Sự Tích Cây Nêu – Ý Nghĩa Về Cây Nêu Ngày Tết Cổ Truyền
Quan niệm của người xưa cho rằng cây nêu ngày tết chính là một biểu tượng thiêng liêng nhất. Không chỉ giúp người dân trừ được lũ quỷ mà còn để chào. Không chỉ vậy cây nêu còn mang ý nghĩa đón thần linh, tổ tiên về ăn tết cùng với gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của loại cây này ở bài viết dưới đây nhé.
Sự tích cây nêu ngày tết
Truyền thuyết kể rằng từ rất lâu trước kia, con người bị lũ quỷ áp bức chiếm hết đất đai. Con người chỉ được làm thuê và phải nộp phần lúa thu hoạch được cho chúng. Nhưng càng ngày lũ quỷ càng bóc lột người dân, chúng bắt họ phải chịu điều kiện “ăn ngọn cho gốc” nghĩa là lũ quỷ sẽ được lấy thóc còn người dân chỉ còn rơm rạ. Vì không còn đường sống nên con người phải đến cầu xin Đức Phật giúp đỡ lúc này Phật bảo rằng hãy trồng khoai lang thay vì trồng lúa. Vào mùa thu hoạch đó, con người đã được hưởng toàn bộ khoai mình trồng được còn lũ quỷ chỉ được lá và ngọn.
Đến mùa tiếp theo lũ quỷ lại ra điều kiện đó là “ăn gốc cho ngọn”. Phật thấy vậy đã chỉ cho người dân hãy trồng lúa lại và lũ quỷ không ăn được gì. Chúng rất tức giận nên lại ra điều kiện “ăn cả gốc lẫn ngọn” tuy nhiên Đức Phật đã chỉ cho người dân hãy trồng ngô và cuối cùng lũ quỷ cũng không làm gì được chúng đã thu lại ruộng đất không cho người dân thuê đất nữa. Lúc này phật bảo người mua lại một mảnh đất nhỏ chỉ bằng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy mình không bị thiệt hại gì nên chúng đã đồng ý. Tuy nhiên Phật đã làm phép để áo cà sa che phủ hết đất đai khiến quỷ mất đất phải chạy trốn ra biển.
Dù quay lại định chiếm đất đai nhưng không được nên quỷ đã xin Phật thương tình cho quay về viếng thăm mộ tổ tiên một năm một lần và đã được Phật đồng ý. Bởi thế, hàng năm quỷ quay lại thăm đất liền vào dịp Tết nguyên đán thì mọi người sẽ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ cư ngụ.
Trên cây nêu có treo khánh đất tạo ra tiếng động nhờ gió thổi, đồng thời có treo thêm bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để nhắc nhở lũ quỷ khiến chúng sợ hãi.
Cây nêu là cây gì?
Cây nêu sẽ được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đây là ngày Táo quân chầu trời vậy nên cây nêu được dựng nên để xua đuổi ma quỷ. Cây nêu thường được làm từ cây tre dài khoảng 5 – 6m và chỉ có lá ở trên ngọn, xung quanh gốc có rắc bột vôi trắng. Tùy theo phong tục của từng địa phương sẽ trang trí thêm cho cây nêu như treo thêm một tán tròn bằng tre nứa dán bằng giấy xung quanh cùng nhiều vật dụng khác hoặc ở phần thân cây có thể treo thêm đèn lồng, câu đối, chuông gió,… Mỗi một đồ vật được chọn treo trên cây nêu sẽ mang những ý nghĩa khác nhau chẳng hạn như:
-
Cái khánh theo từ điển tiếng hán có nghĩa là phúc hay những điều tốt lành.
-
Lá dứa để dọa ma quỷ để ngăn không cho chúng quấy phá dân làng.
-
Lông gà biểu tượng cho chim thần có thể bảo vệ cho con người.
-
Tiền vàng mã là để cầu tài lộc.
-
Cành đa tượng trưng cho những điều tốt lành và tuổi thọ.
Và đến ngày mùng 7 tháng Giêng mọi người sẽ hạ cây nêu xuống và người ta gọi ngày này là ngày Khai hạ.
Ý nghĩa cây nêu ngày tết
Từ sự tích cây nêu chúng ta có thể thấy cây nêu ngày tết được sử dụng để trừ ma quỷ, xóa bỏ được những điềm xui trong năm cũ. Đồng thời còn để thờ phụng Thần linh, tổ tiên như một lời nhắc nhở chúng ta luôn phải nhớ về cội nguồn của mình.
Cũng từ đó câu nêu đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh quyết liệt của con người chống lại những thế lực đen tối để giành lại quyền tự do cho mình, bảo vệ cuộc sống bình an của con người.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì tục dựng cây nêu ngày Tết đang dần bị mai một. Tuy một số địa phương vẫn còn tục lệ này nhưng lại có ít ai biết đến và hiểu ý nghĩa tục lệ truyền thống này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tục dựng cây nêu ngày tết, một nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt Nam.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Tập Tục Xông Đất Đầu Năm Rước May Mắn Tài Lộc Về Nhà