Tai nạn thường gặp ở trẻ ngày Tết: Hướng dẫn xử trí đúng cách
Tết với sự tất bật, nhộn nhịp buôn bán, trang trí nhà cửa…, đôi lúc người lớn quên để mắt đến trẻ con. Những tai nạn bất ngờ có khi chỉ xảy ra trong phút chốc như: đuối nước, điện giật, bỏng, té ngã… Nếu sơ cứu sai cách, nạn nhân có thể mất mạng hoặc biến chứng nặng. Bài viết này cung cấp cách sơ cứu đúng cách tai nạn thường gặp ở trẻ vào ngày Tết.
Dịp Tết, người lớn tất bật với công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, buôn bán, mua sắm… ít có thời gian trông trẻ. Đồng thời, ở các vùng nông thôn, khi nghỉ học, trẻ thường tự do chơi đùa không có sự giám sát của người lớn.
Đó là những nguyên nhân khiến trẻ em dễ gặp tai nạn ngày Tết như: bỏng, điện giật, đuối nước, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm…
Nội Dung Chính
Tai nạn thường gặp ở trẻ ngày Tết và cách xử trí
Té ngã
Tình huống thường gặp
-
Trẻ té khi đi hoặc chạy vào khu vực trơn trượt khi người lớn lau nhà, tổng vệ sinh ăn Tết.
-
Trẻ té ngã do chạy nhảy, xô đẩy khi đi công viên, khu vực đông người.
-
Trẻ té do trèo cây, leo hàng rào, cầu thang, ban công, nằm võng… lúc người lớn không để ý.
-
Dấu hiệu tổn thương: nếu trẻ chỉ bị tổn thương ngoài da: chảy máu ở da, rách cơ, bầm tím…
-
Nếu trẻ tổn thương xương, khớp: dấu hiệu bong gân, trật khớp, gãy xương
-
Nếu trẻ chấn thương sọ não: chấn động não, tụ máu, xuất huyết …
Cách xử lý
Vết thương sưng, bầm hoặc bong gân
-
Đắp khăn lạnh hoặc chườm đá.
Vết thương hở hoặc chảy máu
-
Rửa sạch bằng nước muối sinh lý và hoặc nước sát trùng và băng ép lại.
Gãy xương và chấn thương sọ não
-
Gọi cấp cứu 115 hoặc nhân viên y tế gần nhà.
-
Gọi hỏi trẻ xem còn tỉnh táo.
-
Nếu ngưng tim ngưng thở thì hà hơi, thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực để cấp cứu
-
Cho trẻ nằm bất động vùng xương gãy để tránh tổn thương nặng hơn.
-
Trong khi di chuyển trẻ hoặc chờ bác sĩ đến cần lưu ý:
-
Không di chuyển trẻ, nhất là những trường hợp gãy cột sống cổ khi di động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tính mạng,
-
Đặt trẻ nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để trẻ có thể nôn trớ, hoặc máu không chảy vào miệng, tránh ho sặc.
-
Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì.
Hóc dị vật đường tiêu hóa, hầu họng
Tình huống thường gặp
-
Dị vật đường tiêu hóa: Ngày Tết, người lớn bận rộn tiếp khách hoặc chủ quan vì con nhỏ đang có người khác trông coi; do đó trẻ dưới 3 tuổi dễ nuốt phải vật cứng như pin đồng hồ, đồng xu, thậm chí thực phẩm quá lớn như thạch rau câu…
-
Dị vật đường thở: xảy ra khi vật lạ rơi vào trong đường thở. Có thể do bị sặc sữa, cháo, cơm hoặc trẻ nhét vào mũi hạt dưa, đậu phộng, hạt mãng cầu… Tai nạn thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười, ăn không đúng cách. Việc xử trí dị vật đường thở lúc này phải nhanh chóng và chính xác. Nếu không phát hiện và cấp cứu kịp, trẻ chết não trong vòng 3-4 phút.
