Sáng kiến kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mầm non

Sang kien kinh nghiem danh cho cap duong, sang kien kinh nghiem ve sinh an toan thuc pham, sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, skkn mot so bien phap giup tre an ngon mieng, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non, một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non, sáng kiến kinh nghiệm cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo,

 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc vô tận của mỗi gia đình, là nguồn động viên lớn giúp chúng ta quên đi mệt mỏi trong một ngày làm việc, là nguồn kế tục vẻ vang của ông cha ta và phát huy sự nghiệp của đất nước.

Vì vậy, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng về mọi mặt để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và của các trường mầm non nói riêng. Bởi ở trường mầm non, cô phải chăm sóc thế nào để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt nhất, để từ đó tạo ra niềm tin từ các bậc phụ huynh khi gửi con tới trường.

kinh nghiệm chế biến các món ăn để vận dụng vào việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mình. 

Đó cũng là vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường và toàn thể giáo viên – nhân viên chúng tôi đặt ra trong nhiệm vụ năm học 2015 – 2016. Để trẻ phát triển tốt về thể chất và phát triển toàn diện đòi hỏi các cô phải có trình độ về chuyên môn, phải có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, phải luôn tìm tòi, học hỏi những

Trường mầm non B Đông Mỹ đã làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu và đội ngũ cô nuôi luôn tìm cách thay đổi thực đơn phong phú theo tuần, theo mùa, thay đổi cách chế biến để luôn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

Bản thân là một cô nuôi, đã công tác 5 năm trong trường mầm non , tôi đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức từ những buổi kiến tập tại các các trường điểm do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tại bếp ăn, tôi luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để từ đó tham mưu với ban giám hiệu nhà trường về chế độ thực đơn theo mùa, theo tuần của trẻ, cân đối hài hoà các chất dinh dưỡng với nhau giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, nhằm giúp trẻ có thể lực và sức khoẻ tốt nhất khi tham gia mọi hoạt động mà trẻ được học tại trường.

Nhưng bên cạnh đó, khi tham gia phối hợp cùng các cô giáo cho trẻ ăn tại các lớp bé và nhà trẻ tôi nhận thấy: Còn một số trẻ kén ăn, ăn chưa ngon miệng, chưa hết xuất của mình, đó là điều tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để luôn đổi mới cách chế biến các món ăn cho trẻ để hấp dẫn trẻ hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài

” Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ”

Sáng kiến kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mầm non

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

      Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt tạo điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.

   Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết là cô nuôi cần phải làm tốt việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ.

Bởi thực tế, trẻ 24-36 tháng đã ăn được cơm nát và ăn nhiều loại thức ăn hơn nhưng trẻ rất dễ bị chớ, nôn và khó ăn vì vậy cần có cách chế biến riêng: Chú ý tới thức ăn mềm, nghiền nát, nấu nhừ xay nhỏ. Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), trẻ có nhu cầu ăn ngon hơn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn hơn, thích lựa chọn các món ăn hấp dẫn với trẻ. Mặt khác, trẻ lại mau chán ăn và ít tập trung vào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

      Do đó, mỗi người lớn chúng ta phải quan tâm chăm sóc trẻ ngay từ nhỏ, xây dựng khẩu phần ăn, chế biên món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Việc nghiên cứu các cách chế biến món ăn mới phong phú sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ ăn hết xuất, tăng cân.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


1.

Đặc điểm chung

      – Trường mầm non B xã Đông Mỹ nằm ở cuối huyện Thanh Trì, trường có 1 khu, đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2010 và nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến” cấp huyện.

      – Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 32 đồng chí.

           +Trong đó: Ban giám hiệu 2, giáo viên 21, cô nuôi 5, nhân viên 4.

   – Tổng số cháu ra lớp là 251 cháu được chia thành: 7 lớp 1 nhóm trẻ

          ( 24 – 36 tháng) và 6 lớp mẫu giáo.

   – 100% trẻ ăn bán trú tại trường.

2.

Thuận lợi

  – Trường mầm non B xã Đông Mỹ đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì.

  – Trường có diện tích rộng 6652m2, diện tích sân, vườn chiếm 4200m2. Vườn trường được trồng nhiều loại rau theo mùa: rau ngót, rau cải, rau cải cúc, bầu, mướp, gấc, rau lang, su hào, bắp cải…..

– Trường có một khu, có đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bếp ăn được xây dựng một chiều, đảm bảo vệ sinh (100% đồ dùng ăn uống cho trẻ được trang bị bằng inox).

– 4 cô nuôi có bằng trung cấp nấu ăn, 1 cô nuôi có bằng cao đẳng nấu ăn.

– Học sinh đi học đều, chuyên cần đúng giờ.

   – Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là phụ huynh, các công ty nhà nước: Yêu cầu các chủ hàng có đầy đủ cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa hàng ngon, giá cả đưa theo giá bán buôn (thấp hơn giá cả ngoài thị trường 1- 2 giá)

3.

