So sánh các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam
{TÓM TẮT NỘI DUNG}
1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
1.1 Doanh nghiệp tư nhân
1.2 Công ty hợp doanh
1.3 Công ty TNHH 1 thành viên
1.4 Công ty TNHH 2 thành viên
1.5 Công ty cổ phần
2. So sánh ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Vậy để chọn được mô hình thành lập phù hợp nhất thì qua bài so sánh ngắn sau đây bạn không nên bỏ qua
1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp 2020 thì có có các loại hình doanh nghiệp sau:
1.1 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân và không có tư cách pháp nhân. Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Pháp luật của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện. Họ có toàn quyền quyết định
Đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật.
Trực tiếp hoặc có thể thuê người quản lý khác để điều hành hoạt động kinh doanh. Đối với việc thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm.
1.2 Công ty hợp danh
Là doanh nghiệp cần phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn
Thành viên hợp danh là các cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ với công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Thành viên hợp danh có:
-
Quyền quản lý công ty
-
Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh
-
Cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Tỷ lệ chia chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty . Tuy nhiên thành viên góp vốn sẽ không được tham gia quản lý công ty cũng như hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Quyền ngang nhau đối với các thành viên hợp danh khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
1.3 Công ty TNHH một thành viên
Là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.
Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp vốn điều lệ của công TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và được ghi trong điều lệ công ty.
Góp đủ và đúng loại tài sản như chủ chủ sở hữu đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong kỳ hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp thì trong trường hợp này chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ phải bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn là 30 ngày, bắt đầu từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Khi đó, trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian đó
Ngoài ra nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, bắt đầu ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu đối với doanh nghiệp 1 thành viên thì được quyền giảm vốn
Tương tự, công ty được quyền tăng vốn điều lệ khi đó chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp này , công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
1.4 Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng thành viên không vượt quá 50 và trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và quyền phát hành cổ phần để huy động vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn không được.
Chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đối với các tành viên trong phạm vi số vốn đã góp vào.
Vốn điều lệ của công ty TNHH hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong kỳ hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời ở giai đoạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Khi thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, tỷ lệ phần vốn góp, vốn điều lệ, của các thành viên bằng số vốn đã góp trong kỳ hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
1. 5. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có:
-
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
-
Nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp thì cổ đông phải chịu trách nhiệm
-
Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với các cổ đông
-
Số lượng cổ đông ít nhất là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Trong khi đó cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức
-
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại là vốn điều lệ công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong kỳ hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định thời hạn khác.
Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Đồng thời trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Vốn điều lệ công ty có thể thay đổi trong các trường hợp sau đây:
-
Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tiếp trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông theo quyết định của đại hội đồng cổ đông
-
Công ty mua lại các cổ phần đã phát hành
-
Vốn điều lệ khi không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn
2. So sánh ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp
Ưu điểm
Nhược điểm
Doanh nghiệp tư nhân
Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác nhờ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân
Chỉ thành lập được 1 doanh nghiệp tư nhân và phải chịu trách nhiệm vô thời hạn đối với doanh nghiệp và
Không được tham mua cổ phần, góp vốn ở các loại hình doanh nghiệp khác
Không được đồng thời là chủ các loại hình doanh nghiệp khác
.
Công ty hợp doanh
Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.
Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Quản lý công ty dễ dàng do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tin tưởng nhau.
Không được phép phát hành các loại chứng khoán
Các thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp
Đa số chỉ áp dụng cho công ty trong lĩnh vực Luật
Công ty TNHH 1 thành
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Trách nhiệm về hoạt động của công ty ( nghĩa vụ về tài sản, các khoản nợ,..) trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vì thế, rất ít rủi ro cho chủ sở hữu vì không phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu có quyền đưa ra quyết định và quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Hạn chế huy động vốn do chỉ có 1 thành viên
Không cho phép phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp chuyển thành công ty cổ phần.
Khả năng biến Công ty TNHH 2 thành viên
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong khoản số vốn được góp vào công ty
Cho phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật
Quy định chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ. Vì thế, các thành viên dễ dàng kiểm soát lẫn nhau, tránh hạn chế sự thâm nhập của người bên ngoài vào trong công ty
Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phép phát hành cổ phiếu
Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Công ty cổ phần
Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi tương ứng với số vốn đã được góp vào công ty
Có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, ngoại trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
Cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Đồng nghĩa ới nó là khả năng huy động vốn rất cao
Khá phức tạp trong cơ cấu tổ chức, do đó việc quản lý và điều hành cũng rất khó khăn thậm chí các cô đông sẽ tranh giành nhau về quyền lợi, về lợi ích
Khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần vẫn bị áp thuế thu nhập cá nhân (dù công ty không có lãi) theo quy định chuyển nhượng chứng khoán là 0,1%
Bị ràng buộc khá là chặt chẽ về các quy định của pháp luật, đặc biệt là về tài chính và kế toán
Tùy từng nhu cầu của người thành lập có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp như đã nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện đặc biệt, thì người khởi nghiệp thường lựa chọn 3 loại hình công ty là: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.