Dấu hiệu tổn thương
Trẻ đang khỏe mạnh, chạy nhảy bình thường bỗng ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
Cách xử trí
Tình huống Sơ cứu
Nạn nhân hồng hào, khóc/la
/
nói được, không khó thở.
Đặt trẻ ở tư thế ngồi thở và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.
Nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu.
Gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.
Phương pháp tiến hành thủ thuật cho nạn nhân Trẻ dưới 2 tuổi: vỗ lưng ấn ngực
-
Đặt trẻ nằm sấp hướng vào lòng bàn tay trái, giữ chặt đầu và cổ.
-
Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 bả vai trên lưng trẻ.
-
Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải. Nếu trẻ vẫn tím tái, khó thở hãy dùng ngón tay trỏ và giữa của bàn tay trái nhấn mạnh 5 cái vào vùng 1/2 dưới xương ức.
-
Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng.
-
Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Người lớn và trẻ lớn: thủ thuật Heimlich
Nạn nhân tỉnh
Nạn nhân hôn mê
-
Đứng sau lưng nạn nhân, vòng 2 tay ôm thắt lưng nạn nhân. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
-
Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.
-
Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.
-
Để nạn nhân nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
-
Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chỏm xương ức.
-
Đặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất.
-
Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
-
Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
Bỏng
Tình huống thường gặp
Dịp Tết diễn ra nhiều hoạt động nấu nướng cho các bữa tiệc: tất niên, tân niên, cúng gia tiên… Đặc biệt nấu bánh chưng, bánh tét với những nồi nước sôi khổng lồ, lửa cháy bập bùng. Nhiều trẻ chạy nhảy không quan sát dễ dẫn đến bỏng lửa hay làm đổ nước sôi hoặc lọt thỏm vào nồi nước.
Các loại bỏng thường gặp:
-
Bỏng nhiệt: theo thống kê mới nhất về các vụ hỏa hoạn và thương tích bỏng, nguyên nhân 25% do hút thuốc và 22% do các thiết bị sưởi ấm gây ra. Bỏng nước nóng là nguyên nhân của khoảng 20-30% số ca bỏng ở trẻ em, thường ở mức độ nhẹ (độ 1 hoặc độ 2). Pháo hoa cũng là nguyên nhân phổ biến gây bỏng trong mùa nghỉ lễ ở nhiều quốc gia.
-
Bỏng hóa chất: chiếm từ 2%-11% của tất cả các vết bỏng và chiếm 30% các ca tử vong liên quan đến bỏng. Bỏng hóa chất gây ra bởi hơn 25.000 chất, hầu hết trong số đó là kiềm (55%) hoặc acid mạnh (26%). Đa phần các trường hợp tử vong do bỏng hóa chất đều do ăn nhầm các loại có thành phần acid sử dụng trong gia đình như: chất tẩy rửa nhà vệ sinh (axit sulfuric), hay trong thuốc tẩy (sodium hypochlorite) và hydrocarbon halogen được tìm thấy trong chất tẩy sơn…
-
Bỏng điện: các nguyên nhân phổ biến của bỏng điện ở trẻ em là dây điện (60%) và các thiết bị điện khác (14%).
Dấu hiệu tổn thương
Mức độ
Biểu hiện bỏng Chăm sóc
Độ 1
-
Da đỏ lên, không có phỏng nước.
- Chỉ lớp da nông nhất bị ảnh hưởng.
- Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.
Bôi gel lô hội (hàm lượng 100%) hoặc lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với vết bỏng vài lần mỗi ngày.
Độ 2
-
Da tổn thương sâu, có bọng nước, đau đớn.
- Không phá bóng nước dễ nhiễm trùng, sẹo xấu.
- Phần sâu của da vẫn còn nên da có thể tái tạo được.
- Điều trị đúng sẽ không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.
Thực hiện 2 lần/ngày: Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý để tẩy vi trùng và phần da chết.
Hong khô vết bỏng: Bôi kem kháng khuẩn silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng để sớm lành vết thương, ngăn nhiễm trùng. Cần bôi kem bằng dụng cụ vô trùng mua ở tiệm thuốc.
Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng. Băng tulle gras làm từ vật liệu đặc biệt, được tẩm thuốc, không bám dính vào bề mặt vết thương, giúp duy trì độ ẩm, thay băng không đau đớn. Băng theo thứ tự từ trong ra ngoài: kem kháng khuẩn, gạc tulle gras, gạc vô trùng, bông và cuối cùng là băng thun.
Thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút ngăn vết bỏng co rút, khó vận động về sau.
Khi phần da bỏng bong ra, có thể nhìn thấy một lớp da mới màu đỏ nằm ở dưới. Lớp da này sẽ dần chuyển sang màu hồng. Lúc đó, có thể ngừng bôi thuốc và không băng vết thương.
Độ 3
-
Hủy hoại toàn bộ bề dày của da, có thể bỏng sâu tới cơ và xương.
- Thường không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị phá hủy.
- Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém.
- Để lại sẹo kể cả khi điều trị đúng.
Đi khám bác sĩ đều đặn, không tự điều trị tại nhà.
Độ 4
-
Bỏng nặng nhất với các tổn thương sâu dưới da như các mô, cơ hoặc xương bị tác động.
Bác sĩ trực tiếp điều trị
Lưu ý
Da của trẻ chưa đạt được độ dày như da người lớn, vì vậy khi bị bỏng dễ nặng hơn. Chỉ cần 5 giây với nước nóng 60 độ có thể khiến bé bị bỏng độ 3.
Khi thấy người bị bỏng, cần làm mát vết bỏng dưới vòi nước càng sớm càng tốt để giảm độ tổn thương sâu và cảm giác đau rát sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Không làm mát vết bỏng bằng nước đá vì làm tổn thương nặng thêm. Thậm chí, nhiều người còn dùng lá cây, nước mắm thoa vào vết bỏng để chữa bỏng. Điều này khiến tổn thương sâu và nhiễm trùng nhanh chóng, nặng hơn… gây mất thời gian và khó khăn cho quá trình điều trị.
Ngộ độc hóa chất
Tình huống thường gặp
Ngộ độc hóa chất là một trong những tai nạn thường gặp trong dịp Tết nguyên Đán. Nguyên nhân do nhiều gia đình mua các loại hóa chất về lau dọn, sơn sửa nhà cửa. Các hóa chất phổ biến: xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ… Cha mẹ để vào các chai nước suối, nước ngọt… trong tầm tay của trẻ. Trẻ vô tình uống hoặc nuốt phải, nguy hiểm tính mạng. Lo ngại nhất là trẻ uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Những hóa chất này chỉ cần uống một lượng nhỏ, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết:
-
Trẻ đau họng, ho sặc sụa, hơi thở có mùi hóa chất, buồn nôn, nôn, môi lưỡi đỏ hoặc bị phồng rộp, chảy máu, đau tức thượng vị.
-
Với các loại hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone… khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng, thậm chí tử vong.
-
Trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, suy hô hấp, thở rít do thanh quản co thắt.
-
Da xanh xao, nhợt nhạt, la khóc, mất ý thức, hôn mê.
Cách xử trí
Khi thấy một người bị ngộ độc hóa chất, cần bình tĩnh, quan sát xung quanh, đưa người bệnh đến nơi an toàn.
Với nạn nhân bị ngộ độc đường hô hấp, cần đưa khỏi vùng có khí độc đến nơi thông thoáng.
Nếu nạn nhân tím tái, cần hô hấp nhân tạo liên tục trong khi chờ xe cứu thương đưa đến bệnh viện.
Trường hợp ngộ độc qua da: rửa sạch chất bám trên da bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh an toàn. Nếu chất độc văng vào mắt, hãy rửa mắt bằng nước sạch nhẹ nhàng.
