Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Thời Trang

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Thời Trang nội dung bài viết được trích từ một bài khóa luận tốt nghiệp của một bạn sinh viên đạt điểm cao ngành Quản trị, bài viết khá thiết thực và chi tiết, nên mình muốn chia sẻ tới các bạn sinh viên cùng kham thảo để hoàn thành bài khóa luận của mình một cách trọn vẹn hoàn chỉnh và chúc các bạn đạt được điểm cao.

Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài hay tìm công ty thực tập và viết bài trọn gói, các bạn có thể kham thảo dịch vụ làm báo cáo thực tập  của luanvanmaster.com Zalo 0973287149

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện nay, công ty đang hoạt động 5 bộ phận gồm:

  • Ban Giám đốc
  • Bộ phận Chứng từ
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng
  • Bộ phận Hải Quan
  • Bộ phận Giao nhận
  • Bộ phận Kế toán
  • Bộ phận sale

Sơ đồ tổ chức được thể hiện minh họa như sau:

Hình: Sơ đồ bộ máy hành chính của công ty Vagabond

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty Vagabond)

Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến, trong đó, ban giám đốc là người nắm nhiệm vụ chính yếu của toàn công ty, đưa ra quyết định và giám sát trực tiếp đến các bộ phận còn lại. Ngược lại, các bộ phận chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là sự quản lý tập trung, thống nhất làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doang nghiệp thấp. Mặt khác theo cơ cấu này những người chịu sự lãnh đạo rất dễ để thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra .

Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại đôi khi gây khó khăn đến việc thực hiện các quyết định do ban giám đốc đề ra do tính rủi ro cao, chưa có sự tham khảo kiến thức chuyên môn từ nhiều chuyên gia để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn.

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Thời Trang

2. Chức năng của các bộ phận trong công ty

  • Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của Công ty…
  • Ban kiểm soát: Là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ xây dựng mọi chiến lược sản xuất kinh doanh. Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cổ đông về moi măt hoat đông san xuât kinh doanh cua Công ty, có quan hệ trực tuyến với ban giám đốc.
  • Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty , do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người trực tiếp điều hành Công ty, thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh do Hội đồng quản trị vạch ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi mặt trong ̣sản xuất kinh doanh cua Công ty, thực hiện việc lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển hàng năm và dài hạn của Công ty.
  • Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức tuyển dụng, bố trí người lao đông cho các bộ phận trong Công ty. Quản lý hồ sơ về nhân sự, hồ sơ về công tác tổ chức cán bô, bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền, giải quyết tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên, giải quyết các nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Tiếp nhận cũng như báo cáo kịp thời các thông tin của Công ty cho cấp trên, phối hợp với các bộ phận khác tổ chức đào tạo, nâng bậc cho công nhân.
  • Phòng kinh doanh:

– Xây dưng kế hoạch sản xuât và tiêu thụ sản phẩm.

– Tham mưu cho lãnh đạo về cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

– Theo dõi thời gian giao nhận hàng hóa, vật tư, xây dựng kế hoạch giá thành.

– Tổ chức nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đánh giá các nhà cung cấp, các khách hàng.

– Tham mưu cho giám đôc; theo dõi hướng dẫn mọi thủ tục tem nhãn, bao bì sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng; theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

  • Phòng kế toán –Tài vụ: Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh trong toàn Công ty, tham mưu lãnh đạo về quản lí tài chính, bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc quản lí tài chính theo điều lệ.
  • Phòng kỹ thuât: Tham mưu cho lãnh đạo, điều hành lĩnh vực kĩ thuật toàn Công ty, thiết lập yêu cầu kĩ thuật cho sản phẩm, ban hành và giám sát thực hiện tại các phân xưởng nhằm đạt được các yêu cầu đã đề ra.
  • Phòng thiết kế mẫu: Thiết kế các mẫu giày, mẫu dép giới thiêu khách hàng hoặc sản xuất thử các mẫu giày, dép theo yêu cầu khách hàng đặt, xây dựng định mức vật tư kỹ thuật cho từng mã hàng.
  • Các phân xưởng sản xuất: quản lí nhân lực, tài sản của nhà máy trong phạm vi phân xưởng, điều hành và sản xuất từng công đoạn của sản xuất phục vụ cho phân xưởng khác đảm bảo đồng bộ, kịp thời. Phân xưởng chuẩn bị 1: Nhận vật tư làm quai mũ rồi giao cho tổ phun keo tráng. Thực hiện cán tráng rồi phun qua một lớp keo sau đó nhập kho bán thành phẩm. Phân xưởng chuẩn bị 2: Nhận vật tư làm đế rồi trực tiếp giao cho tổ chặt tiến hành chặt theo các kích cỡ đã có sẵn, còn vật tư làm đế giày vải phải trải qua công đoạn cán luyện mới tiến hành cắt đế, cắt lún để nhập kho bán thành phẩm. Phân xưởng may dép: Nhận chi tiết của dép từ phân xưởng chuẩn bị, sau đó thực hiện công việc dán hai lớp tùy theo yêu cầu, tiến hành công đoạn may, hoàn thành quai dép, mặt dép, để bộ phận KCS kiểm tra, sau đó nhập kho bán thành phẩm.

XEM THÊM

Quy Trình Phân Phối Hàng Hoá Và Thu Hồi Tại Công Ty Thời Trang

Phân xưởng may giày: nhận các chi tiết mũ giày, sau đó dán và may các chi tiết lại thành mã giày hoàn chỉnh, sau đó chuyển sang đột, tán ozon, để bộ phận KSC kiểm tra, cuối cùng nhập kho bán thành phẩm. Phân xưởng gò dép: Nhận quai dép, mặt đế, đế dép tại kho bán thành phẩm. Tiến hành bôi keo lên chân quai mặt đế sau đó bỏ qua băng tải cho chạy vào buồng s ấy làm khô rồi dùng phom để dán quai vào mặt đế, dùng máy đập để kết dính hai phần lại với nhau rồi chuyển sang bộ phận KSC kiểm tra. Phân xưởng gò giày nữ: Nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm. Thực hiện việc bôi keo, sấy khô, gò phần mũ giày, gò gót, gò hông rồi lại bôi keo, sấy ghép dán bán và đưa vào lưu hóa, tiếp theo bộ phận KSC kiểm tra để chuyển sang bộ phận bao bì, nhập kho. Phân xưởng gò giày vải: nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm, sau đó bôi keo, sấy khô, ghé dán bán, đưa vào lưu hóa, bộ phận KSC kiểm tra và chuyển sang bao bì, nhập kho. Tổ in: Có nhiệm vụ bao bì, nhãn mác.

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Thời Trang nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên ngành Quản trị đang tìm kiếm tài liệu kham thảo cho bài viết khóa luận tốt nghiệp, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn. Ngoài ra mình luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp liên quan các bạn có thể theo dõi trên website, cần hỗ trợ gì thêm về viết bài các bạn kết nối zalo mình để được hỗ trợ dịch vụ viết báo cáo thực tập

Số điện thoại : 0973287149

Zalo : 0973287149