Sóng radio là gì và ra đời từ khi nào? Có những loại Sóng radio nào? Các ứng dụng của sóng radio
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vì thế mà những thiết bị được tích hợp các khả năng kết nối không dây ngày càng nhiều. Những thiết bị sử dụng các loại sóng vô tuyến, sóng radio, sóng wifi dần trở nên phổ biến và không còn xa lạ gì với mọi người. Vậy các bạn có biết sóng radio là gì? Có những loại sóng radio nào và ứng dụng thực tiễn của chúng ra sao? Cùng CarOn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Sóng radio là gì?
Sóng radio là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 30 Hz và 300 GHz, tức là bước sóng kéo dài trong khoảng từ 1mm cho đến 100km. Chúng được tạo ra bởi một thiết bị điện tử gọi là máy phát được kết nối với ăng-ten phát ra sóng và được thu bởi máy thu radio được kết nối với ăng-ten khác. Sóng radio được sử dụng rất rộng rãi trong công nghệ hiện đại, trong thông tin vô tuyến, radar, điều hướng vô tuyến, điều khiển từ xa, viễn thám và các ứng dụng khác.
Cũng giống như các sóng điện từ khác, sóng radio truyền với vận tốc ánh sáng. Trong tự nhiên thì loại sóng vô tuyến này thường được tạo ra trong các hiện tượng sấm sét và chúng có vận tốc lớn hơn cả vận tốc ánh sáng.
Sóng radio ra đời từ khi nào?
Sóng radio lần đầu tiên được nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz xác định và nghiên cứu bởi vào năm 1886. Các máy phát và máy thu vô tuyến thực tế đầu tiên được phát triển vào khoảng năm 1895-6 bởi Guglielmo Marconi của Ý và radio bắt đầu được sử dụng thương mại vào khoảng năm 1900.
Tin tức radio đầu tiên trên thế giới được phát vào ngày 31 tháng 8 năm 1920 bởi đài 8MK ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ và đài phát sóng giải trí đầu tiên bắt đầu năm 1922 từ trung tâm nghiên cứu Marconi ở Writtle gần Chelmsford, Anh.
Ngay từ khi ra đời vào đầu thế kỷ 20, đài phát thanh đã gây ngạc nhiên và thích thú cho công chúng bằng cách cung cấp tin tức và giải trí một cách tức thời chưa từng có trước đây. Từ khoảng năm 1920 đến năm 1945, đài phát thanh đã phát triển thành phương tiện truyền thông đại chúng điện tử đầu tiên, độc quyền “sóng phát sóng” và xác định, cùng với báo, tạp chí và phim ảnh, cả một thế hệ văn hóa đại chúng.
Sóng radio có những loại nào
Sóng radio chính là sóng có bước sóng khoảng 1 mm – 100000 km, trong dải tần 300 MHz – 3 Hz. Sóng radio bản chất là sóng điện từ nên nó mang những đặc tính như giao thoa, cộng hưởng, triệt tiêu, nhiễu,… và có thể lan truyền đi xa trong môi trường nước, chân không và không khí. Có những loại sóng radio như sau:
Sóng cực ngắn (VHF)
Sóng cực ngắn (VHF) là dạng sóng có bước sóng rất nhỏ chỉ từ 1m đến 10m. Tuy vậy loại sóng vô tuyến này lại mang trong mình một năng lược cực lớn. Cụ thể, nó không bị tầng điện li hấp thụ mà có thể xuyên qua để đi vào vũ trụ. Đây là một loại sóng radio quan trọng để con người nghiên cứu, chế tạo các hệ thống thông tin liên lạc vũ trụ, thăm dò vũ trụ bao la.
Sóng ngắn (HF)
Sóng ngắn (HF) là những sóng vô tuyến điện có bước sóng nằm trong khoảng từ 10m – 100m. Khác với loại sóng radio cực ngắn, sóng ngắn bị phản xạ lại bởi tầng điện li và mặt đất nhiều lần, mang trong mình năng lượng lớn.
Chính vì đặc điểm phản xạ nhiều lần mà sóng ngắn thường được sử dụng cho hệ thông thông tin liên lạc trên mặt đất.
Sóng trung (MF)
Sóng trung (MF) là dạng sóng vô tuyến điện có bước sóng tầm trung nằm trong khoảng từ 100m – 1000m. Đây là dạng sóng radio được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, và thiết bị âm thanh. Có thể là rất nhiều linh kiện thiét bị trong bộ dàn âm thanh của bạn đang sử dụng sóng này mà bạn không hề hay biết.
Đặc điểm của sóng trung đó là chúng có thể lan truyền theo độ cong của mặt đất và chỉ chịu tác động khúc xạ của tần điện ly vào ban đêm. Hiệu quả truyền tải tín hiệu của sóng radio trung bị chi phối nhiều bởi độ dẫn điện của mặt đất. Vì thế khi độ dẫn điện của mặt đất cao thì sóng trung sẽ có thể lan truyền tốt hơn.