Khó khăn

    – Đội ngũ nhân viên còn trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề nên còn nhiều bỡ ngỡ trong công việc.

    – Hiện nay giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng nhanh, nên số tiền ăn của trẻ (17.000 đồng/ ngày) chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho trẻ.

  – Thời tiết thay đổi dẫn đến nhiều dịch bệnh xảy ra như: dịch bệnh tiêu chảy, thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết…

– Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nên họ vẫn chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăn sóc và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non cũng như ở nhà.

   – Thời tiết thay đổi bất thường, giá cả thực phẩm biến động ngày một tăng cao, do đó việc thay đổi thực đơn cân đối khẩu phần và chế biến món ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn.

   – Nhiều trẻ lớp bé kén ăn, ăn chậm, nhiều trẻ được gia đình quá nuông chiều thường xúc cho trẻ ăn, cho trẻ ăn dong..

III. Các biện pháp thực hiện:


Biện pháp 1: Kết hợp với giáo viên tổ chức cho trẻ ăn ở trên lớp.

Mục đích của việc nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là: trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để trực tiếp cùng với các giáo viên tham gia tổ chức giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn hết (không) hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm…Nếu như trẻ thích ăn món nào tôi tiếp tục chế biến cho trẻ ăn.

   Ví dụ: Khi chế biến món “ Canh cá quả nấu chua” tôi đã lên lớp để phụ giờ ăn và thấy trẻ rất thích món ăn này, tôi đã quan sát và trò chuyện với trẻ sau khi trẻ ăn xong như: Cô đã nấu rất nhiều món ăn trong tuần thế con thích món ăn nào nhỉ? Trẻ đã rất hồ hởi kể cho tôi nghe những món ăn mà các cháu thích như món: trứng tôm thịt đúc nấm hương, canh cua nấu rau cải,….. 

   Khi phụ giờ ăn lớp D1( Nhà trẻ) tôi thấy các cháu ăn rất ít đặc biệt là các cháu mới đi học, trẻ rất khó ăn cơm. Qua tìm hiểu tôi thấy cơm cần phải nấu nát hơn, các món ăn cần xay nhỏ hơn. Tôi đã cùng bàn bạc các cô nuôi cần nấu cơm cho trẻ nhà trẻ nát hơn cho thêm nước và với thịt cần xay nhỏ 3 lần, ninh kỹ mềm hơn để trẻ dễ ăn. Là bếp trưởng tôi đã phân công các cô nuôi giờ ăn phụ thêm vào các lớp bé và nhà trẻ để phụ giúp các cô cho cháu ăn đồng thời rút kinh nghiệm để chế biến món ăn cho trẻ ngon hơn, phù hợp hơn với trẻ.

– Tôi thường quan sát những cháu nào có biểu hiện biếng ăn, giảm cân hoặc cháu nào tăng cân, béo phì. Đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho các cháu hàng ngày để phù hợp với thể trạng của các cháu đó, đồng thời, phối hợp với giáo viên các lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt đến trẻ suy dinh dưỡng

 + Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng thường xuyên động viên, khích lệ cho các cháu ăn hết xuất

  + Đối với các cháu có biểu hiện béo phì thì tôi khuyên các cháu ăn ít cơm, đường và trước khi ăn cho các cháu ăn nhiều rau quả.

   Ngoài ra, chúng tôi đã lập sổ theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn thừa hoặc thiếu, lý do để kịp thời điều chỉnh cách chế biến hàng ngày.

 – Nếu món ăn trẻ không thích hoặc chế biến chưa đảm bảo thì tôi sẽ rút kinh nghiệm và trao đổi với ban giám hiệu và cùng với các chị em trong tổ nuôi để thay đổi cách chế biến phù hợp, hấp dẫn hơn để trẻ ăn ngon miệng và hết suất.

Biện pháp 2. Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ:

Trong công việc chúng ta luôn phải học hỏi tòi cái mới lạ để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến món ăn mới cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi qua những người xung quanh, qua đồng nghiệp, những kênh truyền hình liên quan đến chế biến món ăn.như: Vua đầu bếp, nội trợ, cùng vào bếp, cách chế biến món ăn cho trẻ…..

     Tôi luôn sưu tầm các sách dạy các món ăn: 55 món ăn ngon. 500 món ăn dễ chế biến, cách làm bánh, các loại nước sinh tố, các món ăn Âu Á… Ngoài ra, tôi luôn đọc báo, tham gia những buổi đi kiến tập của Huyện tổ chức. Khi có một món ăn mới tôi thường đọc kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm các gia vị mới, cách chế biến chép và lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn thành từng loại. Tôi thường xuyên mạnh dạn nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà, để mọi người trong gia đình, các con nhỏ cùng thưởng thức và cho ý kiến nhận xét. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chế biến món ăn cho trẻ tại trường.

