Tâm lý học tội phạm là gì? 6 bước đọc vị tâm lý tội phạm của FBI

Tâm lý học tội phạm là gì? Các thuyết tâm lý trong tâm lý học tội phạm là gì? Tâm lý học tội phạm có những ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Các phương pháp lập hồ sơ kẻ phạm tội của FBI? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn là một người ưa tìm hiểu và có hứng thú đối với ngành tâm lý học mà đặc biệt là tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi. Vậy ngành tâm lý học tội phạm được hiểu như thế nào? Vai trò của các chuyên gia tâm lý như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến ngành tâm lý tội phạm, ngành tâm lý học hành vi này?

I. TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM LÀ GÌ?

tâm lý học tội phạm là gì

Tâm lý học tội phạm là gì?

Hiện nay, ngành tâm lý học không còn là một ngành quá xa lạ đối với mọi người mà nó đã trở nên rất phổ biến rồi. Có lẽ bạn đã nghe nhắc nhiều đến cụm từ tâm lý tội phạm nhưng chắc chắn bạn vẫn chưa thực sự hiểu về nó. Tâm lý học tội phạm chính là một phạm trù nghiên cứu riêng của ngành tâm lý học và tâm lý học tội phạm có thể được hiểu là việc nghiên cứu tâm lý để giải thích cho những hành vi phạm tội của các tội phạm. Tuy nhiên, để lý giải được những hành động đó thì các chuyên gia sẽ phải đặt những hành động đó vào tâm lý và hoàn cảnh sống của kẻ phạm tội thì mới có thể nghiên cứu tâm lý một cách chính xác nhất. 

Tâm lý học tội phạm vốn được biết đến là một ngành của của việc ứng dụng ngành tâm lý học vào các mối quan hệ xã hội, đặt vào môi trường sống để lý giải cho những hành vi của con người. Ngoài ra, tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi còn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì nghiên cứu tâm lý học tội phạm thì cần phải nghiên cứu tâm lý học hành vi để có thể giải thích cho tất cả những hành động của con người. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tâm lý học và sự lớn mạnh của chuyên ngành tâm lý học tội phạm cũng như chuyên ngành tâm lý học hành vi thì một đội ngũ chuyên gia tâm lý học chuyên môn cao luôn điều tra, phân tích và nghiên cứu của ngành tâm lý học đã được ra đời. 

Các đối tượng áp dụng của nghiên cứu ngành tâm lý học tội phạm thường là những đối tượng có những hành vi phạm tội man rợ và các chuyên gia sẽ dựa vào tính cách, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình và tâm lý của đối tượng để phân tích ra những bằng chứng phạm tội trước tòa. Có thể nói tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi đã đóng góp một vai trò to lớn trong việc điều tra, phá án.

II. CÁC THUYẾT TÂM LÝ TRONG TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

các thuyết tâm lý trong tâm lý học tội phạm

Các thuyết tâm lý trong tâm lý học tội phạm

1. Thuyết phân tâm của tác giả Freud

Theo như phân tích của tác giả Freud thì ông cho rằng con người luôn tồn tại 2 loại năng lực đối nghịch nhau đó là bản năng sống của con người hướng tới hoạt động và bản năng chết thúc đẩy các hành động hủy diệt của con người. Nếu như bản năng sống chính là bản năng mà con người đã có từ khi sinh ra và luôn tồn tại trong mỗi con người thì bản năng thứ hai là bản năng chết chính là tính cách riêng biệt của mỗi người, chính là bản ngã trong mỗi con người. Qua nghiên cứu này thì Freud đã khẳng định những hành vi phạm tội của con người là do bản năng cá nhân của con người trỗi dậy và đi liền với những chuẩn mực đạo đức xã hội mà họ không thể kiểm soát được bản thân, tâm lý, bản chất của mình nên đã có những hành vi phạm tội nhất định. 

2. Thuyết hành vi trong tâm lý học tội phạm của tác giả Skinner

Skinner chính là người đã dựa vào tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi để đưa ra các giả thuyết giải thích cho các hành vi phạm tội. Theo như lý thuyết và nghiên cứu của tâm lý học tội phạm, tâm lý học hành vi thì ông cho rằng hành vi của con người bị những tác động xấu bên ngoài ảnh hưởng đến mà đặc biệt chính là môi trường sống của con người. Qua nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được, hành vi của con người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ môi trường sống và các tác nhân bên ngoài nên con người đã gây ra các hành vi phạm tội. Từ đó chúng ta có thể thấy thêm được một giả thuyết của ngành tâm lý học tội phạm thông qua tâm lý học hành vi. 

