Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng: GenZ Có nên đọc? – GenZ Đọc Sách

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng là một tác phẩm được rất nhiều người gợi ý khi bạn muốn tìm hiểu về văn hóa phương Đông. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một tựa sách phù hợp với sở thích của bạn. Ngay sau đây, GenZ Đọc Sách sẽ tổng hợp lại các review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng để mọi người có thể hiểu hơn về tác phẩm này, bắt đầu nhé!

Thể Loại

Tâm Linh

– Tiểu Thuyết

Tác Giả

Alexandra D. Neel, dịch giả

Nguyên Phong

Nhà Xuất Bản

Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM

Công Ty Phát Hành

Trí Việt – First News

Tiểu sử tác giả Alexandra D. Neel

Tiểu sử tác giả Alexandra D. NeelTiểu sử tác giả Alexandra D. Neel

Alexandra David-Néel (tên khai sinh là Louise Eugénie Alexandrine Marie David; 24 tháng 10 năm 1868 – 8 tháng 9 năm 1969) là một nhà nữ thám hiểm và nhà văn người Pháp chuyên viết về Phật giáo và triết học phương Đông, được biết đến nhiều nhất qua chuyến thám hiểm của bà đến Lhasa, Tây Tạng, vào năm 1924, khi nơi đó còn là vùng cấm địa đối với người nước ngoài. 

David-Néel viết trên 30 cuốn sách về tôn giáo phương Đông, triết học, và các chuyến du hành của bà. Những tác phẩm của bà đã ảnh hưởng đến các nhà văn Jack Kerouac và Allen Ginsberg, và triết gia Alan Watts.

Tên thật của bà là Louise Eugenie Alexandrine Marie David. Trong thời thơ ấu bà đã có nhiều ước vọng mạnh mẽ về tự do và các vấn đề tâm linh. Vào tuổi 18, bà đã tự du hành đến Anh, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha, và bà đã theo học một thời gian với Hội thông thiên học (Theosophical Society) sáng lập bởi Madame Blavatsky.

Trong năm 1890 và 1891, bà du hành khắp Ấn Độ, quay trở về chỉ khi đã cạn tiền. Ở Tunis bà gặp kỹ sư đường sắt Philippe Néel, người bà thành hôn vào năm 1904.

Năm 1911 Alexandra du hành lần thứ hai đến Ấn Độ, để học hỏi thêm về Phật giáo. Bà được mời đến tu viện hoàng gia của Sikkim, nơi đó bà gặp Maharaj Kumar (thái tử) Sidkeon Tulku. Bà trở thành “người em kết nghĩa về tâm linh” của Sidkeong (theo như Ruth Middleton), cũng có thể là người yêu của ông ta (Foster & Foster). Bà cũng gặp Dalai Lama thứ 13 hai lần vào năm 1912, và có cơ hội hỏi ông nhiều câu hỏi về Phật giáo—một điều chưa bao giờ xảy ra đối với một phụ nữ phương Tây vào thời gian đó.

Sơ lược về tác phẩm Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Sơ lược về tác phẩm Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây TạngSơ lược về tác phẩm Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Sách gồm 6 chương với nội dung:

  • Chương 1: Các tu sĩ huyền môn

  • Chương 2: Đường vào Tây Tạng

  • Chương 3: Huyền thuật và ma thuật

  • Chương 4: Các vị tổ mật tông

  • Chương 5: Các bộ môn huyền thuật khác

  • Chương 6: Lý thuyết và thực hành

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng được viết sau khi Alexandra D. Neel du hành khắp Tây Tạng và đến được thủ đô Lhasa. Tác giả đã dành 14 năm nghiên cứu Phật học tại vùng đất linh thiêng này, lúc thì bà có mặt ở những tu viện hẻo lánh, khi lại nhập thất trong một hang động trên đỉnh Tuyết Sơn. Tác giả bị hấp dẫn bởi những điều lạ lùng, những hiện tượng siêu nhiên vượt xa con mắt quan sát của khoa học. Đó chính là lý do bà kéo dài thời gian ở lại Tây Tạng nghiên cứu so với dự định ban đầu.

Những tác phẩm của A. D. Neel viết về Tây Tạng luôn chiếm một vị trí quan trọng và được coi là bộ tài liệu nghiên cứu có giá trị vượt thời gian. Bên cạnh Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng, cuốn Cuộc hành trình của một phụ nữ Paris qua Tây Tạng cũng được người đọc say mê.

