SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học bài 21, Lịch sử lớp 11: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học bài 21, Lịch sử lớp 11: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, “nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”.
 Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một cuộc cách mạng, là một vấn đề cấp thiết cần phải tiến hành mạnh mẽ ở tất cả các trường phổ thông.
 Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục quan tâm.
 Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, hứng thú trong học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Dạy học thay vì lấy “dạy” làm trung tâm sang lấy “học” làm trung tâm.
 Mặc dù vậy, một thực tế diễn ra mà chúng ta chưa thể khắc phục hết được đó là các em học sinh không thích học sử. Các em cho rằng lịch sử là môn phụ, không có tác dụng thiết thực trong cuộc sống; lịch sử là môn khô khan, nhiều số liệu, nhiều sự kiện. Chính điều đó dẫn đến tình trạng học sinh không nắm vững sự kiện cơ bản, nhớ sai, nhớ lầm kiến thức lịch sử là khá phổ biến.
 Vì vậy, yêu cầu cấp bách của giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích cực ở học sinh, để việc dạy và học lịch sử “không phải chỉ là biết quá khứ mà trên cơ sở hiểu biết quá khứ, để hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai”.
 Sử dụng sơ đồ tư duy là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực. Bởi vì, sử dụng sơ đồ tư duy là một hình thức gợi nên hứng thú hăng say học tập của học sinh.
 Với mong muốn việc sử dụng sơ đồ tư duy được mở rộng trong toàn trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học bài 21, Lịch sử lớp 11: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX ”
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Việc giảng dạy bằng sơ đồ tư duy giúp giáo viên dễ dàng hoàn thành kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong chương trình THPT.
- Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động, máy móc theo khuôn khổ, chưa biết cách tư duy. Học sinh chỉ học gì biết đó nên chưa có sự liên hệ giữa các mạch kiến thức nên các em chưa có được sự tư duy logic và có hệ thống. Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích học tập và hứng thú của các em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt kết quả cao. Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu vấn đề một cách khoa học, sâu sắc. Học sinh phát huy tính tích cực trong học tập.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 11A1, 11A6 trường THPT Lê Hoàn- Thọ Xuân
- Soạn giảng bài dạy bằng sơ đồ tư duy theo chuẩn kiến thức và kĩ năng được giảm tải năm 2010.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Hướng dẫn học sinh ghi bài và phương thức tạo lập sơ đồ tư duy
+ Tôi tiến hành dạy lớp 11A1 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, lớp 11A6 bằng phương pháp dạy truyền thống sau đó kiểm tra 15 phút.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học của bản thân.
 PHẦN HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Quá trình nhận thức lịch sử cũng tuân theo qui luật chung của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về thực tiễn. Mặt khác đặc trưng riêng của nhận thức lịch sử là nhận thức bắt đầu từ những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ chứ không phải là những sự kiện diễn đang diễn ra trước mắt. Do vậy, sơ đồ tư duy giúp học sinh tái tạo lại bức tranh quá khứ, từ đó nắm bắt bản chất của sự kiện lịch sử.
 Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mind map) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Theo Tony Buzan, sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây trong tự nhiên. Sơ đồ tư duy là một phương pháp ghi chép gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng. Vì thế nên nó là chức năng tự nhiên trong tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình đóng vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của não bộ.
 Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
II.THỰC TRẠNG
 Thực trạng dạy học lịch sử theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy ở trường THPT Lê Hoàn, qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về giảng dạy lịch sử có liên quan đến sơ đồ tư duy bản thân tôi nhận thấy:
1. Về phía học sinh:
 Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy a4, bút màu, bút chì, bảng phụMặt khác, học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy.
2. Về phía giáo viên:
 Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thật sự trở thành phương pháp phổ biến. Đặc biệt, việc vận dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy học lịch sử ở trường THPT Lê Hoàn vẫn chưa được trao đổi, thảo luận nhiều, dù trên thực tế chúng ta cũng sử dụng những kiểu sơ đồ cho giảng dạy.
 Có thể nói: Việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học lịch sử ở trường THPT Lê Hoàn còn đang là vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy, cần cụ thể phương pháp này trong giảng dạy lịch sử và ứng dụng triển khai.
III. GIẢI PHÁP
1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy
* Sơ đồ tư duy là gì?
 Sơ đồ tư duy thực chất là sự kế thừa và nâng cao phương pháp dạy học bằng sơ đồ truyền thống. Đây được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan khởi xướng. Nếu như phương pháp ghi chú truyền thống chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định (thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) thì Sơ đồ tư duy sử dụng cả đường nét, hình vẽ, màu sắc lại được người sử dụng thiết kế hoàn toàn theo sở thích cá nhân của họ. Do đó, thông tin bài học sẽ được khắc sâu trong trí nhớ và nhớ được lâu hơn.
