Sơ đồ tư duy – phương pháp học tập khoa học, ghi nhớ lâu dành cho học sinh – Học Tốt Blog

Sơ đồ tư duy là một cách học tập hiệu quả, giúp học sinh tăng hiệu quả học tập, kích thích tính sáng tạo , cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi của bản thân.

Đối với phương pháp học tập mới mẻ và khoa học này, nhiều học sinh vẫn chưa biết cách vận dụng vào quá trình học tập của bản thân. Cô Dương Thu Hà, giáo viên bộ môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả để có thể đạt điểm cao trong các kì thi.

Cô Dương Thu Hà hướng dẫn học sinh cách lập sơ đồ tư duy cho môn Sinh

Cách lập sơ đồ tư duy cho một chuyên đề

Để lập được một sơ đồ tư duy logic, dễ nhớ và đảm bảo đủ kiến thức thì học sinh nên áp dụng 5 bước vẽ sơ đồ tư duy ngắn gọn được cô Hà chia sẻ dưới đây.

Bước 1: Đọc tất cả kiến thức có trong chuyên đề

Việc đọc tất cả kiến thức có trong chuyên đề giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về lượng kiến thức mà bản thân sắp tiếp xúc và học tập.

Bước 2: Chọn từ khóa trung tâm cho chuyên đề

Đối với mỗi chuyên đề, học sinh cần chọn chính xác từ khóa trung tâm để đặt vào chính giữa của sơ đồ. Bên cạnh đó, học sinh có thể nhìn vào từ khóa để nắm rõ tên của từng chuyên đề.

Cô Hà hướng dẫn học sinh đặt từ khóa cho chuyên đề Nhiễm sắc thể – Nguyên phân

Bước 3: Xây dựng các nhánh chính

Sau khi chọn được từ khóa trung tâm, học sinh sẽ đi xây dựng các nhánh chính. Các nhánh chính ở đây được hiểu là những nội dung chính của chuyên đề, bao nhiêu nội dung thì tương ứng bấy nhiêu nhánh.

Bước 4: Xây dựng các nhánh phụ

Với mỗi nội dung chính, học sinh sẽ chia thành nhiều nội dung nhỏ để có thể biểu thị chi tiết kiến thức hơn.

Bước 5: Xây dựng các nhánh phụ cấp dưới

Nhìn vào sơ đồ tư duy, những nhánh phụ cấp dưới sẽ thể hiện sự hiểu biết cũng như lượng kiến thức học sinh tiếp cận về chuyên đề sâu hay nông như thế nào

Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy

Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh có thể sử dụng nhiều màu sắc và hình ảnh minh họa thay cho việc ghi chép. Với phương pháp này học sinh có thể ghi nhớ lâu hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Ngoài ra, những nội dung chính của chuyên đề, cô Hà khuyên học sinh nên tóm gọn thành cụm từ khóa ngắn gọn để có thể ghi nhớ sâu sắc hơn về kiến thức của chuyên đề.

Cô Hà nhắc học sinh một số lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh học tập thật chủ động, hiệu quả đối với tất cả các môn học trong chương trình. Hi vọng những hướng dẫn của cô Dương Thu Hà sẽ giúp học sinh dễ dàng áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Sinh học năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/Học-tốt-Sinh-học-lớp-9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!