Tâm lý tội phạm là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm?
Tâm lý tội phạm là gì? Tìm hiểu về tâm lý tội phạm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm?
Tâm lý học tội phạm là một chuyên ngành mới trong hệ thống khoa học tâm lý Việt Nam, những giá trị của tâm lý học tội phạm mang đến là rất lớn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo sự công bằng trong hoạt động bảo vệ pháp luật và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vậy tâm lý tội phạm là gì? Tâm lý tội phạm có ý nghĩa như thế nào?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Tâm lý tội phạm là gì?
Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động phạm tội của các tội phạm nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
Tâm lý học tội phạm là một chuyên ngành của sự ứng dụng tâm lý học vào các mối quan hệ khác nhau của con người, và thông qua việc phân tích hành vi của con người để đi từ kiểm tra, sưu tầm và đưa ra được các chứng cứ có ích cho việc xét xử của Tòa án.
Tâm lý tội phạm tên tiếng Anh là: “Criminal psychology”.
2. Tìm hiểu về tâm lý tội phạm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm:
Như đã đề cập ở trên, tâm lý học tội phạm là một chuyên ngành của sự ứng dụng tâm lý học vào các mối quan hệ khác nhau của con người, và thông qua việc phân tích hành vi của con người để từ đó kiểm tra, sưu tầm và đưa ra được các chứng cứ có ích cho việc xét xử của tòa án. Tâm lý học tội phạm và khoa học hành vi có mối quan hệ với nhau.
– Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tội phạm cụ thể đó là các hiện tượng, đặc điểm, cùng các khía cạnh tâm lý phát sinh trong quá trình phạm tội của tội phạm; phân tích để làm rõ động cơ, mục đích trong diễn biến và hậu quả của tâm lý của hành vi phạm tội của thể của cá thể. Nghiên cứu về nhân cách của người phạm tội, đặc trưng trong nhân cách của người phạm tội và các kiểu nhân cách của người phạm tội. Nghiên cứu đến tâm lý của nhóm phạm tội, và nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm được hình thành trong điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan ảnh hưởng.
2.1. Các thuyết tâm lý trong tội phạm học:
Các thuyết tâm lý trong tội phạm học bao gồm những lý thuyết cơ bản sau để giải thích và lý giải cho các hiện tượng tâm lý của con người, đặc biệt là tâm lý người phạm tội.
Thuyết phân tâm học của tác giả Freud
Trong thuyết phân tâm của Freud, ông khẳng định rằng con người luôn tồn tại hai loại năng lực đối nghịch nhau đó là bản năng sống của con người hướng tới hoạt động và bản năng chết thúc đẩy hoạt động của con người hướng tới sự hủy diệt.
Ông cũng đưa ra phân tích của mình về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hành vi của bản thân như:
+ Bản năng là thứ được hình thành từ khi con người sinh ra, bản năng là sự tượng trưng cho vô thức trong sự chống đối của cá nhân đối với xã hội.
+ Bản năng là thứ cá tính riêng trong tâm lý của mỗi người, bản ngã cá nhân của con người thể hiện ý thức và ý chí cá nhân của người đó.
+ Siêu bản ngã là nói đến khả năng của bản thân họ trong quá trình học hỏi về các quy tắc, giá trị văn hóa trong xã hội. Và thể hiện lương tâm của cá nhân trong xã hội. Quá đó muốn nói đến tội phạm là kết quả của bản năng cá nhân người đó trỗi dậy đi quá với chuẩn mực xã hội và khiến bản năng đó họ không thể kiểm soát được hành vi của bản thân. Và cũng cho rằng sự thăng hoa không phải là nguyên nhân tương xứng dẫn đến các nguyên nhân pham tội khác của các cá nhân.
Thuyết hành vi trong tâm lý tội phạm của tác giả Skinner
– Dựa vào tâm lý học tội phạm và học hành vi để đưa ra lý thuyết về hành vi để thực hiện hành động phạm tội của mình. Lý thuyết này nói đến các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến hành vi của con người. Môi trường sống tác động ảnh hướng đến việc thúc đẩy hành vi của con người. Ông đưa ra lý thuyết về sự khen thưởng khiến con người thực hiện nhiều hơn các hành vi của mình.
– Thông qua thuyết hành vi này để nói đến môi trường bên ngoài chính là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội của tội phạm. Từ đó để đưa ra nguyên nhân khác quan dẫn đến hình thành nền tâm lý phạm tội của những kẻ tội phạm. * Thuyết về sự bắt chước trong tâm lý phạm tội của tác giả Gabriel Tarde Gabriel Tarde
– Tác giả đã cho rằng cơ sở tạo nên xã hội là từ sự bắt chước của con người. Ông cho rằng hành vi của con người chính là sự bắt chước lại hành vi của người khác. Qua đó ông cho rằng hành vi phạm tội của người tội phạm đến từ sự bắt chước từ hành vi phạm tội của người khác. Ông chia giai đoạn trong bắt chước hành vi con người thành 3 loại như sau:
+ Con người bắt chước những người mà bản thân học có tần số và mức độ tiếp xúc nhiều, tiếp xúc bao nhiêu thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều hoặc ít từ hành vi của người khác.
