SO SÁNH THUẾ GIÁN THU VÀ THUẾ TRỰC THU

Thuế là khoản phí nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính không đối giá và hoàn trả trực tiếp được các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Căn cứ vào mực đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại thuế: thuế trực thu và thuế gián thu.

Thuế trực thu và thuế gián thu đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. người nộp thuế đều có trách nhiệm nộp theo quy định.

So sánh thuế trực thu và thuế gián thu:

 

 

Thuế trực thu

Thuế gián thu

Khái niệm

Là thuế điều tiết trực tiếp vào

thu nhập của tổ chức, cá nhân trong xã hội, người nộp thuế là người chịu thuế

Điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế

Mức độ tác động vào nền

 kinh tế

Ít tác động vào giá cả thị trường vì nó đánh vào kết quả kinh doanh và thu nhập sau một thời kì kinh doanh

Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ

Mức độ quản lý

Khó thu, dễ trốn thuế, việc thanh toán bằng tiền mặt, nhà nước không kiểm soát được thu nhập của từng người nộp thuế

Dễ thu vì được cấu thành giá hàng hóa và dịch vụ. Hàu hết các nước nghèo, chậm phát triển coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu ngược lại thì các nước phát triển lấy thuế trực thu làm nguồn thu chính của ngân sách .

Ưu  điểm

Đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế

Cơ quan thu thuế dễ dàng hơn

Nhược điêm

Khó thu dễ trốn thuế

Khó đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế

Ví dụ

  • Thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế giá trị gia tăng

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Thuế xuất nhập khẩu

  • Thuế môn bài

Ý NGHĨA CỦA PHÂN LOẠI THUẾ GIÁN THU VÀ THUẾ TRỰC THU.

Việc phân loại thuế gián thu và thuế trực thu có ý nghĩa:

  • Trong hoạt động lập pháp:

Giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thu. Vấn đề là làm sao để cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Ví dụ thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, nếu vậy cần thiết phải điều chỉnh mức thuế suất cao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.

  • Trong công tác tổ chức hành thu

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế. Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế, … từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. thông qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thuế hiệu quả. Cụ thể như đối với thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đăc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Chính vì thế nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về ngân sách nhà nước.

  • Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: trốn thuế

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế, việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.