Qua ý kiến nhận xét của gia đình, cùng với kinh nghiệm chế biến của bản thân tôi đã lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với trẻ và cùng đưa ra tham khảo với các bạn đồng nghiệp, tham mưu với ban giám hiệu để xây dựng thực đơn mới theo mùa. Hoặc cùng món ăn tôi đã tham mưu ban giám hiệu chỉ cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, nguyên liệu mới là đã tạo ra hương vị mới cho món ăn đối với trẻ. Ví dụ: Món Cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh hoặc cháo chim câu, thịt lợn, rau cải cúc, cháo chim câu, thịt lợn, hạt sen….hoặc món canh cá quả nấu chua, cá rô phi nấu rau ngót, tôm nấu bí xanh, rau cải xanh nấu cá rô đồng, Bầu nấu cua, bầu nấu tôm, canh đậu phụ nấu cà chua…

Món đậu trạch xào thịt bò, đậu trạch xào thịt bò, cà rốt, nấm rơm, mướp hương xào thịt bò, canh ngũ sắc bao gồm 5 loại rau củ như: Đậu Hà lan, cà rốt, ngô hạt, khoai tây, su su. Các món ăn tôi nghiên cứu để xây dựng thực đơn chế biến cho trẻ thường rất dễ chế biến, nguyên liệu phù hợp theo mùa, có sẵn tại vườn trường, địa phương và có thể thay đổi dễ dàng thực đơn, thường dễ hơn để tính khẩu phần cho trẻ ăn cân đối, hợp lý..

Tr­êng mÇm non

B

ĐÔNG MỸ –

N¨m häc: 201

5

– 201

6


Thứ


Bữa chính sáng


Bữa chính chiều


Bữa phụ

Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Hai


Thịt bò,lợn

xào đậu trạch.

– Canh

óc đậu, thịt nấu chua


TM:

Dưa hấu SG

– Thịt bò,lợn

xào đậu trạch.

– Canh

óc đậu, thịt nấu chua


TM:

Dưa hấu
Sài Gòn

– Cháo

thập cẩm

Bánh dinh dưỡng

– Cháo

thập cẩm

Bánh dinh dưỡng


– Sữa

 

Dollac


Ba

Tôm trứng, thịt chưng

Canh bí xanh nấu tôm


TM:

Chuối tiêu

Tôm trứng, thịt chưng

Canh bí xanh nấu tôm


TM:

Chuối tiêu


– Mỳ gạo nấu thịt gà, rau ngót

– Nước chanh.


– Cơm tẻ

– Đậu rim thịt

– Canh rau ngót nấu thịt.

– Nước chanh tươi.


– Sữa

 

Dollac


Ruốc thịt lạc vừng


Canh rau cải nấu cá.

– TM:

Sữa chua Elovi

Ruốc thịt lạc vừng


Canh rau cải nấu cá.

– TM:

Sữa chua Elovi

– Cháo tim, thịt cà rốt.


Bánh dinh dưỡng

– Cháo tim, thịt cà rốt.


Bánh dinh dưỡng


– Sữa

 

Dollac


Năm


– Thịt om dừa

– Canh thập cẩm nấu thịt

– TM: Xoài chín


– Thịt om dừa

– Canh thập cẩm nấu thịt


TM: Xoài chín


– Súp gà ngô non

– Bánh dinh dưỡng


– Cơm tẻ

– Thịt gà xào nấm

– Canh cải ngọt nấu thịt.


– Sữa

 

Dollac


Sáu


– Thịt gà, thịt lợn om nấm

– Canh

cải xanh nấu xương, thịt gà


TM:

Sinh tố cam


Thịt gà, thịt lợn om nấm

– Canh

cải xanh nấu xương, thịt gà


TM:

Sinh tố
cam


– Cháo cá, thịt rau cải.

– Sữa Dollac


– Cháo cá, thịt rau cải.


Sữa Dollac

 

– Sữa

 

Dollac


Bẩy

Thịt xào su su, cà rốt

– Canh

thịt nấu chua

– TM:

Quýt ngọt

Thịt xào su su, cà rốt

– Canh

thịt nấu chua

– TM:

Quýt ngọt


– Mỳ chũ nấu thịt, cà chua

– Mỳ chũ nấu thịt, cà chua

– Sữa

 

Dollac

Áp dụng từ ngày

1

tháng 11 năm 201

THỰC ĐƠN MÙA

ĐÔNG

TUẦN
LẺ

TRƯỜNG MẦM NON

B XÃ ĐÔNG MỸ –

NĂM HỌC: 201

5

– 201

Thứ


Bữa chính sáng


Bữa chính chiều


Bữa phụ

Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Hai

Trứng cút, thịt kho tàu

– Canh bắp cải nấu thịt

– TM:

Sữa chua Elovi

Trứng cút, thịt kho tàu

– Canh bắp cải nấu thịt

– TM:

Sữa chua Elovi


– Súp thập cẩm

– Bánh dinh dưỡng


– Cơm tẻ

– Thịt bò nấu carry

– Canh rau ngót nấu thịt


– Sữa

 

Dollac


Ba

Bò xào nấm, cà rốt

– Canh

cải cúc

nấu thịt

– TM:

Chuối tiêu

Bò xào nấm, cà rốt

– Canh

cải cúc

nấu thịt

– TM:

Chuối tiêu


– Cháo thịt gà rau củ

– Bánh dinh dưỡng


– Cháo thịt gà rau củ

– Bánh dinh dưỡng


– Sữa

 

Dollac



– Thịt gà xào ngũ sắc

– Canh

cá quả nấu chua

– TM:

Thanh Long


– Thịt gà xào ngũ sắc

– Canh

cá quả nấu chua

– TM:

Thanh Long


– Mỳ chũ nấu thịt rau cải.