+ Những người thấp hơn thường bắt chước những người giỏi hơn mình mà người ta thường hay gọi đó là hình mẫu mình muốn trở thành. Ông đưa ra giả thuyết rằng khi hai khuôn mẫu của hành vi có sự mâu thuẫn với nhau thì sẽ có một khuôn mẫu mạnh hơn chiếm lấy vị trí của khuôn mẫu còn lại. Từ đó ông đưa ra thuyết bắt chước của con người đến từ hành vi quan sát của người đó với các hành động của người khác và bắt chước lại những hành động đó của họ.
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm:
– Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội mang tính ứng dụng cao, tâm lý học có nhiều phân ngành khác nhau. Trong đó có tâm lý học tội phạm, việc nghiên cứu và tìm hiểu tâm lý của người phạm tội sẽ giúp cho các cơ quan điều tra có căn cứ hợp lý để lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm pháp của một cá nhân.
– Trước hết, nghiên cứu về tâm lý con người để lý giải cho các hành vi của họ và động cơ dẫn đến tình trạng phạm tội của họ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành tâm lý kết hợp với việc điều tra tội phạm đã đưa ra việc làm đối với các chuyên gia về tâm lý đó là sự xuất hiện và phát triển của đội ngũ chuyên gia tâm lý học tội phạm nhằm hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều tra về tâm lý con người cũng như lý giải các hành vi của con người có liên quan đến tâm lý.
– Thông qua quá trình phân tích tâm lý tội phạm của các chuyên gia tâm lý đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kết án và đưa ra phán quyết tốt nhất với những tội phạm và có cách để điều trị tâm lý cho các phạm nhân bị mắc các bệnh về tâm lý dẫn đến các hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội.
– Mặt khác, tội phạm thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề và lứa tuổi,… do đó khả năng, mức độ phạm tội sẽ khác nhau. Tâm lý học tội phạm không chỉ nghiên cứu nguyên nhân, lý giải phạm tội từ góc độ tâm lý mà còn phát hiện, dự đoán khả năng dẫn đến nguy cơ phạm tội của mỗi cá nhân. Tức nhiên là tâm lý học tội phạm sẽ cung cấp giải pháp để cảm hóa phạm nhân bằng phương pháp tham vấn tâm lý. như: hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý; nghiên cứu tâm lý trong tâm lý học tư pháp; vai trò của tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo dục, cảm hóa phạm nhân là người chưa vị thành niên; một số đặc điểm tâm lý có nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên…
– Nghiên cứu tâm lý tội phạm nhằm thiết lập hồ sơ và điều tra tội phạm thông quan tâm lý. Thông qua việc thu thập thông tin của vụ án và thông tin về tội phạm sẽ giúp cho các chuyên gia tâm lý tội phạm thiết lập nên hồ sơ cá nhân của phạm nhân, thông qua đó để điều tra tâm lý phạm tội của họ: họ phạm tội vì mục đích gì, tại sao lại có động cơ phạm tội như vậy, tâm lý trong các giai đoạn phạm tội được diễn ra như thế nào… Nhờ vào việc đánh giá các yếu tố khách quan tác động và các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến tâm lý của phạm nhân và tâm lý phạm tội như thế nào. Từ việc hình thành hồ sơ phạm tội này sẽ giúp các cơ quan điều tra tìm ra được các nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ gây án, bên cạnh đó vấn đề về lứa tuổi, mức độ nguy hiểm của vụ án cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý người phạm tội.
– Nghiên cứu tâm lý tội phạm còn là có vai trò vô cùng to lớn trong việc phỏng vấn, hỏi cung, lấy lời khai, nghiên cứu tâm lý nhân chứng. Khi hỏi cung, lấy lời khai của bị can, bị cáo hay của người làm chứng và những người liên quan với cơ quan điều tra thì trong giai đoạn này, cơ quan điều tra bằng các nghiệp vụ của mình sẽ đánh giá được tâm lý của họ, đánh giá xem họ nói thật hay nói dối. Thông qua những đánh gia về tâm lý của tội phạm và nhân chứng để đưa ra các cách đặt vấn đề, đặt câu hỏi trong các lần hỏi cung, tác động vào tâm lý của bị can, bị cáo để từ đó bị can, bị cáo sẽ cung cấp lời khai một cách trung thực, chính xác, không trốn tránh.
– Ngoài ra, nghiên cứu tâm lý tội phạm còn ứng dụng trong đánh giá và điều trị tâm lý tội phạm. Thông qua nghiên cứu tâm lý tội phạm thì các chuyên gia đánh giá được tâm lý của người phạm tội xem họ có vấn đề về tâm lý, suy nghĩ, hành vi hay không để từ đó đưa ra các cách điều trị tâm lý tội phạm sao cho phù hợp nhất. đưa họ về dúng với chuẩn mực trong nhân thức hành vi con người.
Qua đó các nhà tâm lý có biện pháp cụ thể trong việc cải tại phạm nhân đưa họ về đúng với tâm lý và suy nghĩ theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội. Bằng cách tạo ra các chương trình và các biện pháp nhằm tác động tâm lý của người phạm tôi để giúp họ phát triển tâm lý hành vi của mình sao cho phù hợp.