phải là người có tính cách hoàn toàn giống ta, vì mỗi người có một tính cách khác nhau, không ai là bản sao của ai cả. Tuy nhiên, cần đảm bảo là hai người phải có một số điểm tương đồng về tính cách. Bởi đôi khi những khác biệt quá xa lại gây nên những xung đột trong đời sống. Đó có thể là sự giống nhau về khẩu vị, về sở thích, về “đồng hồ sinh học”… Sẽ biết nấu nướng thế nào đây khi một người thích ăn mặn còn một người thích ăn nhạt? Liệu có ổn khi mà một người thích khuấy động cuộc sống làm cho nó trở nên ồn ào, còn người kia lại thích trầm tư, lặng lẽ? Từ trước đến nay bạn vẫn quen học vào buổi tối, đi ngủ sớm và dậy sớm. Còn người trọ cùng bạn lại thích ngủ ngày học đêm. Ai dám chắc rằng giữa hai người không nảy sinh mâu thuẫn? Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy lại khiến cho những người bạn trọ của chúng ta đau đầu và buộc phải chuyển mỗi người một nơi.Có một tiêu chí tưởng chừng không có chút ảnh hưởng gì đối với cuộc sống ở trọ của những sinh viên, nhưng thực ra lại rất quan trọng. Ai cũng bảo rằng không quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế gia đình của người bạn trọ, nhưng đến khi sống cùng nhau rồi thì mới thấy không thể bỏ qua vấn đề này khi tìm bạn trọ được. Lời khuyên dành cho những tân sinh viên là nên tìm người bạn có cùng hoàn cảnh kinh tế. Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình chi phối trực tiếp đến cuộc sống riêng và cuộc sống chung của các bạn. Các khoản chi tiêu chung cần có một sự thống nhất giữa hai người. Đương nhiên là một sinh viên nghèo không thể chạy theo một sinh viên nhà giàu “vung tay quá trán” được. N (Đại học Sư phạm Hà Nội) và T (Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) trọ cùng nhau, nhưng sau một thời gian N không thể sống trọ tiếp với T đơn giản chỉ vì hoàn cảnh gia đình cô bạn này không cho phép cô chi tiêu dễ dãi như T.Đó là những sinh viên có người bạn trọ là bạn học cùng suốt 3 năm cấp III, hoặc có thể hơn thế nữa. Cả một thời gian dài quen biết, học tập cùng nhau, chắc hẳn khiến họ thân thiết và thấu hiểu nhau như chị em, anh em. Bởi vậy cuộc sống trở nên thoải mái, dễ dàng hơn. H và Q ở gần nhà nhau, lại học cùng nhau từ cấp II, và lên Hà Nội ở trọ cùng nhau. Những ngày đầu mới xa nhà, họ chia sẻ với nhau nỗi buồn, nỗi nhớ nhà. Có những đêm ngoài trời mưa 2 cô sinh viên ngồi ôm nhau khóc vì nhớ nhà, nhưng khi khóc xong rồi thì lại thấy nhẹ lòng hơn, vì cả hai đều cảm thấy có chỗ dựa vững chắc. Dần dần, họ giúp đỡ nhau sống, giúp đỡ nhau học tập, cả H và Q đều thấy nhà trọ thành một ngôi nhà có nhiều tình cảm, kỉ niệm gắn bó.Song, cũng có những trường hợp, những sinh viên ở trọ cùng nhau tuy đã học cùng nhau từ lâu nhưng vẫn không hợp nhau trong cách sống. Bởi có thể trên lớp họ hòa hợp với nhau nhưng khi tiếp xúc với nhau trong cuộc sống thường ngày họ thấy có một sự lệch pha rất lớn.Có những bạn không tìm được một người bạn thân quen để trọ cùng. Và bất đắc dĩ lắm họ mới phải tìm đến ở ghép với một người hoàn toàn xa lạ với mình. Không cùng quê, không biết một chút gì về hoàn cảnh gia đình, thân thế và tính cách của người trọ cùng khiến sinh viên đi ở ghép lo sợ. Những xung đột vì không hợp nhau về tính cách lúc này có thể lại là chuyện nhỏ. Vì còn có những chuyện đáng lo hơn khi sinh viên đi ở ghép, chẳng hạn như bị lừa gạt, lợi dụng và đánh cắp tài sản…Đôi khi, trong cái rủi lại có cái may. Có nhiều sinh viên rất hài lòng về người bạn ở ghép. Ví dụ như câu chuyện của N – sinh viên trường Đại học Thương mại. Năm thứ nhất, vì N nhập học muộn, các bạn học cùng cấp III đã ổn định chỗ trọ hết, cô tân sinh viên này phải tìm đến ở cùng một chị cũng học Đại học Thương mại nhưng không hề quen biết. Lúc đầu, N cũng lo lắng, nghĩ đến những tình huống xấu nhất và dự định chỉ ở tạm một thời gian. Nhưng dần dần, không ngờ rằng hai người lại hợp nhau đến vậy. Họ ở trọ với nhau được 3 năm thì chị này ra trường và về quê làm việc. Ngày chia tay, hai chị em lưu luyến nhau, cảm động như tình cảm chị em ruột.Ai cũng muốn những năm tháng thời sinh viên có những kỉ niệm đẹp từ ngôi nhà trọ của mình. Để được như vậy không thể thiếu một người bạn trọ thật hợp với mình. Việc đặt ra các tiêu chí để lựa chọn bạn chỉ là một phần rất nhỏ. Quan trọng nhất vẫn là cách sống, cách ứng xử của mỗi chúng ta. Cuộc sống không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột, chỉ có điều là ta phải biết cách dung hòa nó, làm cho nó trở nên dịu nhẹ hơn và từ đó để hiểu nhau hơn. Nếu cảm thấy không thể dung hòa được giữa hai người thì cách tốt nhất là mỗi người nên tìm cho mình một người bạn trọ hợp hơn. Có như vậy việc học hành mới không bị ảnh hưởng xấu. Vì mục tiêu cuối cùng của sinh viên khi đi ở trọ vẫn là tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập trên đại học mà!