Lưu ý, sau bước sơ cứu ban đầu, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín gần nhà để được xử trí kịp thời. Tránh kéo dài thời gian, gây biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Đồng thời, khi xử trí ngộ độc hóa chất cần lưu ý:
-
Tên hóa chất: thường ghi trên bao bì, chai, lọ. Ghi nhớ kỹ, chụp ảnh hoặc mang đến bệnh viện để bác sĩ xác định chính xác hóa chất, dùng thuốc đặc trị kịp thời.
-
Ghi nhớ thời gian ngộ độc, triệu chứng và biểu hiện ban đầu.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những tai nạn thường xảy ra trong dịp Tết bởi có vô vàn loại thức ăn. Khi bị ngộ độc thực phẩm, nạn nhân thường có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy… Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Nếu trẻ nôn ngay khi đang ngủ sẽ dễ sặc lên mũi, xuống phổi làm tắc nghẽn đường thở. Cha, mẹ cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ bị sặc, khó thở và có thể tử vong.
Đồng thời, cho trẻ ngồi dậy uống oresol để tránh rối loạn điện giải, mệt lả, mất nước trầm trọng. Pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ từng chút một, không uống quá nhiều cùng lúc. Nếu trẻ đòi uống nước có gas… cha mẹ tuyệt đối không được thỏa hiệp bởi các nước này khiến trẻ đi ngoài trầm trọng hơn.
Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi có triệu chứng ngộ độc rất nặng. Nếu nôn và tiêu chảy nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Do vậy, nếu thấy nạn nhân nôn trên 5 lần, tiêu chảy trên 5 lần, sốt cao, khô môi, mắt trũng, khát nước… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Xem thêm: Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm.
Điện giật
Ngày Tết trẻ còn có nguy cơ bị điện giật bởi các gia đình hay trang trí nhà cửa bằng các loại dây đèn nhấp nháy nhiều màu trên cành đào, cành mai. Đồng thời, các thiết bị điện, ổ cắm điện không có dụng cụ bảo vệ dễ gây nguy hiểm với trẻ nhỏ. Hậu quả điện giật khiến trẻ bị thương nặng, bỏng điện, tử vong ngay lập tức.
Khi phát hiện người bị điện giật, không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, hãy gọi cấp cứu ngay. Khi sơ cứu điện giật, cần lưu ý:
-
Ngắt nguồn điện ngay lập tức (ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm…). Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế, tuyệt đối không được đến gần. Nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Bởi lúc này lao vào cứu người, bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
-
Không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bởi chúng khiến bạn bị điện giật, trở thành nạn nhân.
-
Nạn nhân bị giật điện trên cao rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Hãy gọi công ty điện lực, cứu hộ 114, 115. Không nên tự ý leo lên cứu người.
-
Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào vật cứng. Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
Cách phòng ngừa tai nạn ngày tết cho trẻ
Điện giật, phỏng, ngộ độc thực phẩm, té ngã, hóc dị vật… là các tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, trong dịp Tết nguyên Đán, các tai nạn này càng dễ xảy ra, nhẹ có thể chữa khỏi, nặng sẽ tàn tật suốt đời hoặc tử vong.
Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra do sự bất cẩn, lơ là của người lớn. Do vậy, để hạn chế tối đa tai nạn cho trẻ trước hết, cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến trẻ em và người lớn tuổi.
-
Về điện giật: không cho trẻ chơi gần các ổ cắm điện, bóng điện. Các ổ cắm điện phải dùng dụng cụ che chắn kỹ lưỡng.
-
Về ngộ độc thực phẩm: dùng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Về ngộ độc hóa chất: để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ, trong hộp riêng, có khóa. Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn.
-
Về hóc dị vật: khi trẻ ăn uống, cha mẹ cần quan sát con. Hướng dẫn con ăn chậm, nhai kỹ…
-
Về té ngã: không cho trẻ chơi ở ao, hồ, sông, suối, lòng đường… và các bề mặt trơn trợt…
Xử trí tai nạn trẻ em ngày Tết đúng cách giúp nạn nhân tránh gặp nguy hiểm đáng tiếc. Sau khi xử trí ban đầu, hầu hết các trường hợp cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu hoặc khám để đảm bảo an toàn.