Tầm nhìn và sứ mệnh là gì? Vai trò của cả hai trong doanh nghiệp
Tầm nhìn và sứ mệnh là gì? Giữa chúng có sự khác biệt ra sao? Vì sao tầm nhìn và sứ mệnh lại luôn đi cùng với nhau? Chúng có vai trò thế nào đối với sự phát triển của Doanh nghiệp? Tham khảo ngay những chia sẻ về tầm nhìn và sứ mệnh dưới đây
1. Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Vậy thì tầm nhìn là gì? Tầm nhìn trong trong tiếng Anh là “Vision”, nghĩa là những điều mà Công ty hoặc Doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Hay nói cách khác, tầm nhìn chính là những mục tiêu dài hạn. Và mục tiêu dài hạn này có thể kéo dài từ 5 năm đến 10 năm, thậm chí là lâu hơn.
Có 3 yếu tố cơ bản quan trọng nhất và mang tính chất quyết định nên một tầm nhìn hấp dẫn. Đó là mục đích – tương lai – giá trị. Cụ thể, mục đích là lý do để Doanh nghiệp tồn tại; tương lai là những định hướng mà Doanh nghiệp cần thực hiện trong tương lai; giá trị là những hành động mang tính chất quyết định để đạt được hiệu quả.
Thậm chí, nếu doanh nghiệp có tầm nhìn tốt thì nó còn tạo ra xu thế ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
2. Sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh trong tiếng Anh là “Mission” nghĩa là những giá trị của Doanh nghiệp. Khác với tầm nhìn thì sứ mệnh lại tập trung hoàn toàn vào thời điểm của hiện tại. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải xác định rõ đối tượng khách hàng của mình cũng như các quy trình kinh doanh quan trọng. Sứ mệnh sẽ giúp bạn định hướng được mức độ của các hoạt động mà doanh nghiệp cần triển khai.
Nhìn chung, sứ mệnh giống như là một bản tuyên bố mà doanh nghiệp đưa ra. Sứ mệnh sẽ phản ánh được rất nhiều khía cạnh của doanh nghiệp một cách chi tiết nhất. Như về nhân viên, các đối tác, những sản phẩm/dịch vụ, khách hàng, chất lượng cũng như công nghệ…
3. Tầm nhìn và Sứ mệnh có sự khác nhau như thế nào?
Thông thường thì tầm nhìn và sứ mệnh thường đi đôi, song hành với nhau. Nhưng trên thực tế thì hai khái niệm này lại có những điểm khác nhau. Vậy, sự khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh là gì? Bạn hãy thử tham khảo những sự khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh thông qua bảng so sánh dưới đây:
Tầm nhìn
Sứ mệnh
Vai trò
- Giúp doanh nghiệp xác định được đi xa đến đâu?
- Khẳng định vai trò cũng như mục đích mà doanh nghiệp tồn tại
- Đưa ra đường lối cũng như xác định được mục tiêu của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp khẳng định được giá trị
Trả lời cho câu hỏi?
Doanh nghiệp sẽ đi đến đâu và mục đích của doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp phải làm gì để thành công và tạo nên sự khác biệt?
Giá trị thời gian
Tầm nhìn hướng về tương lai
Sứ mệnh tập trung cho hiện tại
Chức năng
- Đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong tương lai
- Thúc đẩy doanh nghiệp quyết tâm đạt được mục tiêu
- Tạo động lực cho nhân viên làm việc
- Có sứ mệnh xác định được mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định được các quy trình tiến hành đến sự thành công
Sự thay đổi
Tầm nhìn có giá trị dài hạn và không nên thay đổi tầm nhìn nếu nó không thực sự cần thiết cho doanh nghiệp
Sứ mệnh có thể thay đổi nhưng cần phải bám sát vào tầm nhìn mục tiêu và nhu cầu của khách hàng
4. Vai trò của Tầm nhìn và Sứ mệnh trong doanh nghiệp
Tầm nhìn và sứ mệnh đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Tầm nhìn và sứ mệnh có những vai trò cụ thể như:
4.1 Vai trò của tầm nhìn trong doanh nghiệp
- Tầm nhìn giúp doanh nghiệp xác định được tiêu chí và mục đích để phát triển. Các tiêu chí này sẽ tạo ra những động lực để nhân viên phấn đấu trong công việc tạo kết quả tốt hơn
- Tầm nhìn giúp doanh nghiệp xây dựng được các kế hoạch cụ thể để làm việc hiệu quả hơn nhằm chinh phục mục tiêu tốt hơn
- Những chiến lược trong tầm nhìn giúp doanh nghiệp sắp xếp nguồn nhân lực tốt hơn, mở ra thành công chắc chắn hơn
- Tạo ra những hướng đi rõ ràng hơn thông qua mục tiêu chính cũng như các mục tiêu nhỏ đã đề ra. Trong đó, tầm nhìn chiến lược phải tạo ra được mục tiêu chính để tránh việc đi lệch hướng kế hoạch đã lập ra
- Tầm nhìn giúp doanh nghiệp có nhiều tiêu điểm kết nối và cùng phấn đấu cho mục tiêu chính. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả cũng như hiệu suất kinh doanh phát triển.
>>> Xem thêm: BOD là gì và tầm quan trọng của BOD trong các tổ chức doanh nghiệp
4.2 Vai trò của sứ mệnh trong doanh nghiệp
- Sứ mệnh đóng vai trò cố định trong mục tiêu và hướng đến kết quả trong tương lai của doanh nghiệp. Xác định sứ mệnh tốt thì nhân viên sẽ có năng suất làm việc đạt hiệu quả cao hơn
- Nhờ vào sứ mệnh mà doanh nghiệp có cái nhìn chắc chắn hơn trong tương lai. Từ đó, họ sẽ tìm cách đào tạo nhân sự, hướng dẫn nhân viên làm việc vì mục tiêu chung đã đặt ra
- Sứ mệnh giúp cho các dự án, chiến lược của doanh nghiệp có tiêu chí rõ ràng để nhân sự thực hiện công việc tốt hơn
- Sứ mệnh giúp các dự án, kế hoạch của doanh nghiệp đi đúng kế hoạch cụ thể mà không bị đi
- Sứ mệnh đóng vai trò cố định trong mục tiêu và hướng đến kết quả trong tương lai của doanh nghiệp. Xác định sứ mệnh tốt thì nhân viên sẽ có năng suất làm việc đạt hiệu quả cao hơn
- Sứ mệnh giúp các dự án, kế hoạch của doanh nghiệp đi đúng kế hoạch cụ thể mà không bị đi lệch hướng
5. Vì sao hai cụm từ Tầm Nhìn và Sứ mệnh luôn song hành với nhau?
Nhiều doanh nghiệp có tầm nhìn tương lai nhưng lại không xác định được sự mệnh cho tầm nhìn đã đặt ra, và ngược lại. Trên thực tế thì tầm nhìn và sứ mệnh luôn đi đôi với nhau. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có tầm nhìn và sứ mệnh, đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng để mở rộng quy mô kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phải được định hình và định hướng đường lối kinh doanh để phát triển về phía trước. Tuy nhiên, việc xác định tầm nhìn trước hay sứ mệnh trước thì sẽ dựa vào thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
6. Giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh cái nào nên có trước?
Thực ra, việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh, cái nào có trước cái nào sẽ tùy thuộc vào tình huống thực tế. Cụ thể như:
- Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập. Lúc này, tầm nhìn sẽ đóng vai trò quan trọng và nên có trước sứ mệnh. Vì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình tầm nhìn trước. Xác định được tầm nhìn thì sẽ thuận lợi hơn trong quá trình dẫn dắt sứ mệnh và cũng thuận lợi hơn khi thực hiện các mục tiêu đã được đưa ra trước đó.
- Nếu doanh nghiệp của bạn đã thành lập lâu. Lúc này, sứ mệnh sẽ đóng vai trò quan trọng và nên có trước tầm nhìn. Vì xác định rõ sứ mệnh cụ thể thì tầm nhìn cũng sẽ được sáng tỏ và thực hiện các chiến lược tương lai thuận lợi hơn.