– Bánh dinh dưỡng

– Cơm tẻ

– Thịt lạc chưng

– Canh bí xanh nấu thịt

– Sữa

 

Dollac


Năm

Ruốc cá

– Canh bí xanh nấu thịt

– TM: Xoài chín

Ruốc cá

– Canh bí xanh nấu thịt

– TM: Xoài chín


– Cháo chim câu

rau cải cúc


– Cháo chim câu rau cải cúc

– Sữa Dollac


– Sữa

 

Dollac


Sáu

Tôm, thịt viên sốt ngũ vị

– Canh

cải xanh nấu tôm

– TM:

chuối tiêu

Tôm, thịt viên sốt ngũ vị

– Canh

cải xanh nấu tôm

– TM:

chuối tiêu


– Mỳ phở nấu thịt gà, hành mùi

– Sữa Dollac


– Cơm tẻ

– Gà,

lợn om nấm

– Canh su hào, cà rốt nấu thịt

– Sữa Dollac


– Sữa

 

Dollac


Bẩy


– Đậu, thịt sốt cà chua

– Canh su hào, cà rốt nấu thịt.

– Sữa chua Elovi


– Đậu, thịt sốt cà chua

– Canh su hào, cà rốt nấu thịt.

– Sữa chua Elovi


– Cháo thịt băm, rau bắp cải

– Cháo thịt băm, rau bắp cải

– Sữa

 

Dollac


Áp dụng từ ngày

1

tháng 11 năm 201

thùc ®¬n mïa

TuÇn ch½n

Tr­êng mÇm non

B

ĐÔNG MỸ –

N¨m häc: 201

5

– 201

6


Thứ


Bữa chính sáng


Bữa chính chiều


Bữa phụ

Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Hai


Thịt bò,lợn

xào mướp hương.

– Canh

rau muống nấu thịt.


TM:

Dưa hấu SG


Thịt bò,lợn

xào mướp hương.

– Canh

rau muống nấu thịt.


TM:

Dưa hấu SG


– Mỳ gạo nấu thịt bò, nấm hương.

– Nước chanh tươi.


– Mỳ gạo nấu thịt bò, nấm hương.

– Nước chanh tươi.


– Sữa

 

Dollac


Ba

Mực, trứng, thịt chưng

– Canh rau ngót nấu thịt

-TM: Chuối tiêu

Mực, trứng, thịt chưng

– Canh rau ngót nấu thịt

-TM: Chuối tiêu


– Cháo tổng hợp

– Bánh dinh dưỡng

– Cháo tổng hợp

– Bánh dinh dưỡng

– Sữa

 

Dollac



– Cá thịt sốt cà chua


Canh rau cải nấu cá.

– TM:

Sữa chua Elovi


– Cá thịt sốt cà chua.


Canh rau cải nấu cá.

– TM:

Sữa chua Elovi


Mỳ phở nấu cua rau ngót.

– Cơm tẻ

– Thịt gà xào rau củ

– Canh rau cải nấu thịt


– Sữa

 

Dollac


Năm


– Thịt đậu xốt Thái

– Canh rau nấu cua

– TM: Xoài chín


– Thịt đậu xốt Thái

– Canh rau nấu cua


TM: Xoài chín

– Cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh

– Cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh.


– Sữa

 

Dollac


Sáu


Thịt gà, thịt

xào thập cẩm

– Canh

bầu quả nấu xương, thịt gà


TM:

Sinh tố cam


Thịt gà, thịt lợn

xào thập cẩm

– Canh

bầu quả nấu xương, thịt gà


TM:

Sinh tố
cam


– Súp thập cẩm

– Bánh dinh dưỡng


– Cơm tẻ

– Thịt bò nấu carry

– Canh rau ngót nấu thịt

 

– Sữa

 

Dollac


Bẩy

Thịt xào giá đỗ

– Canh

thịt nấu chua

– TM:

Quýt ngọt

Thịt lợn xào giá đỗ

– Canh

thịt nấu chua

– TM:

Quýt ngọt


– Mỳ chũ nấu thịt, cà chua

– Mỳ chũ nấu thịt, cà chua

– Sữa

 

Dollac


Áp dụng từ ngày

1

tháng

5

năm 20

16

THỰC ĐƠN MÙA

TUẦN
LẺ

TRƯỜNG MẦM NON

B XÃ ĐÔNG MỸ –

NĂM HỌC: 201

5

– 201

Thứ


Bữa chính sáng


Bữa chính chiều


Bữa phụ

Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Mẫu giáo


Nhà trẻ


Hai

Trứng cút rim thịt

– Canh bí xanh nấu thịt

– TM:

Sữa chua Elovi

Trứng cút rim thịt

– Canh bí xanh nấu thịt

– TM:

Sữa chua Elovi


– Chè đậu đen – hạt sen

– Bánh dinh dưỡng


– Cơm tẻ

– Thịt, đậu xốt cà chua

– Canh rau bí nấu thịt


– Sữa

 

Dollac


Ba

Bò xào rau củ

– Canh

cải xanh

nấu thịt

– TM:

Chuối tiêu

Bò xào nấm, cà rốt

– Canh

cải xanh

nấu thịt

– TM:

Chuối tiêu


– Cháo cá, thìa là

– Bánh dinh dưỡng


– Cháo cá, thìa là

– Bánh dinh dưỡng


– Sữa

 

Dollac



– Thịt gà xào hạnh nhân

– Canh

cá nấu rau ngót

– TM:

Thanh Long


– Thịt gà xào hạnh nhân

– Canh

cá nấu rau ngót

– TM:

Thanh Long


– Mỳ chũ nấu thịt rau cải.

– Bánh dinh dưỡng

– Cơm tẻ

– Thịt lạc chưng

– Canh bí xanh nấu thịt

– Sữa

 

Dollac


Năm

Cá chưng thịt

– Canh thịt nấu sấu

– TM: Xoài chín

Cá chưng thịt

– Canh thịt nấu sấu

– TM: Xoài chín


– Cháo tim, thịt cà rốt, ngô non


– Cháo tim, thịt cà rốt, ngô non


– Sữa

 

Dollac


Sáu

Tôm, thịt sốt chua ngọt

– Canh

rau đay, mùng tơi nấu tôm

– TM:

chuối tiêu

Tôm, thịt sốt chua ngọt

– Canh

rau đay, mùng tơi nấu tôm

– TM:

chuối tiêu


– Mỳ phở nấu thịt gà, hành mùi

– Sữa Dollac


– Cơm tẻ

– Gà rim thịt lợn

– Canh bí nấu thịt

– Sữa Dollac


– Sữa

 

Dollac


Bẩy


– Đậu, thịt sốt cà chua

– Canh bầu nấu cua

– Dưa hấu SG


– Đậu, thịt sốt cà chua

– Canh bầu nấu cua

– Dưa hấu SG


– Cháo gà rau củ

– Cháo gà rau củ

– Sữa

 

Dollac

3. Biện pháp 3. Cải tiến phương pháp chế biến:

Chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối không mất chất dinh dưỡng, hấp dẫn là nghệ thuật của mỗi cô nuôi. Để lôi cuốn trẻ ăn ngon miệng, khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, thích ăn. Ngoài ra để tạo hương vị thơm, ngon đối với các món ăn tôi thường tẩm ướp thức ăn khoảng 10 -15 phút trước, phi hành, tỏi thơm sau đó mới đem xào nấu thêm các thực phẩm gia giảm.

   Ngoài ra, để tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu, trong khi chế biến, tôi thường giảm bớt lượng muối, tăng cường thêm nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm bổ xung chất sắt), phối hợp thêm một số loại rau chứa nhiều vitamin C như Bắp cải: 30; Cà chua : 40; Bí ngô: 40; Mồng tơi là 72 để cơ thể trẻ dễ hấp thu chất sắt, phòng được nhiều bệnh khi chuyển mùa.

   Khi chế biến món ăn tôi đã chú ý xay hoặc băm nhỏ các loại thịt, cá bỏ xương nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá.

    Có nhiều món ăn tôi đã cùng các cô nuôi thêm một số thực phẩm gia giảm và đổi mới cách chế biến mới rất đơn giản nhưng hiệu quả như:

Ví dụ:


MÓN CŨ


MÓN MỚI


Tôm, trứng, thịt đảo bông

a. Nguyên liệu

: ( 1 cháu)

Tôm lớp
tươi:

15g

Trứng vịt:

5g

Cà chua:

3g

Thịt lợn:

10g

Nước mắm

: 0.5ml

Hành mùi:

0.5g

Dầu thực vật:

0.5ml

b. Cách làm:

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu

– Trứng vịt rửa sạch, đập bỏ vỏ

– Thịt lợn rửa sạch, thái miếng xay nhỏ

– Cà chua rửa sạch, bỏ núm

– Hành mùi rửa sạch, thái nhỏ

– Phi thơm hành củ, cho cà chua vào xào chín với nước mắm, trút thịt lợn, thịt tôm vào xào cho thịt chín mềm, sau đó trút trứng vào đảo cho đến khi trứng chín bông, nêm gia vị vừa ăn, cho hành, mùi, tắt bếp chia theo định xuất.