Sóng dài (LF)
Sóng dài (LF) là sóng vô tuyến điện có bước sóng tương đối dài. Dạng sóng radio này thường có bước sóng khá lớn trên 1000m và tần số thường khá nhỏ chỉ từ 0.1-1MHz. Thực tế thì sóng vô tuyến dài không có định nghĩa chính xác và tùy thuộc vào mỗi vùng trên thế giới nó sẽ được hiểu theo cách khác nhau.
Tuy sóng dài có bước sóng lớn nhưng lại mang năng lượng thấp và bị hấp thụ rất mạnh bởi các vật trên mặt đất. Ưu điểm lớn nhất chính là chúng không bị ảnh hưởng bởi môi trường nước vì thế mà sóng dài thường được ứng dụng trong hệ thông thông tin liên lạc dưới nước.
Sóng radio có độc hại hay không?
Rất nhiều người có đặt câu hỏi rằng sóng radio có hại không? Khi sử dụng các thiết bị điện tử, âm thanh thì chúng có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, về mặt lý thuyết thì các sóng radio, sóng điện từ không có đủ năng lượng để tác động tới các DNA trong tế nào. Vì vậy chúng không có dấu hiệu gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tự – âm thanh sử dụng sóng radio thì cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với trẻ em. Vì vậy cần chú ý và sử dụng chúng trong những trường hợp cần thiết.
Ứng dụng của sóng radio trong đời sống
Sóng radio ứng dụng trong các thiết bị điện tử – âm thanh
Sóng radio đã mở ra một tầm cao mới và hiện đại hơn như ra đời những thiết bị không dây như loa Bluetooth, micro không dây, tai nghe không dây… Những thiết bị này ngày càng phổ biến hơn vì độ tiện ích cũng như tính thẩm mỹ cao.
Từ khoảng 100 kHz đến 300 GHz, tần số vô tuyến là dải phổ ưa thích cho viễn thông: đài phát thanh, truyền hình, radar, điện thoại di động, các màn hình thông minh cho ô tô,..
Sóng radio ứng dụng trong công nghệ kết nối không dây Wifi
Sóng Wifi chính là sóng radio cường độ thấp, có bước sóng tương tự bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng nhưng cường độ thấp hơn khoảng 100000 lần. Sóng radio được tạo ra từ các thiết bị phát sóng Wifi, ánh sáng trắng, lò vi sóng, điện thoại di động có thể khiến bề mặt của vật thể nóng lên nhưng không gây tác động xấu nào.
Sóng radio trong tuyền tải thông tin và tín hiệu
Đặc tính của sóng radio là có dải tần số rất rộng trải dài từ 3kHz – 300MHz. Vì vậy mà nó thích ứng cho việc truyền tín hiệu ở khắp mọi nơi trên trái đất và trong mọi môi trường từ môi trường mặt đất, dưới nước hay hang động,… Các sóng dài có dải tần từ 30kHz – 300kHz phản xạ tốt hơn trong tầng điện li. Còn sóng trung có dải tần từ 300kHz – 3000kHz nhưng không đòi hỏi công suất truyền tải lớn như sóng dài nên chúng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn sóng dài. Sóng cực ngắn thường được thấy trong các thiết bị truyền tải tín hiệu, âm thanh nhưng chủ yếu ành cho các thiết bị xa mặt đất như các thiết bị thông tin liên lạc vũ trụ, phát thanh FM, truyền hình bởi đặc tính không bị ảnh hưởng khi tần số thay đổi.
Sóng radio ứng dụng trong lĩnh vực y học
Thực tế sóng radio được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y học. Điển hình là thiết bị giúp người bị bệnh hen dễ thở hơn bằng các đường sóng radio. Cao cấp hơn là những thiết bị dùng sóng radio để đốt nóng và làm mềm các khối cơ bị u, sơ. Ngoài ra sóng vô tuyến radio còn hỗ trợ điều trị amidan rất tốt khi có khả năng hỗ trợ phẫu thuật nhanh gọn, hạn chế những tổn thương hay ứng dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim.
Sóng radio ứng dụng trong dò tìm bằng radar
Sóng radio còn rất hữu ích trong việc dò tìm những vật thể như máy bay, tàu ngầm bị chìm. Các sóng ngắn radio sẽ phản hồi từ đất, đá, các vật thể để giúp việc dò tìm trở nên dễ dàng hơn.
MÀN HÌNH THÔNG MINH CHO Ô TÔ CARON PRO
(Hình: Radio Chipset trên màn hình thông minh CarOn Pro)
Ứng dụng làn sóng radio vào công nghệ, sản phẩm Màn hình thông minh cho ô tô CarOn Pro được thiết kế cài đặt ứng dụng Radio Chipset giúp bạn có thể cập nhật các thông tin mới nhất, lắng nghe những bài hát với giai điệu sôi động mà vẫn thoải mái lái xe. Với mức giá ưu đãi nhất trên thị trường hiện nay, bên cạnh nhiều ứng dụng hay ho cùng các tiện ích khác, Màn hình thông minh ô tô CarOn tự tin là một nhãn hàng chất lượng và nhận được nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Liên hệ ngay https://caronpro.vn/ hoặc 0961247360 để đặt hàng ngay và nhận được hỗ trợ tốt nhất!