Sự hình thành và phát triển của khoa học chính sách pháp luật
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức liên quan đến sự hình thành và phát triển của khoa học chính sách pháp luật; Những lưu ý điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển khoa học chính sách pháp luật…
Nội Dung Chính
1. Mở đầu vấn đề
Khoa học chính sách pháp luật tạo ra những khả năng rộng lớn cho việc nhận thức thế giới loài người thông qua chính sách pháp luật, cũng như việc tư duy có phê phán hợp lý lĩnh vực đó của đời sống xã hội.
2. Sự hình thành khoa học chính sách pháp luật
Khoa học chính sách pháp luật được hình thành từ sự hợp lý hóa các kiến thức thông thường và các kiến thức giáo điều về chính sách pháp luật.
Những tác phẩm vĩ đại về các tư tưởng triết học, chính trị và tôn giáo được ra đời trước đó đã tạo ra những nền tảng, cơ sở trí tuệ mà thiếu chúng và ở bên ngoài chúng khoa học chính sách pháp luật không thể được hình thành.
Chính việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị, lịch sử tư tưởng chính trị – pháp luật đã hình thành nên định hướng nghiên cứu quan trọng và không thế thiếu được của khoa học chính sách nói chung, của khoa học chính sách pháp luật nói riêng.
3. Sự phát triển của khoa học chính sách pháp luật
Dựa vào các thành tựu trí tuệ của thời kỳ cổ đại Hy Lạp và La Mã, các công trình tráng lệ mang tính triết học của Ấn Độ, của Viễn Đông, các cơ sở của khoa học chính sách công, trong đó có các yếu tố của khoa học chính sách pháp luật đã được hình thành vào khoảng giữa thế kỷ XIII ở Tây Âu.
Triết học kinh viện đã đề ra các đòi hỏi nghiêm ngặt đối với hoạt động trí tuệ, từng bước đặt nền móng cho sự xuất hiện các môn khoa học mới trong các trường đại học tổng hợp ở châu Âu, trong số đó có siêu hình học, triết học, luật học và lôgic học. Môn khoa học được gọi là nghệ thuật chính trị (ars politica); môn khoa học chính trị (scientia politica); môn khoa học chính sách dân sự mới (sanctissima civỉlis scientia) cũng thuộc về nhóm các môn khoa học đó. Trải qua một khoảng thời gian dài để “khoa học chính sách công” thời kỳ đầu phát triển thành khoa học chính sách công hiện nay, trong đó có khoa học chính sách pháp luật, “tương tự như thuật luyện đan thời Trung cổ đem đời sổng đến cho khoa học” (theo Tập thể tác giả: Giáo trình Chính trị học, Mátxcơva, 2005).
Sự phát triển ban đầu của khoa học chính sách công – hiện nay có thể gọi là giai đoạn tiên khoa học chính sách công, trong đó chính sách pháp luật là một bộ phận hợp thành – đã diễn ra ở thế kỷ XV – XVII. Trong thời gian này đã có nhiều công trình của các nhà khoa học triết học, luật học, chính trị học, ngoại giao và của nhiều nhà tư tưởng khác bàn về các khía cạnh khác nhau của chính sách công, trong đó có chính sách pháp luật đã được công bố. Các công trình đó đã phân tích dưới dạng hệ thống hóa chính sách công với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của con người. Đầu thế kỷ XVII, các bộ môn chuyên ngành của khoa học chính trị, khoa học chính sách công được hình thành ở Hà Lan, Thụy Sĩ và một số nước khác. Tại các trường đại học tổng họp ở nước Đức, “khoa học về lịch sử chính trị” được giảng dạy phổ biến, sau đó được phát triển thành môn học liên bộ môn hành chính công. Bối cảnh phát triêh như vậy của khoa học chính sách công đã tạo điều kiện thuận lợi, các nền tảng ban đầu quan trọng cho việc tách ra một hướng nghiên cứu mới – khoa học chính sách pháp luật.
