Tài sản là gì? Ý nghĩa và giải thích về tài sản trong doanh nghiệp

Hiểu được tài sản là gì và vai trò của tài sản trong doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được nguồn lực mà mình đang sở hữu. Từ đó tìm cách tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào tài sản một cách hợp lý. Vậy tài sản là gì? Tài sản trong doanh nghiệp có bao nhiêu loại?

1. Tài sản là gì?

Tài sản (asset) được hiểu là các nguồn lực hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định và có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tài sản doanh nghiệp được báo cáo trong bảng cân đối kế toán được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình). Với những tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) thường không được mua bán hay giao dịch. Vì vậy sẽ không được liệt kê là tài sản trên bảng cân đối kế toán.

  • Tài sản hữu hình: đất đai, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện vận chuyển…
  • Tài sản vô hình: tên thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu…

Nắm rõ tài sản hữu hình hay vô hình trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Từ đó nhà quản trị tìm cách để nâng cao cách thức sử dụng và quản lý tài sản một cách hiệu quả.

tai san la gi 1 - Tài sản là gì? Ý nghĩa và giải thích về tài sản trong doanh nghiệp

2. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản là yếu tố đại diện cho nguồn lực kinh tế cho một doanh nghiệp. Nó thuộc quyền được doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát. Với mục đích đảm bảo tạo ra được lợi ích tối ưu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tài sản còn có thể được xem là một sản phẩm có khả năng tạo ra dòng tiền vào trong tương lai.

Đồng thời giúp giảm thiểu chi phí và dòng tiền ra góp phần  làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Về mặt pháp lý thì tài sản của một doanh nghiệp bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo kế toán thì một số thứ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán.

3. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhiều tài sản, kế toán cần phải phân loại chúng mới quản lý được. Có một cách phân loại là căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp. Tài sản sẽ được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

1 Tài sản ngắn hạn

Là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Trong doanh nghiệp tài sản ngắn hạn bao gồm:

  • Tiền và những khoản tương đương tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền(giá trị các loại chứng khoáncó thời gian đáo hạn trong vòng 3 tháng, vàng, bạc, đá qu‎‎‎y, kim khí)
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 như: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: là bộ phận tài sản của DN nhưng đang bị các cá nhân hoặc đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp và DN phải có trách nhiệm thu hồi về trong vòng 12 tháng bao gồm : các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ…
  • Hàng tồn kho: là bộ phận tài sản của DN đang trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc được chờ để bán, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của DN, gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.
  • Tài sản ngắn hạn khác: là toàn bộ những tài sản còn lại ngoài những tài sản kể trên bao gồm: các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn, các khỏan ứng trước, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.

tai san la gi 2 - Tài sản là gì? Ý nghĩa và giải thích về tài sản trong doanh nghiệp

2 Tài sản dài hạn

Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm:

  • Tài sản là gì? Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (>1năm), tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần. Tài sản cố định phải đảm bảo đủ các điều kiện theo luật định mới được công nhận là TSCĐ. Tài sản cố định gồm có 02 loại :

TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.

TSCĐ vô hình : Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng, thương hiệu DN…

  • Tài sản là gì? Đầu tư chính dài hạn: Là những khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 trở lên, như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
  • Tài sản là gì? Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
  • Tài sản là gì? Bất động sản đầu tư: bao gồm nhà, đất đầu tư vì mục đích kiếm lời. Là giá trị của toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà hoặc 1 phần của đất, nhà do DN nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong chu kì kinh donah bình thường của DN.
  • Tài sản là gì? Tài sản dài hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản kể trên và có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm như: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn.

Việc xác định được tài sản là gì trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và cụ thể là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Bởi đây chính là cơ sở để doanh nghiệp quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh của mình hiệu quả và thu lợi nhuận.

— Finsider Finjobs

Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây!

-> Xem thêm: