Sự khác biệt giữa người nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp
Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng, hai thuật ngữ người nấu ăn và Đầu bếp đều giống như nhau, vì đều chỉ những người làm việc trong Bếp và tạo ra những món ăn hấp dẫn cho thực khách. Tuy nhiên, với cách nhìn của những người trong nghề, thì người nấu ăn và Đầu bếp lại có sự khác biệt lớn.
Trên thực tế, mặc dù vẫn chưa có tổ chức nào đưa ra được sự phân biệt rõ ràng giữa người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp, nhưng đối với những người lâu năm trong nghề đều nhận ra rằng, sự khác biệt rõ nhất chính là ở trình độ tay nghề và kinh nghiệm. Vậy cụ thể 2 thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Hay cùng chuyên mục Nghề Bếp của CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Sự khác nhau giữa người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp
Người nấu ăn
Trên thực tế, mặc dù vẫn chưa có tổ chức nào đưa ra được sự phân biệt rõ ràng giữa người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp, nhưng đối với những người lâu năm trong nghề đều nhận ra rằng, sự khác biệt rõ nhất chính là ở trình độ tay nghề và kinh nghiệm. Vậy cụ thể 2 thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Hay cùng chuyên mục Nghề Bếp của CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Người nấu ăn được hiểu là tất cả những ai biết nấu ăn, bao gồm những người nấu ăn tại nhà, tự học hoặc bắt đầu từ những công việc cơ bản trong khu Bếp của các nhà hàng khách sạn. Có thể người nấu ăn còn là người phụ trách đứng bếp, tuy nhiên, họ chưa qua đào tạo bài bản tại trường lớp.
Người nấu ăn được hiểu là những người biết nấu ăn, đang học nấu ăn hoặc bắt đầu từ những việc cơ bản trong khu Bếp (Ảnh: Internet)
Đầu bếp chuyên nghiệp
Trong khi đó, Đầu bếp chuyên nghiệp là người đã trải qua quá trình đào tạo bài bản, được nhận chứng chỉ hay bằng cấp về nấu ăn hoặc được truyền nghề bởi Đầu bếp nổi tiếng và được công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá về tay nghề, kinh nghiệm. Và thông thường, người nấu ăn thường được xếp hạng thấp hơn so với Đầu bếp chuyên nghiệp.
Công việc của Đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng khách sạn
Trong nhà hàng khách sạn (NHKS), Đầu bếp chuyên nghiệp có thể đảm nhận nhiều chức danh khác nhau và mỗi vị trí đều phụ trách một công việc riêng biệt. Chẳng hạn như, chức danh Bếp trưởng Điều hành đây là vị trí quyền lực nhất trong bộ phận Bếp. Bếp trưởng Điều hành chính là người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm, có vai trò xây dựng thực đơn món ăn và đề ra những quy cách vận hành gian Bếp. Kế đến là Bếp trưởng, Bếp phó, Tổ trưởng của các bộ phận, Đầu bếp và Phụ bếp. ( Để mô tả công việc bếp trưởng rõ hơn, bạn hãy nhấp vào xem đầy đủ hơn nhé)
Phụ bếp thường làm việc theo sự chỉ đạo của Đầu bếp và đảm nhận vai trò chuẩn bị nguyên vật liệu, hỗ trợ tiếp thực vào những giờ cao điểm, giữ vệ sinh khu vực làm việc… Phụ bếp thường được xem là vị trí dành cho người nấu ăn, bao gồm những người mới bước vào nghề, cần phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện để có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Đầu bếp chuyên nghiệp đảm nhận nhiều chức danh khác nhau trong khu Bếp như Bếp trưởng, Bếp phó (Ảnh: Internet)
Làm thế nào để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng khách sạn?
Để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trước tiên bạn phải được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Hơn thế nữa, các bạn phải bắt đầu từ vị trí của một người nấu ăn và phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu. Sau đây là những yếu tố mà người nấu ăn cần rèn luyện để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp:
Sáng tạo
Đối với những người làm về ẩm thực, sáng tạo là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, các món ăn dù ngon miệng nhưng không độc đáo và mới lạ sẽ không thể thu hút được khách hàng. Là một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải luôn không ngừng học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp chế biến món ăn và phối hợp linh động những nguyên liệu, gia vị. Ngoài ra, sáng tạo trong cách trình bày tạo nên những món mang đậm dấu ấn cá nhân cũng mang đến sự thú vị cho thực khách.
Sáng tạo trong các phương pháp chế biến và trình bày món ăn sẽ thu hút và giữ chân thực khách
Khả năng ghi nhớ và vận dụng
Là một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần có một trí nhớ tốt và đầy đủ về các kiến thức ẩm thực, như: Chế độ dinh dưỡng, cách sơ chế nguyên liệu, thuần thục nhiều phương pháp chế biến món ăn… Từ đó, vận dụng một cách linh hoạt vào quá trình làm việc.
Nắm được các kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý tài chính giúp các Đầu bếp kiểm soát được chi phí nguyên liệu, để giúp nhà hàng tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Không chỉ vậy khả năng giao tiếp và làm việc tập thể cũng rất qua trọng với các Đầu bếp chuyên nghiệp. Ôn hòa với mọi người, không tự cao, khiêm tốn, biết cách giao tiếp chuẩn mực sẽ giúp người Đầu bếp mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề.
Tổng kết
Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã phân biệt được người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp, cũng như các yếu tố cần rèn luyện để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp. Nếu yêu thích và mong muốn theo đuổi chương trình học nấu ăn, ngay từ giờ hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết bạn nhé!