Những nghiên cứu ban đầu về chính sách công chịu sự ảnh hưởng rất lớn của các truyền thống giáo điều và kinh viện. Tính không có sự phê phán đầy đủ trong các cách tiếp cận nghiên cứu đã dẫn đến thực trạng là các nghiên cứu chính sách công chịu sự tác động đáng kể của tư tưởng vĩ đại của các nhà lý luận thời đại Khai sáng được dựa vào các nguyên tắc của Trí tuệ tuyệt đối (absolutis) đã xây dựng nên khoa học phổ quát về con người và xã hội. Trong thế kỷ XIX, tư tưởng vĩ đại đó tiếp tục chỉ ra tính tổng hợp của khoa học xã hội. Ví dụ, khoa học xã hội học chung của nhà khoa học người Pháp Oqjust Kont đã liên kết triết học, kinh tế học và xã hội học thành một khoa học chỉnh thê’ thống nhất. Do vậy, việc phân tích chính sách công đã được đưa vào các lĩnh vực hiểu biết khác nhau: triết học, kinh tế học, xã hội học hoặc luật học dưới hình thức học thuyết chung về nhà nước.
Sự phục sinh của khoa học chính sách công với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, đặc biệt việc giảng dạy môn khoa học đó ở các trường đại học châu Âu được bắt đầu vào nửa sau thế kỷ XIX. Điều đó tạo ra những tiền đề, điều kiện cho việc triển khai nghiên cứu và hình thành nên một hướng nghiên cứu mói của khoa học chính sách công – hướng nghiên cứu chính sách pháp luật. Do những nỗ lực chung của các nhà sử học, triết học, luật học nghiên cứu những vấn đề của khoa học chính sách công mà các bộ môn khoa học về nhà nước học và chính sách học đã được thành lập trong các trường đại học tổng hợp. Các bộ môn khoa học đó đã triển khai nghiên cứu những vấn đề của khoa học chính sách pháp luật. Đây là giai đoạn hình thành ban đầu của khoa học chính sách pháp luật hiện nay. Đồng thời, trong giai đoạn này cũng có nhiều cách tiếp cận đặc thù, nhiều sự giải thích khác nhau, nhiều tranh luận về môn khoa học đó. Đặc biệt, nhiều vẩn đề được đưa ra lúc đó vẫn được thảo luận sôi nổi cho đến những thập niên cuối thế kỷ XX. Các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính sách lúc đó có dự định xây dựng các lý luận tổng hợp về xã hội, đã tập trung sự quan tâm đến phương pháp luận thực nghiệm – phương pháp luận được phản ánh trong các mô tả rất cụ thể mà cơ bản từ quan điểm pháp lý hình thức về nhà nước, các hình thức cai trị, các hiện tượng khác của đời sống chính sách. Các giải thích về các hiện tượng và các quá trình gắn liền với chính sách công, trong đó có chính sách pháp luật phần lớn đều xuất phát từ các sự kiện văn hóa và lịch sử cụ thể mà không quan tâm đến bản chất của chính con người và xã hội nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra tính phổ biến của các nghiên cứu lịch sử so sánh được lựa chọn ra với tư cách là cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học chân chính về chính sách công. Các nhà khoa học có uy tín cho rằng, phương pháp so sánh trong nhận thức về xã hội tương thích với các phương pháp thực nghiệm trong các khoa học tự nhiên và việc sử dụng phương pháp này đã tạo điều kiện tiếp theo cho khoa học chính sách công, trong đó có chính sách pháp luật, phát triêh.