Tôm, trứng, thịt hấp vân

a. Nguyên liệu

: ( 1 cháu)

Tôm lớp
tươi

: 15g

Trứng vịt

: 5g

Thịt lợn

: 10g

Mộc nhĩ

: 0.2g

Nấm hương

: 0.3g

Nước mắm

: 0.5ml

Hành mùi

: 0.5g

Dầu thực vật

: 0.5ml

Vải phin sạch

Dây lạt buộc

b. Cách làm:

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, đường phân cho vào say nhuyễn như giò.

– Trứng vịt rửa sạch, đập ra bát, tách riêng lòng trắng, lòng đỏ; đánh tan

– Thịt lợn rửa sạch thái miếng, say nhuyễn như giò sống

– Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch để ráo nước. Nấm hương cánh dầy thái mỏng. Mộc nhĩ thái chỉ nhỏ

– Rau mùi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước

– Vải phin nhúng vào nước sôi vắt ráo nước

– Giò lợn, tôm thúc nước mắm

– Dùng chảo chống dính cho một lớp dầu mỏng, đổ trứng vào tráng mỏng, tráng riêng một lá lòng đỏ, một lá lòng trắng, chia đôi giò sống, nấm, mộc nhĩ làm 2 phần

– Trải lá trứng lên khay, lớp đỏ trước lấy một phần giò dàn một lớp mỏng xếp nấm lẫn mộc nhĩ lên trên, phết thêm một chút giò mỏng lên nấm và mộc nhĩ

– Đặt 2 lá trứng so le nhau rồi cuộn lại, lấy vải phin cuộn bên ngoài, dùng dây lạt buộc xung quanh rồi đem hấp chín thời gian 20 phút. Trứng chín mềm, lớp cuộn không bong vỡ, vân xen lẫn màu vàng, nâu trắng, dậy mùi thơm của nấm, thái mỏng chai theo định xuất.


Thịt lợn, thịt gà om nấm

a. Nguyên liệu:

Thịt lợn

: 10g

Thịt gà

: 25g

Nấm hương

: 0.2g

Hành mùi

: 0.3g

Nước mắm,
gia vị

vừa đủ

Dầu thực vật

: 0.5ml

b. Cách làm:

– Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ

– Thịt gà rửa sạch lọc sườn thái miếng xay nhỏ

– Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, cắt bỏ chân xay nhỏ

– Hành mùi nhặt bỏ rễ, rửa sạch thái nhỏ

– Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt gà lợn vào chảo xào chín mềm, chonước vào om kỹ cùng nấm, xay nhỏ, khi thịt chín mềm nêm gia vị vừa ăn, cho hành mùi vào, tắt bếp, chia theo định xuất.

Thịt lợn, thịt gà xào lơ xanh xốt

nấm, cà chua

a. Nguyên liệu:

Thịt lợn

: 10g

Thịt gà

: 25g

Nấm hương

: 0.2g

Lơ xanh

: 5g

Cà chua

: 3g

Hành mùi

: 0.2g

Nước mắm,
gia vị

vừa đủ

Dầu thực vật

: 0.5ml

b. Cách làm:

– Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ

– Thịt gà rửa sạch lọc sườn thái miếng xay nhỏ

– Nấm hương rửa sạch, cắt bỏ chân, ngâm nở, xay nhỏ

– Hoa lơ rửa sạch thái nhỏ

– Thịt gà, thịt lợn xay nhỏ đem ướp gia vị

– cà chua say nhuyễn, đun sôi dầu, cho cà chua đã say vào ninh thật nhừ

– Phi thơm hành cho thịt gà, lợn vào xào săn cho ngấm gia vị, tiếp đến cho lơ vào đảo cùng tới khi hỗn hợp chín mềm thì đổ nước sốt cà chua vào đảo đều, nhấc xuống chia theo định xuất.


Súp vân hồ

a. Nguyên liệu:

Thịt lợn

: 10g

Đậu phụ

: 10g

Trứng gà

: 10g

Bột đao

: 0.2g

Hành mùi

: 0.2g

Nước mắm,
gia vị

vừa đue

b. Cách làm:

– Thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ

– Đậu phụ thái hạt lựu

– Hành mùi rửa sạch, thái nhỏ

– Cho thịt xào kỹ, đổ nước ninh nhừ, tiếp đó cho đậu phụ vào nêm gia vị vừa ăn, thịt bột đao, đập trứng đánh tan tạo vân, cho hành mùi vào, tắt bếp.

Súp tôm đậu

a. Nguyên liệu:

Thịt lợn

: 10g

Đậu phụ

: 5 g

Trứng gà

: 10g

Tôm tươi

: 10g

Giá đỗ

: 5g

Hành, mùi, gừng tươi

Nước mắm, gia vị

b. Cách làm:

– Thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay nhỏ

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ đầu, xay nhỏ ướp nước mắm.

– Đậu phụ thái hạt lựu

– Giá nhặt sạch, thái nhỏ, gừng gọt vỏ say nhuyễn lấy nước. Rau hành mùi rửa sạch, thái nhỏ

– Cho thịt vào xào ninh lấy nước. Đun sôi nước dùng, cho tôm, đậu phụ vào đun sôi, sau đó cho nhỏ lửa rồi cho tiếp giá vào đun, nêm gia vị vừa ăn, sau đó xuống bột đao cho sánh, đập trứng đánh tan tạo vân, cho hành mùi vào, tắt bếp, chia theo định xuất.