Từ những kĩ thuật khinh công, nhiệt công, hiện thân, truyền âm cho tới tà môn, quỷ nhập tràng hay điều khiển âm binh đều là những hiện tượng hết sức bình thường ở Tây Tạng. Dường như mọi thứ liên quan đến logic đều trở nên vô nghĩa.

Ví dụ, người luyện khinh công có thể đi rất nhanh, chạy liền một lúc cả trăm cây số mà không cần ăn uống nghỉ ngơi. Kỳ lạ là, họ luyện kỹ thuật này bằng sự điều khiển của tâm trí chứ không nhờ tận dụng sức mạnh cơ bắp.

Lửa tam muội giúp người luyện có thể chịu được giá rét, băng tuyết mà không cần mặc áo ấm. Đương nhiên, cơ thể họ nóng lên không nhờ các loại nhiên liệu bên ngoài mà bằng các câu thần chú điều khiển cơ thể nóng lên, thậm chí nóng như lửa để làm tan băng, hong khô quần áo và làm ấm cơ thể.

Tha tam thông giúp người luyện có thể đọc thấu suy nghĩ của người khác và truyền tin/nhận tin từ người khác chỉ bằng tâm trí chứ không nhờ tác động cơ học. Những người cùng luyện tha tam thông có thể giao tiếp với nhau bằng suy nghĩ và linh ảnh.

Bên cạnh các phép huyền thuật bí ẩn, cuốn Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng còn cho chúng ta khám phá những nét văn hóa đặc biệt ở nơi đây. Ví dụ, trước phong trào chấn hưng Phật Giáo của đại sư Tsong Khapa, các vị Lạt Ma cũng được phép lập gia đình. Ở Tây Tạng có một khu vực là Tranglung, người dân ở đây theo chế độ mẫu hệ và đàn bà có thể cùng lúc lấy nhiều chồng.

Nhận Ưu Đãi Giảm Giá

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng đã bán hơn 100 quyển, nhận tới 60% đánh giá 5 sao từ các độc giả. Sách hiện tại đang giảm giá đến 50%, nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Review sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạngReview sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng

Mua ngayMua ngay Mua ngay

Mua ngay

Bài học hay trong sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Bài học hay trong sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây TạngBài học hay trong sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

1. Việc đầu tiên khi bước chân vào đường đạo là phải thực hành nghi thức sám hối.

2. Pháp lực của chư Phật thì thật vĩ đại nhưng nghiệp lực của chúng sinh cũng sâu dầy không kém. Chính vì vậy mà chúng sinh cứ như người mù, người điếc không phân biệt thật hay giả, sáng hay tối, không nghe được diệu âm của chư Phật mà cứ u mê mặc cho ngũ dục lôi kéo vào vòng quả báo thị phi.

3. Biết cách ý thức sự sống là một công phu; và nếu nó là một công phu, người ta có thể tập luyện được.

4. Hai cõi chia cách bởi một tấm màn mỏng như sương khói và chỉ cần vén màn lên là có thể tiếp xúc được với nhau. Nếu đã ý thức được sự sống từng giây phút, một tu sĩ cũng sẽ ý thức được sự chết như vậy.

5. Trải qua vô lượng vô biên kiếp, con người đã gây ra biết bao tội lỗi mà không biết sám hối nên nghiệp chướng mỗi ngày một nặng. Muốn tiến trên đường đạo, việc đầu tiên là phải làm cho nhẹ nghiệp đi bằng cách sám hối. Nếu không biết sám hối, những tội lỗi đã làm dù có tu hành thế nào chăng nữa cũng không thể tiến xa được.

6. Phải ý thức những điều mình đã gây ra, phải biết hổ thẹn và cương quyết ăn năn hối cải, nhất quyết không tái phạm nữa. Những kẻ kiêu căng hợm hĩnh cho rằng mình đã đủ thông minh, tài trí có thể tiến xa trên đường đạo mà không cần phải thực hành nghi thức sám hối thì chỉ là những kẻ giậm chân một chỗ mà cứ tưởng mình đang bay bổng trên mây, giống như đom đóm đòi so ánh sáng với mặt trời.

Không những họ không thể tiến bộ mà còn làm thui chột các mầm thiện căn có sẵn trong tâm, gây cản trở việc tu hành không những trong kiếp này mà còn cả những kiếp tương lai nữa.

