Shopee là gì? Shopee của nước nào? Những sự thật thú vị về Shopee
Mua sắm online đã trở thanh xu hướng mới của thời đại và giờ đây cái gì cũng có bán trên các shop online. Và Shopee là một trong số những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam. Có thể bạn đã mua sắm trên Shopee khá nhiều lần nhưng liệu bạn đã biết Shopee là gì chưa? Shopee của nước nào? Lịch sử của nó ra sao? Bài viết này mình sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên cũng như tìm hiểu những điều thú vị bạn nên biết về Shopee.
Nội Dung Chính
Những khái niệm về Shopee
1. Shopee là gì?
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử, đóng vai trò cầu nối giữa người bán và người mua đồng thời thu lợi nhuận từ đó. Shopee được thanh lập vào năm 2015 tại Singapore, thuộc sở hữu của SEA Group với sự điều hành của Forrest Li – một tỷ phú đô la trên thế giới.
Hiện tại Shopee hoạt động ở 7 nước Đông Nam Á bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philipines và Việt Nam.
Khi mới hình thành ở Singapore thì nó hoạt động với hình thức Marketplace – Customer to Customer. Tức là cầu nối trao đổi giữa những cá nhân với nhau. Nhưng dần dần phát triển tới hiện nay thì nó đã lên một tầm cao mới và bao gồm cả Business to Customer. Có nghĩa là kết nối giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng.
2. Shopee Mall là gì?
Shopee Mall là những gian hàng chính hãng trên Shopee, đó là nơi cam kết bán hàng chính hãng 100% với những quyền lợi hấp dẫn như:
- Người mua sẽ được hoàn trả 100% giá trị sản phẩm nếu phát hiện hàng giả/nhái
- Người mua có thể yêu cầu trả hàng/hoàn tiền trong vòng 7 ngày (thay vì 3 ngày như thông thường) tính từ thời điểm nhận được sản phẩm
- Người mua được hỗ trợ tối đa 30K phí vận chuyển cho đơn hàng từ 150K
- Người bán được ưu tiên xem xét tham gia, được hỗ trợ Voucher hoặc trợ giá trong các chương trình lớn của Shopee
- Các sản phẩm thuộc Shopee Mal được nhận diện bởi chữ “Mall” nổi bật trên nền đỏ chữ trắng
Bởi vì nguồn gốc hàng hóa trên Shopee rất đa dạng, đủ các phân khúc giá, từ hàng cũ tới hàng mới, từ hàng chính hãng tới hàng xách tay, hàng bãi… cái gì cũng có thể mua bán. Chính vì thế từ năm 2017 các shop chính hãng cam kết phân phối hàng chính hãng được ra đời để bảo vệ quyền lợi của các thương hiệu và người tiêu dùng. Cứ sản phẩm nào mà có gắn chữ “Mall” như hình trên bạn có thể yên tâm về chất lượng nhé.
3. Shopee App là gì?
Nếu bạn sử dụng máy tính bàn, Laptop để online thông qua trình duyệt web thì đó là trang web của Shopee. Nhưng nếu bạn chỉ có thể online bằng điện thoại thì bạn vẫn có thể mua sắm trên Shopee thông qua Shopee App. Đó là một ứng dụng trên điện thoại để mua sắm với tính năng tương đồng như giao diện web.
Ứng dụng này có thể tải về miễn phí trên cả điện thoại Android và iOS. Phương thức cài đặt cũng đơn giản như bạn cài một trò chơi vậy. Mua sắm thông qua App sẽ tiện dụng hơn nhiều vì bây giờ ai chẳng có một chiếc điện thoại thông minh trong tay đúng không nào. Hơn nữa có khá nhiều mã giảm giá của Shopee chỉ áp dụng khi bạn đặt hàng qua App thôi nhé. Bởi thế nhanh tay tải App về điện thoại ngay thôi!
Shopee của nước nào? Nó thuộc về ai?
Như đã nói ở trên Shopee thuộc về tập đoàn SEA có tiền thân là Garena mà hẳn là anh em nào chơi game cũng biết nhỉ. Tập đoàn này được thành lập ở Singapore vì thế trên cơ sở pháp lý thì nó là một công ty Singapore. Nhưng cổ đông lớn nhất của tập đoàn này lại là Tencent Group, đó là một tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc. Vậy chắc hẳn nó thuộc sở hữu Trung Quốc.