* Cải tiến cách chế biến, thành phẩm món canh thập cẩm nấu thịt bò:

     – Thịt bò xay nhỏ, xào riêng để ra bát

     – Rau củ thái nhỏ

     – Khi nước sôi ta cho khoai tây vào trước (vì khoai tây chín lâu hơn cà rốt, su hào)

     – Khi đổ rau gần chín ta cho thịt bò vào đun chín cho cà chua lượng vừa đủ đun sôi nêm lại gia vị cho mùi tàu và hành, tắt bếp.

     – Trạng thái: Rau chín đều, thịt bò thơm mềm, vị ngọt màu sắc hấp dẫn

* Nấm xào thịt gà

     – Nấm nhặt sạch cắt bỏ chân, rửa sạch , trần qua nước sôi rửa sạch, ngâm vào nước lạnh 15 dến 20 phút vớt lên rổ cho ráo nước rồi xay nhỏ.

     – Thịt gà lọc bỏ xương xay nhỏ

     – Nấm hương ngâm nước và xay nhỏ

     – Phi hành thơm cho thịt gà vào đảo đều chín cho nấm  và nấm hương vào đảo chín nêm gia vị vừa ăn  cho hành vào rồi tắt bếp.

     -Trạng thái: Vị ngọt, thơm mùi  đặc trưng, vị vừa ăn.

         Hình ảnh: Bữa chính canh thập cẩm nấu thịt bò – gà xào nấm (1 xuất )

Từ cách cải tiến phương pháp chế biến trên, tôi thấy đa số trẻ ăn ngon miệng, hết xuất.

4. Biện pháp 4. Tham gia hội thi cô nuôi giỏi các cấp.

     Thông qua các hội thi giúp các cô nuôi chúng tôi được tham gia thể hiện hết tài năng, năng lực chế biến món ăn của mình. Trong hội thi cô nuôi giỏi các cấp còn mở ra các cơ hội để các cô nuôi trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.

Đầu năm học 2015- 2016 công đoàn, ban giám hiệu nhà trường đã phát động tập thể giáo viên, cô nuôi đăng ký dự thi dạy giỏi các cấp. Là bếp trưởng tôi đã động viên 100% các cô nuôi tham gia dự thi cô nuôi giỏi cấp trường và đã có tôi mạnh dạn đăng ký thi cô nuôi giỏi cấp huyện, tham gia thi tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non qua mạng.

kinh nghiệm để tìm ra những cách sơ chế, chế biến khoa học nhất. 

Để tham gia các hội thi đạt hiệu quả, tôi đã luôn học hỏi kiến thức về nuôi dưỡng trẻ mầm non , cách chế biến thực hành tại bếp theo quy trình bếp một chiều. Tích cực cùng các chị em trong tổ thực hành hàng ngày, cùng bàn và thực hiện theo qui trình chế biến một chiều hợp lý, không chồng chéo. Sơ chế, chế biến các món ăn đúng kỹ thuật, rútđể tìm ra những cách sơ chế, chế biến khoa học nhất.

Đảm bảo thành phẩm các món ăn khi chế biến xong luôn ngon, màu sắc đẹp, vừa khẩu vị. Chúng tôi đã được ban giám hiệu nhà trường khen ngợi về việc thực hiện đúng, hợp lý theo quy trình chế biến một chiều. Phân công sắp xếp cô chính, cô phụ linh hoạt, không chồng chéo. Sau đây là những hình ảnh tôi đã tham gia thi “ Chế biến bữa chính sáng” cấp trường đạt giải xuất sắc: 

Sáng kiến kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mầm non

      Sau mỗi buổi thi chúng tôi được ban giám hiệu nhà trường kịp thời rút kinh nghiệm, đánh giá, góp ý. Hướng dẫn để tham gia thi cô nuôi giỏi cấp Huyện.

* Kết quả thi cô nuôi giỏi các cấp:

     –  Cấp trường: 5 cô nuôi đạt tốt

 –  Cấp huyện: Tôi đạt giải nhất hội thi giáo viên giỏi – nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Huyện.

Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh.

Hàng ngày, trẻ được chăm sóc 10 giờ/ 1 ngày ở trường còn lại là thời gian chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh tại gia đình. Nếu như trẻ chỉ được chăm sóc tại trường mà không có sự chăm sóc của gia đình thì trẻ sẽ không được chăm sóc một cách toàn diện. Chính vì vậy để trẻ được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện tốt nhất, phụ huynh là một cánh tay đắc lực phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công việc này. 

