REVIEW “MIẾNG NGON HÀ NỘI” – Vũ Bằng – Sách Nhã Nam

là cả một nền văn hóa đấy”. Vậy nên, một người “khách” như mình lại càng thêm yêu, thêm nhớ Hà Nội, làm cho mình cảm giác mình “là người Hà Nội” hơn^^

Đọc “Miếng ngon Hà Nội”, mình không chỉ được hòa mình vào trong hương và trong vị của các miếng ngon, miếng lạ, mà mình còn biết được cách thưởng thức nó sao cho có thể cảm nhận hết cái ngon, cái sướng, sao cho thật “đáng đồng tiền bát gạo”. Những thức quà ấy không chỉ đơn giản là những miếng ngon theo tên gọi bình thường của chúng, mà hơn hết nó đã trở thành nghệ thuật trong lối sống của bao thế hệ đời người, “”. Vậy nên, một người “khách” như mình lại càng thêm yêu, thêm nhớ Hà Nội, làm cho mình cảm giác mình “là người Hà Nội” hơn^^

NHƯNG… có lẽ do tác phẩm được viết từ những năm 50 của thế kỷ trước, tức đã cách đây hơn 70 năm trời nên có những phần nội dung mình cảm thấy không được đồng tình cho lắm, và làm thiện cảm của mình về ông giảm đi 1 nửa. Ví như bài thịt cầy, hay tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng như lối so sánh đồ ăn ngon với da thịt đàn bà con gái (?). Một vài lần trong suốt cả tác phẩm thì cũng được, nhưng tần suất so sánh thường xuyên quá, mỗi món có khi so sánh trên 2-3 lần khiến một người đọc nữ mình cảm thấy… không được tôn trọng, và đôi chỗ thậm chí còn thấy khó chịu.

Chung quy lại, đây vẫn là một cuốn sách khá hay về ẩm thực nhưng khi đọc nên đặt vào bối cảnh những năm tác phẩm ra đời và nên có tấm lòng bao dung một chút trước những lời ví von của tác giả.

Kết lại bằng một đoạn lyrics bài Ăn gì đây, khá hợp với mood đọc cuốn này:
“Lang thang lang thang
Văn hóa ẩm thực con người Tràng An
Ăn ngon, không thiếu
Tiền ít, haу nhiều
Vỉa hè haу cửa hiệu
Thì từ xưa đến naу cũng không quan trọng hóa và cũng không cần mỹ miều…”