3. Thuyết về sự bắt chước trong tâm lý học tội phạm của Gabriel Tarde

Không giống với 2 nhà nghiên cứu thị trường trên chỉ ra nguyên nhân là bản chất và do những tác động từ bên ngoài thì Gabriel Tarde lại cho rằng những hành vi phạm tội của con người có thể là sự bắt chước từ người khác. Đặc biệt, ông còn chia sự bắt chước đó của con người thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là sự bắt chước do sự tiếp xúc nhiều dễ bị ảnh hưởng bởi hành động của nhau nên dễ bắt chước và học theo những hành động phạm tội của nhau, giai đoạn 2 là sự bắt chước theo hình mẫu mà mình tôn sùng ngưỡng mộ nên dễ học theo và bị ảnh hưởng, giai đoạn 3 là giai đoạn cao hơn của giai đoạn 2 khi 2 hình mẫu có hành động mâu thuẫn thì hình mẫu nào mạnh hơn sẽ chiếm lấy vị trí của hình mẫu còn lại. 

Qua các phân tích của các nhà nghiên cứu và chuyên gia thì ngành tâm lý học cần quan tâm hơn nữa đến lứa tuổi vị thành niên nơi đây chính là lứa tuổi đang có sự bắt chước lẫn nhau và học tập những hành vi của người lớn. 

III. VAI TRÒ CỦA CÁC CHUYÊN GIA TRONG TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM LÀ GÌ?

vai trò của các chuyên gia tâm lý học tội phạm

Vai trò của các chuyên gia tâm lý học tội phạm là gì?

Với sự gia tăng ngày càng nhiều của tội phạm với đủ các lứa tuổi khác nhau thì chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm, tâm lý học hành vi chính là những người sẽ giúp con người nhận ra đâu là hành vi nên làm và đâu là hành vi không nên làm. Vai trò của các chuyên gia tâm lý tội phạm, tâm lý học hành vi rất quan trọng khi họ chính là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với tội phạm và phân tích những hành động cũng như tâm lý của họ để giả thích cho lý do họ phạm tội như vậy và sự giúp đỡ của các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm cũng như ngành tâm lý học hành vi đã giúp đỡ các trinh sát rất nhiều trong công cuộc phá án.

Vai trò cụ thể của các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm được thể hiện qua 4 điều sau:
– Đầu tiên, các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm và ngành tâm lý học hành vi sẽ chẩn đoán lâm sàng tâm lý của các tội phạm để nắm bắt xem tâm lý họ có đang bình thường hay không. Thông qua việc phân tích và quan sát ban đầu thì các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm, ngành tâm lý học hành vi sẽ đưa ra các biện phạm để bảo vệ cho các tù nhân khác và những người xung quanh. 
– Thứ hai là các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm, ngành tâm lý học hành vi sẽ có vai trò là cung cấp các nguồn tài liệu để làm bằng chứng sáng tỏ trước toàn liên quan đến tâm lý, hành vi của tội phạm
– Thứ ba là các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm, ngành tâm lý học hành vi sẽ tư vấn tâm lý cho các tội phạm, đưa ra các hướng dẫn về tâm lý học hành vi cho cảnh sát, đưa ra những lời khuyên về tâm lý đối với những tội phạm có tâm lý bất ổn
– Thống kê các nguyên nhân về tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi để làm cơ sở khoa học khi lý giải hành vi của tâm lý học tội phạm. 

IV. ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

ứng dụng tâm lý học tội phạm

Ứng dụng tâm lý học tội phạm

1. Ứng dụng trong phân tích về tâm lý học tội phạm

Tâm lý học tội phạm có ứng dụng trong việc phân tích về tâm lý học tội phạm. Các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm sẽ lấy thông tin từ phía các viên cảnh sát để từ đó phân tích, nghiên cứu về vấn đề tâm lý cũng như lý giải những hành vi phạm tội của con người. Khi có sự phân tích, giúp đỡ từ các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm thì việc điều tra, phá án cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các nhà tâm lý học sẽ đưa ra các bằng chứng nhằm làm ảnh hưởng đến tâm lý của tội phạm và khiến họ thừa nhận về hành vi phạm tội của mình. Các chuyên gia cũng sẽ dựa vào đó để đưa ra các tố giác về hành vi phạm tội của tù nhân và giúp các trinh sát biết được đâu là hung thủ thật sự của các vụ án.

2. Ứng dụng trong thiết lập hồ sơ và điều tra tội phạm thông qua tâm lý

Việc lập hồ sơ và điều tra tội phạm thông qua tâm lý sẽ giúp được cảnh sát biết được đâu là những tội phạm có vấn đề về tâm lý để có những hướng điều tra phù hợp nhất có thể. Ngoài ra, việc hoàn thành hồ sơ và lập hồ sơ năng lực sẽ là căn cứ để cảnh sát biết được nguyên nhân gây án cũng như động cơ gây án của hung thủ chỉ qua tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi. Việc hoàn thành hồ sơ gây án cũng cho cảnh sát biết được nơi ở, đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý, hành vi của hung thủ nhất để có thể đưa ra được những hướng giải quyết thích hợp nhất. 