Ớ nước Nga, truyền thống hàn lâm trong nghiên cứu về chính sách công nói chung, chính sách pháp luật nói riêng được xuất hiện vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX, trong giai đoạn nước Nga tiến hành các cuộc cải cách lớn (xem mục I Chương 1). Có thể coi các công trình nghiên cứu chính sách công đầu tiên, đúng nghĩa của nó, trong đó có nội dung của chính sách pháp luật là các công trình như: “Lịch sử các học thuyết chính trị” (1869), “Chính sách là một khoa học” (1872), “Phương pháp so sánh lịch sử trong luật học và các phương pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật” (1880). Sự phát triển của khoa học chính sách công, chính sách pháp luật ở nước Nga được diễn ra trên cơ sở của các cách tiếp cận so sánh, nhưng không chỉ trên cơ sở đó. Các chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử chính sách công và lịch sử chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu những vấn đề về nhà nước đã làm việc rất có kết quả và đã có những đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triêh khoa học chính sách công, khoa học chính sách pháp luật. Nhờ có sự nỗ lực của các nhà khoa học trong các trường đại học mà đầu thế kỷ XX, xã hội học chính sách công, xã hội học chính sách pháp luật đã có bước phát triêh mới.
Trong thế kỷ XX, chính sách công có bước phát triển vượt bậc. Quá trình hiện đại hóa, dân chủ hóa các hệ thống chính trị, các hệ thống pháp luật trên thế giới và đời sống xã hội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khoa học chính sách công, trong đó có khoa học chính sách pháp luật phát triển.
4. Những lưu ý điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển khoa học chính sách pháp luật
Cần lưu ý đến ba yếu tố sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển khoa học chính sách công, khoa học chính sách pháp luật:
– Số lượng các khoa và bộ môn chính sách công, chính sách pháp luật trong các trường đại học trên thế giói được gia tăng một cách đáng kể; quan trọng là đã thành lập các trung tâm nghiên cứu chính sách công, chính sách pháp luật ở phần lớn các nước Tây Âu và trung tâm châu Âu; trong một thời gian ngắn sự hợp tác của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực này được phát triêh nhanh chóng;
– Từ thế kỷ XX các tổ chức mang tính quốc gia của các chuyên gia hiểu biết về chính sách công, trong đó có chính sách pháp luật đã được thành lập (tổ chức đầu tiên là ở Hoa Kỳ vào năm 1903);
– Tác nhân kích thích mạnh mẽ sự phát triển khoa học chính sách công, khoa học chính sách pháp luật là sự ra đời tổ chức Hiệp hội quốc tế các khoa học chính trị (Intemationnal Political Science Association – IPSA). IPSA đã đứng ra tổ chức các hội nghị quốc tế dành cho các nhà chính trị học và các nhà chính sách học.
5. Chức năng của khoa học chính sách pháp luật
Như mọi khoa học, khoa học chính sách pháp luật thực hiện những chức năng cơ bản cụ thể nhất định. Đó là: chức năng mô tả; chức năng giải thích; chức năng công cụ; chức năng dự báo.
– Chức năng mô tả có nhiệm vụ chỉ ra tiến trình hiện thực của các sự kiện trong “thế giới” chính sách pháp luật, nó không chỉ mô tả các sự kiện chính sách pháp luật có quy mô rộng lớn mang tính quốc gia và quốc tế để nghiên cứu so sánh chúng, mà còn tiến hành nghiên cứu các ví dụ thực tiễn (được gọi là case – studies).
– Chức năng giải thích – đó là sự tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra là các nguyên nhân nào làm phát sinh các hiện tượng chính sách pháp luật cụ thê’ và các thuộc tính của chúng, tức là chức năng này giúp cho việc nhận thức bản chất của các quá trình chính sách pháp luật đa dạng nhất ở mức độ quốc gia và quốc tế.
– Chức năng công cụ đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu các phương án có thê’ có của các quyết định chính sách pháp luật đê’ đạt được kết quả mong muốn và có được các loại hành vi chính sách pháp luật cần thiết.
– Chức năng dự báo của khoa học chính sách pháp luật thê’ hiện ở tầm nhìn thấy trước, dựa trên các dữ liệu khoa học về sự phát triển trong tương lai của các hiện tượng chính sách pháp luật, các kết quả hoặc mục tiêu cuối cùng của các sự kiện nào đó (của các sự kiện tích cực hoặc của các sự kiện tiêu cực).
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).