Là cô nuôi để việc chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt, tôi thường xuyên tham khảo ý kiến của phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, bài tuyên truyền, phiếu thăm dò để tuyên truyền phổ biến tới các gia đình cách chăm sóc, chế biến thức ăn hợp lý, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tôi đã phối hợp với giáo viên lựa chọn các bài tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ không trùng với thực đơn của trường, Cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị bệnh, các thực phẩm xung khắc……

 Hình ảnh: Tôi và giáo viên tuyên truyền với phụ huynh vào giờ đón trẻ lớp B1

  * Kết quả: 

   – Phụ huynh hiểu được chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý của trẻ.

   – Nắm chắc được thực đơn của nhà trường, hiểu được chế độ dinh dưỡng đối với trẻ

   – Phụ huynh phối hợp với giáo viên và cô nuôi hiệu quả để chăm sóc trẻ tốt hơn.

  –  Phụ huynh đã tham gia các biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tại gia đình.

   IV. KẾT QUẢ

     Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường đạt được nhiều kết quả tốt.

    – 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có trường hợp nào bị dịch bệnh. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.

    – Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 13.4 % xuống còn 2 %.

   – Tỷ lệ thấp còi giảm từ 12 % xuống còn 6 %.

    – Việc chế biến món ăn được cải tiến thường xuyên, khoa học. Món ăn dễ chế biến, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, thực đơn phong phú và được thay đổi thường xuyên hợp khẩu vị với trẻ.

    – Đội ngũ giáo viên, cô nuôi vững vàng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

    – Tôi đạt giải nhất trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Huyện.

    – Tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên – cô nuôi, cô nuôi – trẻ, cô nuôi – phụ huynh.

    – Bản thân tôi đã học hỏi nhiều kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như chế biến món ăn cho trẻ.

– Đảm bảo mức tiền ăn của trẻ : 17.000đ/trẻ/ngày. Khẩu phần ăn đảm bảo lượng calo, đủ lượng, đủ chất, thực đơn phong phú hợp với khẩu vị ăn của trẻ. Đến tháng 3: tỷ lệ calo nhà trẻ đạt 630 Kcal/ngày, Mẫu giáo tỷ lệ calo đạt 623 Kcal/ngày, lượng canxi nhà trẻ: 232 mg; mẫu giáo: 249mg; lượng B1 bình quân nhà trẻ đạt: 0,47 mg; Mẫu giáo đạt: 0,47mg. 

Tỷ lệ P- L- G đạt: (14 – 16%); (24 – 26%); (60 – 62%). 

– Trường không xảy ra tình trạng bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Bếp được xếp loại tốt và được cấp giấy chứng nhận “Bếp đủ tiêu chuẩn vệ sinh ATTP”. 100% các chủ hàng có Giấy chứng nhận VSATTP. Được đoàn kiểm tra liên ngành của Trung tâm y tế – Giáo dục kiểm tra xếp loại tốt 61/62 điểm. Trong nhiều năm trường luôn được chọn làm điểm của y tế Huyện về công tác y tế học đường.

– Tôi đã tích cực tham gia học tập kiến thức và có thêm kiến thức về dinh dưỡng với sức khỏe mầm non.

               

 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN        

      Việc áp dụng một số biện pháp trên tôi đã làm tốt việc chăm sóc và chế biến món ăn cho trẻ có nhiều trẻ thích ăn, trẻ ăn ngon miệng, hết suất. Qua mỗi kỳ cân đo của trẻ trên lớp thì thấy số trẻ suy dinh dưỡng cũng đã giảm dần.

    Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:

      + Là một cô nuôi trong trường mầm non phải thường xuyên học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi những món ăn mới, thay đổi cách chế biến hợp với khẩu vị của trẻ.

 + Giáo viên – nhân viên, cô nuôi trong trường cần ham học hỏi trau dồi kiến thức, biết vận dụng vào công việc của mình, đồng thời các cô cần linh hoạt và sáng tạo chế biến ra nhiều món ăn mới là để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ có hứng thú đến trường.

      + Cần có sự phối kết hợp với các giáo viên trên lớp, tham gia giờ ăn của trẻ để rút ra kinh nghiệm kịp thời.

      + Biết phối hợp, trao đổi với các cô trên lớp, với phụ huynh để hiểu hơn tâm lý của trẻ, từ đó, có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi.

II. KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trong chế biến thức ăn cho trẻ tại các trường mầm non nói chung và trường mầm non B xã Đông Mỹ nói riêng tôi xin có một số khuyến nghị như sau:

+ Tôi mong PGD&ĐT bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho các cô nuôi thường xuyên hơn nữa để các cô có thêm nhiều kinh nghiệm hơn vận dụng vào công việc.

+ Nên tổ chức nhiều hơn các buổi kiến tập về công tác chăm sóc – nuôi dưỡng, tập luyện về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tôi rất mong được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo, các chị em tổ bếp ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao

Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi được hoàn thiện hơn trong nhiệm vụ của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Vũ Thị Hoài

Chú ý: Đây là bản xem thử online, xin hãy chọn download miễn phí bên dưới để xem bản đẹp dạng doc

Chú ý: Đây là bản xem thử online, xin hãy chọnbên dưới để xem bản đẹp dạng doc