7. Phật giáo cho rằng sự phát triển hay tu theo những phương pháp mà mục đích là cầu thần thông thường có hại hơn là hữu ích vì mọi hành động, tư tưởng phát ra điều chịu ảnh hưởng của các định luật tự nhiên như luân hồi, nhân quả. Một người sử dụng quyền năng để thỏa mãn các tham vọng riêng tư là đi vào con đường hết sức nguy hiểm.

8. Không biết sám hối thì càng tu chừng nào, các nghiệp chướng từ muôn kiếp càng tuôn về chừng đó, với đủ thứ nghịch duyên ngăn trở, thử hỏi sức người bé mọn làm sao đối phó nổi các trở ngại đó! Do đó, việc đầu tiên khi bước chân vào đường đạo là phải thực hành nghi thức sám hối trước khi tu tập các phương pháp khác.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng từ các độc giả

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng từ các độc giảReview Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng từ các độc giả

Để mọi người có thêm nhiều góc nhìn khách quan nhất, GenZ Đọc Sách đã tổng hợp là các đánh giá, review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng để mọi người có thể tham khảo, từ đó biết được đây có phải là tác phẩm phù hợp với mình hay không nhé!

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Lê Khôi

Được viết bởi 1 nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng trên thế giới – Alexandra David – Neel- người phụ nữ da trắng đầu tiên khám phá vùng đất Tây Tạng từ những năm 1914 và dịch bởi tác giả Nguyên Phong – cái tên quen thuộc của những tựa sách nghiên cứu văn hóa tâm linh phương Đông.

“Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng” là những trải nghiệm của đích thân tác giả trong 12 năm tìm kiếm và khám phá những huyền bí còn ẩn kín sau rặng Tuyết Sơn. Từ những mơ hồ, hoài nghi ban đầu, tác giả đã ghi chép lại những gì tận mắt chứng kiến và trải nghiệm để rồi đưa Tây Tạng ra với thế giới, để mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về huyền thuật và những bí ẩn xung quanh nó. 

Chính tác giả là người đã chiêm nghiệm nhiều điều từ Tây Tạng như tham thiên trong hang động nhiều năm, viếng thăm và học hỏi các vị Đạt Ma, pháp sư nổi tiếng, tận mắt chứng kiến những bí ẩn tâm linh, các nghi thức, phương pháp tu luyện của các bậc đạo nơi này.

Cuốn sách còn giúp người đọc hiểu hơn những kiến thức về Phật pháp, đặc biệt là nhân quả, báo ứng, hay đời sống bên kia “cánh cửa”. Đã hơn 100 năm trôi qua, nhưng cuốn sách vẫn là một điều bất ngờ cho người muốn tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng.

Với mình, phương Đông và giá trị văn hóa lâu đời của nó luôn luôn là thứ hết sức lôi cuốn, đặc biệt với kẻ ưa khám phá. Cuốn sách có kha khá những từ ngữ “chuyên ngành”, từ cổ, địa danh được Việt hóa, nên mình khuyên là nên note lại để tìm kiếm thông tin sau đó. 

Một số kiến thức về các nhánh, tông phái của Phật giáo cũng dễ gây hiểu nhầm nên khuyên thêm là các bạn vừa đọc vừa tìm đọc trên GG. Thêm nữa là để tránh ngộ nhận về một số phương pháp cũng như cách thức tu luyện trong sách thì mọi người nên có cái nhìn khách quan khi đánh giá.

Vốn chỉ là kẻ hời hợt và nông cạn, nên có những phần tác giả ghi lại mình thấy vẫn còn nghi ngờ, nhưng dù sao cũng thấy khá thỏa mãn vì những gì mình biết được sau đó. Hi vọng, mọi người cũng sẽ biết thêm nhiều điều về mảnh đất mang tên Tây Tạng.

Nhận Ưu Đãi Giảm Giá

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng đã bán hơn 100 quyển, nhận tới 60% đánh giá 5 sao từ các độc giả. Sách hiện tại đang giảm giá đến 50%, nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Review sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạngReview sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng

Mua ngayMua ngay Mua ngay

Mua ngay

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Trọng Nhân

Cuốn này mình để ý lâu rồi, từ hồi đọc Bên rặng Tuyết SơnĐường mây qua xứ tuyết. Và cuốn này bà xã mình săn được trong flash sale vừa rồi. Trời ơi, khỏi phải nói mình sướng đến không nói nên lời.

Mình thích Tây Tạng lắm lắm luôn, đặc biệt là về các vị Lạt ma và các huyền thuật xung quanh họ. Nên khi đọc cuốn nửa đầu cuốn này mình cảm giác như được đi du lịch Tây Tạng vậy đó. Nhứt là qua lời kể của tác giả về hành trình 12 năm đi khắp Tây Tạng và thực hành nhiều phương pháp tu tập huyền thuật.