Có một điều hay nữa đấy là bản thân ông Forrest Li – Nhà sáng lập Shopee là một công dân Singapore nhưng lại sinh ra tại Thiên Tân – Trung Quốc. Bởi thế cái vấn đề Shopee thuộc nước nào có vẻ như khó mà chắc chắn được đúng không các bạn.
Đối với mình thì cũng chẳng quan trong nó là của nước nào cả. Nó đang hoạt động ở Việt Nam và mình chỉ quan tâm rằng chất lượng hàng hóa nó bán có tốt hay không? Giá có rẻ hay không? Và dịch vụ ra sao mà thôi. Nói chung sản phẩm của Shopee phong phú, nhiều sự lựa chọn, có cả hàng chính hãng (nếu biết chọn) và có nhiều mã giảm giá rất tốt.
Phải đề cập một chút rằng mặc dù Shopee được thành lập ở Singapore từ năm 2015 nhưng tới 2016 thì nó mới hoạt động ở Việt Nam. Và hiện nay CEO của Shopee Việt Nam là ông Pine Kyaw người Singapore. Như hình ảnh trên thì chúng ta có thể thấy ông Pine Kyaw còn rất trẻ. Ông Pine Kyaw được biết đến là người vui tính nhưng cực kỳ tài năng.
Ủa vậy Shopee thuộc về ai? Nó chẳng thuộc về cá nhân ai cả. Như mình đã nói vài lần trong bài viết này, Shopee thuộc về tập đoàn SEA. Nhưng tập đoàn này được sở hữu bởi rất nhiều người:
- Tencent – tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, sở hữu 39.7%
- Nhà sáng lập Forrest Li sở hữu 35% cổ phần, trực tiếp và gián tiếp
- Giám đốc công nghệ của SEA là Gang Ye sở hữu 10%
- Còn lại thuộc về các cổ đông nhỏ khác.
Shopee lấy lợi nhuận từ đâu?
Shopee tạo ra một sàn thương mại điện tử và tạo cầu nối giữa người mua và người bán. Tuy nhiên nó cần có một hệ thống khổng lồ để hoạt động, vậy nó lấy lợi nhuận từ đâu để có thể duy trì được hệ thống khổng lồ của nó?
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu tạo ra gian hàng và bán trên sàn Shopee sẽ bị trừ chiết khấu % trên mỗi đơn hàng. Cụ thể Shopee đưa ra chính sách chiết khấu từ 1-4-2019 là 1-2% giá trị đơn hàng thành công. Cụ thể là 1% với thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán bằng thẻ ATM nội địa. Còn tính 2% với các đơn hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng.
Ví dụ: Bạn có một đơn hàng 1 triệu đồng. Nếu khách hàng thanh toán khi nhận hàng thì chỉ chiết khấu 1% nghĩa là Shopee chỉ thu 10K mà thôi. Nhưng nếu khách thanh toán bằng thẻ tín dụng thì Shopee chiết khấu 2% nghĩa là 20K.
Ưu nhược điểm của Shopee
Ưu điểm
- Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt.
- Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Giao hàng nhanh và phí giao hàng lại rẻ.
- Thông qua mục chat với Shop có thể trả giá sản phẩm như bạn mua hàng ở chợ vậy đấy
- Chức năng thanh toán bằng Shopee xu rất tiện dụng.
Nhược điểm
- Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
- Không cho đặt hàng hộ.
- Vì thêm tính năng chat với shop nên xảy tình trạng bên mua tranh cãi với shop về chất lượng hàng không giống như quảng cáo.
Thông qua bài viết này bạn đã biết Shopee là gì rồi chứ? Chắc chắn bạn đã hiểu rõ ràng hơn về Shopee. Những sự thật thú vị về Shopee bên trên đã thỏa mãn sự tò mò của bạn chưa? Hãy bắt đầu mua sắm với Shopee và trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời đến từ sàn thương mại điện tử hàng đầu này nhé. Chúc bạn mua sắm vui vẻ!