3. Ứng dụng trong phỏng vấn, phát hiện nói dối và nghiên cứu tâm lý nhân chứng

Khi có kỹ năng phỏng vấn, trò chuyện hay trao đổi với thủ phạm hay nhân chứng thì các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm luôn quan sát và để ý sắc mặt cũng như hành động của người đó để biết được là họ có đang nói dối hay không. Nếu biết chính xác được những gì người đó nói là thật hay giả thì hướng giải quyết của vụ án sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Những câu trả lời của thủ phạm hay nhân chứng đều sẽ được lưu lại và làm bằng chứng trước tòa, phục vụ cho việc phá án.

4. Ứng dụng đánh giá và điều trị tâm lý tội phạm

Tâm lý tội phạm còn được ứng dụng vào việc phân tích, đánh giá và điều trị tâm lý tội phạm để biết được họ có vấn đề về tâm lý hay vấn đề về mặt suy nghĩ hay không để còn đưa ra được những cách giải quyết hợp lý nhất. Những tội phạm có vấn đề nặng về tâm lý thì sau khi kết thúc vụ án sẽ được điều trị theo quy trình để hình thành lại tâm lý bình thường cho họ. Việc phân tích tâm lý tội phạm và tâm lý học hành vi còn là một cách để mọi người nhìn thấy được những ảnh hưởng của các tội phạm đó đến sự phát triển của xã hội và sự an toàn của cộng đồng trên các trang mạng xã hội để có những biện pháp phòng tránh những hiểm họa có thể xảy ra. 

Ngoài ra, việc đánh giá, phân tích tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi cũng là một cách để các chuyên gia ngành tâm lý tội phạm, tâm lý học hành vi đưa ra được những cách hay nhất để cải tạo phạm nhân để họ trở lại đúng với lương tâm và con đường chân chính. 

5. Nghiên cứu về tâm lý hành vi tội phạm

Nghiên cứu về tâm lý học hành vi là một chuyên ngành có liên quan đến tâm lý học tội phạm. Các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm luôn kết hợp với tâm lý học hành vi để phân tích, nghiên cứu và tổng hợp nguyên nhân dẫn đến những hành vi sai trái của con người. Khi đã tìm được nguyên nhân thì họ sẽ đưa ra được những cách hay nhất để có thể giảm thiểu đi những hành vi phạm tội ấy và có những biện pháp cải tạo tốt nhất cho các phạm nhân. 

V. 6 BƯỚC TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP HỒ SƠ KẺ PHẠM TỘI 

1. Thu thập dữ liệu

Những ai làm nhiệm vụ phân tích sẽ có nhiệm vụ thu thập dữ liệu, thông tin, hồ sơ liên quan đến vụ án như bảng điều tra nhân chứng, bản lấy lời khai các nghi phạm, danh sách những người trong diện tình nghi, bản khám nghiệm pháp y của nạn nhân,…

2. Thiết lập những đặc điểm và chi tiết cơ bản của án mạng

Những đặc điểm cơ bản của các vụ án sẽ được phân chia như là vụ án giết người hàng loạt hay đơn lẻ, là vụ án có hiềm khích cá nhân hay là vô tình bị giết, và còn các chi tiết cơ bản của vụ án như thời điểm tử vong, thiệt hại về người và của,…

3. Đánh giá tội phạm

Dựa trên các nghiên cứu và phân tích như việc tra hỏi, thẩm vấn các nghi phạm thì các chuyên gia sẽ chọn ra những ai sẽ được đưa vào danh sách nghi phạm giết người để tìm ra được hung thủ thực sự của vụ án mạng. Các kiểu tội phạm thường sẽ có là tội phạm ra tay nhanh gọn, dứt khoát; tội phạm ra tay thiếu chuyên nghiệp;… Sau đó, các cảnh sát sẽ dựa vào đó để điều tra manh mối và truy lùng dấu vết hung thủ.

4. Lập hồ sơ kẻ phạm tội

Chuyên gia tâm lý tội phạm, tâm lý học hành vi sẽ dựa vào việc phân tích tâm lý và những cuộc điều tra để lập hồ sơ kẻ phạm tội sau khi đã tìm được nghi phạm thực sự của vụ án. Việc lập hồ sơ cần chính xác và không có bất kỳ sai sót nào.

5. Điều tra

Cơ quan điều tra sẽ dựa vào quá trình tra hỏi để điều tra tung tích tội phạm và có được những hướng giải quyết nhanh nhất, tránh việc hung thủ xóa đi dấu vết ảnh hưởng đến quá trình điều tra. 

6. Bắt giữ

Các viên cảnh sát sẽ phối hợp cùng các chuyên gia ngành tâm lý học tội phạm và tâm lý học hành vi để đối soát và kết luận ai thực sự là hung thủ. Sau khi đã có được kết luận thì một cuộc bắt giữ sẽ được tiến hành và vụ án sẽ được khép lại. 

VI. KẾT LUẬN

Như vậy, bài viết trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin liên quan đến tâm lý học tội phạm, tâm lý học hành vi nói riêng cũng như ngành tâm lý học nói chung. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất liên quan đến chuyên ngành tâm lý tội phạm và tâm lý học hành vi.