Nứa sau thì thiên về lý thuyết giới thiệu các huyền thuật của các đạo sĩ Tây Tạng như khí công, kinh công, đọc vị, thần giao cách cảm,…

Nếu bạn thích nhưng điều huyền bí thì cuốn sách này chắc chắn không làm bạn thất vọng. Mặc dù tác giả khẳng định, những huyền thuật của người Tây Tạng không hề huyền bí gì cả.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Hà Thu

Nếu ai thích huyền thuật thì đây là cuốn sách lôi cuốn. Vẫn không sao nếu ai tìm hiểu với cách nhìn về văn hóa Tây Tạng. Nơi cao nguyên hiểm trở giữa những rặng núi tuyết có một dân tộc sinh sống và chứa đựng nhiều nét văn hóa tâm linh.

Cuốn sách là cuốn du ký Tây Tạng vào giữa thế kỷ 19 của một tác giả người Pháp. Mô tả khá chi tiết nhiều nét văn hóa của Tây Tạng, thời kỳ còn sơ khai. Rất nhiều môn huyền thuật được mô tả trong sách qua lời kể của các nhân chứng trong cuộc. Dịch giả Nguyên Phong dịch rất sinh động, rất hay.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Ngọc Châu

Mặc dù đã nhủ là sách của Nguyên Phong dịch thì chỉ đọc cho biết chứ không hoàn toàn tin tưởng nhưng đọc cũng bị lôi cuốn vô cùng. Là cách dịch của Nguyên Phong làm mê hoặc lòng người, hay chính những câu chuyện huyền bí ấy thu hút chúng ta là một câu hỏi cần giải đáp. Có lẽ phải tìm đọc nguyên tác mới có được câu trả lời.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Bích Liên

Một góc nhỏ về Tây Tạng. Đã từng nghe qua và xem qua khá nhiều phim ảnh dạng “hư cấu” về các huyền thuật của đạo sĩ Tây Tạng.

Những điều trong cuốn sách này nói thật sự thấy khó có thể chứng thực nếu không tận mắt chứng kiến. Mà với con mắt của khoa học tiến bộ ngày nay, thì tận mắt chứng kiến cũng chưa chắc đã là thật.

Có một vài điều nhỏ mà tôi có thể chứng thực. Đó là kiểu như hỏa tam muội. Tôi đã từng được hướng dẫn ngồi thiền định sau khi khai mở luân xa và thu hút năng lượng vũ trụ. Quả thật, thời gian chăm chỉ thiền định ấy giúp cơ thể tôi ấm nóng lên. Hai lòng bàn tay lúc nào cũng ấm sực. Đôi lúc tập trung thì còn nóng như than – đó là nhận định của cô tôi – khi tôi đặt tay giúp cô bớt đau nhức vai.

Nói chung tổng thể là quyển sách này rất rất ổn. Cung cấp một cái nhìn đa chiều khác về bức màn huyền bí của Tây Tạng. Không sa đà vào sự mê muội những điều dị thường. Không thành kiến cố chấp với những điều khác lạ.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Gia Trang

Một sự ghi chép về những trải nghiệm thực tế của tác giả về nơi kỳ lạ nhất trên thế giới. Không nói đến đúng sai trong các câu chuyện của tác giả, ta chỉ đọc để hiểu thêm, có thêm góc nhìn khác về những điều ảo diện, huyền bí ở Tây Tạng.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Ngọc Hạnh

“Càng học hỏi, thì người ta sẽ càng thấy mình không biết gì hết”

Đúng là con lừa thồ trên lưng đầy sách vở, đến cuốn này tôi bắt đầu thấy hoang mang và nhìn nhận lại não bộ của mình. Tôi thậm chí chẳng nhớ những gì tôi đã đọc. Là do não tôi phẳng quá hay thật sự Tây Tạng huyền bí quá nên càng soi càng không thấy sáng mà chỉ thấy càng tối tăm hơn. Người ta nói, phía cuối đường hầm tăm tối sẽ là ánh sáng, thế nên tôi thử tin họ xem sao, để mình tiếp tục loại bỏ các thành kiến mà 1 lòng học hỏi.