 Sơ đồ tư duy sẽ giúp :
Tiết kiệm thời gian, công sức
Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Tổ chức và phân loại suy nghĩ
Ghi nhớ tốt hơn
Kích thích tiềm năng sáng tạo, hình thành các ý tưởng độc đáo
* Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
 Nhất thiết giáo viên phải cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy. Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều học sinh cũng chưa biết sơ đồ tư duy là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào. Giáo viên nên giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Lịch sử.
- Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số “sơ đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen.
- Tập đọc hiểu sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì học sinh có thể thuyết trình được nội dung bài học hay chủ đề theo mạch logic của kiến thức.
 Giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh cách vẽ một sơ đồ tư duy. Để vẽ một bản đồ tư duy hoàn chỉnh, bao gồm có các bước cơ bản sau đây: 
Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
 Bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy. Quy tắc vẽ chủ đề :
Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. 
Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích. 
Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. 
Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ. 
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Quy tắc vẽ tiêu đề phụ : 
Tiêu đề phụ nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm. 
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. 
Bước 3 : Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ : 
Nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. 
Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. 
 Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng bay bổng bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
* Cách ghi chép sơ đồ tư duy
Nghĩ trước khi viết
Viết ngắn gọn
Viết có tổ chức
Viết lại theo ý của mình, nên trừ khoảng trống để có thể bổ sung ý
* Phương tiện thiết kế sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy (Edaw Mindmap 7,9 và phần mềm iMindMap 8). Điều quan trọng là giáo viên hướng dẫn cho học sinh có thói quen lập sơ đồ tư duy để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic.
* Tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy
 Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy chúng ta áp dụng được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, làm bài tập lịch sử, củng cố bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh từ khái quát đến cụ thể, dựa trên nguyên lí của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy. Thực hiện dạy học bằng sơ đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bước sau:
Bước 1: Học sinh: cứ 2 - 3 bàn hợp thành một nhóm nhỏ vẽ sơ đồ tư duy trên giấy a4, với sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2: Báo cáo thuyết minh về sơ đồ tư duy. Cho một vài học sinh hay đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Bước 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về nội dung nhóm mình tìm hiểu. Giáo viên sẽ là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. Học sinh các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Bước 4: Giáo viên treo lên bảng một sơ đồ tư duy do giáo viên làm sẵn (hoặc trình chiếu PowerPoint) để làm thông tin phản hồi giúp học sinh chỉnh sửa, bổ sung phần các em vừa làm.
2. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học : “Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Vệt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”
 Đề tài được thực hiện qua bài: “Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Vệt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”
I. MỤC TIÊU Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được hoàn cảnh bùng nổ các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân (tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế).
- Nắm được nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
- Chỉ ra những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân ta cuối thế kỉ XIX.
2. Kĩ năng
- Biết vẽ và sử dụng sơ đồ tư duy; biết xác định các địa danh diễn ra phong trào Cần vương; tái hiện một số nét tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế...
- So sánh những điểm giống, khác nhau giữa các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX
- Nhận xét, đánh giá vị trí, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX , từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại.
3.Tư tưởng,thái độ
- Khâm phục tinh thần yêu nước, chống Pháp của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng...
- Tự hào về lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, sự chiến đấu dũng cảm chống quân xâm lược của cha ông ta; căm thù bọn cướp nước, bọn tay sai bán nước.
- Đánh giá đúng đắn, khách quan về nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính kết nối máy chiếu
- Sơ đồ tư duy
- Chân dung Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...
- Một số tranh ảnh lịch sử về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoàn thành quá trình xâm lược Việt nam của thực dân Pháp qua sơ đồ
 1858 1862	1867	1873	1883
Đánh chiếm Bắc Kì lần 2
(5)
Đánh chiếm Bắc Kì lần 1
 (4)
Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ
 (3)
Chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (2)
Tấn công
Đà Nẵng
(1)
Những bản Hiệp ước nhà Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp
 1862 1874	 1883	 1884	
Hiệp ước
Pa-tơ-nốt
(4)
Hiệp ước
Hác-măng
(3)
Hiệp ước Giáp Tuất
 (2)
Hiệp ước NhâmTuất
(1)
3. Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới
 Giáo viên giới thiệu bài mới: Sau khi kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), triều đình Huế nhìn chung đã đầu hàng giặc, thực dân Pháp muốn thiết lập ngay một chế độ bảo hộ ở Việt Nam. Chúng muốn dựng lên một chính quyền tay sai ở Huế để tổ chức bóc lột, nô dịch nhân dân ta. Song chúng đã vấp phải sự phản kháng của đông đảo nhân dân và các tầng lớp sĩ phu, văn thân, bộ phận quan lại chủ chiến trong Kinh thành Huế. Sự phản kháng đó được biểu hiện rõ rệt nhất bằng cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế, mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
 Vậy phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX (1885-1896) diễn ra như thế nào? Các phong trào này có đặc điểm gì khác những phong trào chống Pháp trước đó?