Như vậy, tùy vào thực tế cũng như thời gian kinh doanh của doanh nghiệp để bạn xác định được tầm nhìn có trước hay sứ mệnh có trước. Việc xác định đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển đúng kế hoạch và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
>>> Xem thêm: 5M là gì? Mô hình 5M trong quản lí doanh nghiệp
7. Ngoài tầm nhìn và sứ mệnh còn yếu tố nào góp phần tạo thành kim chỉ nam cho thương hiệu
Để tạo nên thành công thì ngoài tầm nhìn và sứ mệnh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần 3 yếu tố dưới đây:
- Sự thật là những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thực sự rất tốt. Đây là thế mạnh về chất lượng cũng như năng lực tiên tiến nhất
- Mong muốn là những yếu tố mà khách hàng tin rằng họ thực sự muốn mua và muốn được sử dụng. Đây là những ý tưởng hoặc sự kỳ vọng, nhận thức thường trực trong đầu họ
- Sự khác biệt là yếu tố giúp cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn và thực sự nổi bật hơn so với đối thủ. Đây là yếu tố xứng đáng để khách hàng sẵn sàng trả chi phí để sử dụng.
Đây là 3 yếu tố cơ bản nhất mà bất kỳ thương hiệu doanh nghiệp nào cũng cần phải có, ngoài tầm nhìn và sứ mệnh. Doanh nghiệp có thể áp dụng 3 yếu tố này để phân tích cũng như phát triển thương hiệu của mình trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc thành công hay không giữa các doanh nghiệp lại tùy vào tình hình thực tế để đánh giá hiệu quả.
8. Một số ví dụ Tầm nhìn và Sứ mệnh của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Như đã nói trên thì tầm nhìn và sứ mệnh vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp với các quy mô lớn nhỏ. Hãy tìm hiểu một số ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam:
8.1 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk
- Tầm nhìn của Vinamilk là trở thành biểu tượng niềm tin về sản phẩm dinh dưỡng, sức khỏe hàng đầu phục vụ cho xã hội
- Sứ mệnh của Vinamilk là cam kết mang đến cho cộng đồng xã hội nguồn dinh dưỡng, chất lượng cao cấp hàng đầu. Đồng thời, Vinamilk còn mang đến sự trân trọng, tình yêu cũng như trách nhiệm để phục vụ nhu cầu con người và xã hội.
8.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vingroup
- Tầm nhìn của Vingroup là phát triển thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ hàng đầu trong khu vực. Vingroup không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm/dịch vụ đẳng cấp với chất lượng cao cấp nhất.
- Sứ mệnh của Vingroup là mang đến một cuộc sống chất lượng, tốt đẹp hơn cho người Việt.
8.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT
- Tầm nhìn của FPT là trở thành điểm tin cậy trên thị trường Việt Nam và phát triển không ngừng để trở thành đối tác uy tín của các nhà Kỹ thuật số hàng đầu thế giới.
- Sứ mệnh của FPT là cung cấp sản phẩm/dịch vụ và mang đến những trải nghiệm mua sắm thông minh cho các khách hàng. Bên cạnh đó, FPT còn nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm bảo được sự uy tín của doanh nghiệp.
8.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của Hoa Sen
- Tầm nhìn của Hoa Sen là trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực. Phát triển lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm vật liệu xây dựng làm trọng tâm. Bên cạnh đó, Hoa Sen còn hướng đến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường góp phần tạo ra giá trị cao nhất toàn xã hội
- Sứ mệnh của Hoa Sen là mang những sản phẩm/ dịch vụ chất lượng với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, thân thiện với môi trường đến cho khách hàng.
8.5 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vietjet
- Tầm nhìn của Vietjet là trở thành Tập đoàn hàng không đa quốc gia, mở rộng đường bay trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, Vietjet còn hướng đến việc cung cấp hàng tiêu dùng với thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng trên nền tảng thương mại điện tử.
- Sứ mệnh của Vietjet là mang đến chất lượng dịch vụ hàng không, mang đến sự hài lòng và niềm vui cho các khách hàng.
Với những chia sẻ trên thì chắc chắn bạn đã hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, đừng quên truy cập ngay website Muaban.net với các tin tức được cập nhật mới nhất mỗi ngày!
>>> Tham khảo thêm:
– Vân Anh (Content Writer) –