Alexandra đã kể lại những mẩu chuyện nhỏ, mà khó tin đến vô cùng nếu không phải chính bà là người đã trải nghiệm, được mắt thấy tai nghe. Với tôi, Tây Tạng lại càng trở nên thú vị hơn bao giờ hết, và càng muốn đọc sâu hiểu kỹ hơn về xứ Tuyết này.

Huyền thuật hay ma thuật chỉ cách nhau đúng 2 chữ: Mục đích. Nhưng chỉ với sự cách biệt của 2 chữ này sẽ đưa người luyện tiến đến 2 phương hướng khác nhau. Cách để nhận biết rõ ràng về 1 vị chân sư là ông ấy sẽ chẳng màng gì về chức danh, chứng đắc.

Có 2 cách tu luyện: một là tu trong trường học Phật giáo theo các kinh sách, hai là vào thâm sâu cùng cốc, nhập thất tự tu theo sự chỉ dạy của thầy ngày qua ngày. Alex đã từng nhập thất trong 1 hang động trên ngọn Tuyết Sơn, để về sau bà được biết đến như 1 Gomchenma da trắng đầu tiên.

Các huyền thuật về khinh công, luyện lửa tam muội, hay chuyển di ý nghĩ mắt thấy tai nghe của bà chứng minh cho 1 điều: Có những điều ta cho là kỳ lạ thực ra chính chúng ta có thể làm được nhưng lại tự giới hạn khả năng của bản thân mình.

> Xem thêm: Review Hành Trình Về Phương Đông

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Quốc Cường

“Sự phủ nhận là điều mà tôi gọi là thành kiến, và chính thành kiến đã giới hạn sự hiểu biết của con người.”

Đọc xong quyển sách như tạm kết thúc cuộc hành trình du ngoạn Tây Tạng trong tâm trí của mình vậy. Mình là một người tin tưởng và đã trải nghiệm qua một ít quyền năng của tâm tưởng mạnh mẽ, nên rất thoải mái tiếp thu những điều mà nhiều người cho là hoang đường hay nghịch lý. Vậy mà lại vô cùng bất ngờ bán tín bán nghi và phải nghiền ngẫm những sự kiện xảy ra như lời bà Gomchenma tác giả kể lại. 

Từ một cái phẩy tay gây thương vết cho một người đứng cách ông ta cả thước, hay những vị khinh công, nhiệt công, hiện thân, truyền âm … Như các cảnh phim kiếm hiệp Trung Quốc mà ta hay xem cho đến các tà môn, hiện tượng quỷ nhập tràng hay điều khiển âm binh.., tất cả đều là những việc rất thường tình và luôn hiển hiện ở Tây Tạng. Quả là một nơi gắn liền với các sự kiện huyền bí, nơi con người dễ dàng tập trung đưa tư tưởng lên một tầm cao thượng thừa và khai mở các chức năng là một con người vốn có.

Con người trong xã hội cũng đang dần hình thành các cấp bậc tiến hoá cao lên, đừng mãi so sánh, tự hào mình là loài thông minh hơn muôn thú, khi mà tâm tưởng còn mù mờ về chính mình và bị sa lầy bởi những chấp niệm thế gian.

Review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của bạn Tiến Dũng

Sách vạch lại nhiều định nghĩa trong tôn giáo, những định nghĩa thường được định nghĩa một cách sai lầm dẫn đến những cách hiểu lệch lạc. Những câu chuyện của tác giả không biết nên tin hay không vì nó có một sự siêu nhiên vô thường nhưng bà là một người đã và là một người yêu tôn giáo thực sự. Cuốn sách cho thấy một cái nhìn khái quát về một số trường phái, một cái nhìn khái quát về Tây Tạng cũng như sự bí ẩn nơi đây!

Nhận Ưu Đãi Giảm Giá

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng đã bán hơn 100 quyển, nhận tới 60% đánh giá 5 sao từ các độc giả. Sách hiện tại đang giảm giá đến 50%, nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Review sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạngReview sách huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng

Mua ngayMua ngay Mua ngay

Mua ngay

Trên đây là review Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng mà GenZ Đọc Sách đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. Nếu muốn tìm thêm nhiều tác phẩm hay khác, đừng bỏ qua chuyên mục Review Sách nhé. Thân chào!

5/5 – (1 bình chọn)

châu anhchâu anh

Là một người yêu sách thuộc thế hệ GenZ, Châu Anh xây dựng Blog này với mục đích chia sẻ góc nhìn của bản thân về những tựa sách mà bản thân đã đọc qua. Hy vọng đây là những gợi ý hữu ích giúp bạn tìm được những đầu sách ưng ý nhất.