 Các em tập trung theo dõi bài học để trả lời các câu hỏi:
Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh lịch sử nào?
Đặc điểm và những giai đoạn chính của phong trào Cần vương.
Trình bày đặc điểm và những nét chính trong các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.
Phong trào nông dân Yên Thế: Đặc điểm và các giai đoạn phát triển.
4. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới
 Trong quá trình giảng dạy bài này, ta dùng sơ đồ tư duy cho các mục sau:
MỤC I: PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Hoạt động 1: Nhóm
 Lập sơ đồ tư duy. Mở đầu bài học giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý:
Tìm hiểu tình hình nước ta sau Hiệp định Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Phân tích nguyên nhân và trình bày những nét chính của phong trào Cần vương
Tìm hiểu việc bùng nổ phong trào Cần vương.
Hoạt động 2: Cá nhân
 Báo cáo thuyết minh về sơ đồ tư duy. Cho một vài học sinh hay đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc tìm hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.
Hoạt động 3: Cả lớp
 Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức Phong trào Cần vương. Giáo viên sẽ là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy về Phong trào Cần vương, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
 Củng cố, bổ sung kiến thức bằng một sơ đồ tư duy. Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức phong trào Cần vương qua một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hay trình chiếu PowerPoint).
 Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy, giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác lược đồ, trao đổi, thảo luận tập trung vào một số vấn đề sau:
- Phong trào Cần vương nổ ra trên những địa bàn nào? ( Nổ ra suốt từ Bắc Kì vào Trung Kì – khu vực còn ảnh hưởng của triều đình, kéo dài từ Hà Giang đến Phú Yên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK trang 126, quan sát lược đồ và hỏi: Qua lược đồ, các em thấy phong trào Cần vương chủ yếu diễn ra ở Bắc Kì, Trung Kì, còn Nam Kì thì không. Vì sao? ( Ngay sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì và được triều đình Huế thừa nhận, thực dân Pháp nhanh chóng biến nơi đây thành thuộc địa, ra sức đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân. Vì vậy, lúc này phong trào chống Pháp ở Nam Kì tạm thời lắng xuống. Trung Kì là vùng đất tự trị của triều đình; Bắc Kì là đất bảo hộ, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân ta, thực dân Pháp chưa thể tiến hành đàn áp phong trào của nhân dân)
- Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương còn tiếp tục không? Vì sao? (Vẫn tiếp tục. Sự kiện này mặc dù ít nhiều gây tâm lí hoang mang ở một số văn thân, sĩ phu, nhưng quần chúng nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh, nhân dân quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có tổ chức cao hơn gây cho Pháp nhiều thiệt hại, làm chậm quá trình bình định của Pháp)
- Phong trào Cần vương là phong trào đấu tranh yêu nước, chống Pháp xâm lược của văn thân, sĩ phu yêu nước hay của dân tộc ta? Vì sao? (Đây là phong trào đấu tranh yêu nước, chống Pháp của dân tộc ta, vì khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng ở một yêu cầu nhất định trước mắt của dân tộc. Về cơ bản, đây là một phong trào dân tộc, nó phản ánh mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp và phong kiến, chứ không còn phản ánh mâu thuẫn giữa phong kiến Việt Nam với đế quốc Pháp nữa. Lúc này, lợi ích của giai cấp phong kiến đã dần dần hòa nhập với lợi ích của đế quốc và được đế quốc bảo vệ)
MỤC II: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX
Giáo viên chia cả lớp làm 3 nhóm, sau đó ra nhiệm vụ:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo gợi ý: Tìm hiểu địa bàn, lãnh đạo, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và nhận xét.
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy cuộc khởi nghĩa Hương Khê theo gợi ý:
Địa bàn, lãnh đạo, phương thức tác chiến, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế theo gợi ý:
Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là ai?
Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa?
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các bước:
Bước 1: Học sinh