Rau sam kỵ với gì? Công dụng của rau sam mà bạn nên biết

Rau sam kỵ với gì? Những thành phần tốt trong rau sam là gì? Gợi ý những món ngon từ rau sam vừa dễ nấu vừa an toàn.

Rau sam là loại rau phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng ăn rau sam không hợp lý có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy rau sam kỵ với gì? Rau sam có tác dụng gì? Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về rau sam

rau sam kỵ với gì? Rau sam có tác dụng gì?

Trong khoa học, rau sam có tên gọi là Portulaca oleracea. Loại rau này có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Trung Đông. Hiện nay, rau sam đã thích nghi được với nhiều môi trường thời tiết khác nhau, sống được ở nhiều nơi.

Rau sam được biết đến là cây mọng nước với khoảng 93% là nước. Cây rau thường có thân màu đỏ, lá nhỏ màu xanh lục, hoa vàng hoặc hồng. Thân cây rau sam có thể mọc dài tới 40cm. Rau sam có vị hơi chua hoặc mặn, tương tự như rau chân vịt hay cải xoong.

Tại Việt Nam, rau sam xuất hiện ở khắp vùng miền. Rau thường mọc dại ở những bụi cỏ ven đường hoặc những khe nứt trên tường.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Những thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Những thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Rau sam chứa nhiều axit béo omega 3, chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi.

1. Axit béo omega 3

Omega-3 là chất béo có khả năng giảm nguy cơ bị trầm cảm, mắc bệnh tim mạch, mất trí nhớ và viêm khớp.

Rau sam chứa nhiều axit béo omega 3 là ALA và EPA. Trong đó, hàm lượng ALA trong rau sam cao gấp 5-7 lần rau chân vịt.

Để chế biến rau sam đúng cách và giữ trọn vẹn dinh dưỡng, bạn nhớ tìm hiểu thông tin rau sam kỵ với gì nữa nhé.

2. Chất chống oxy hóa

Một số thành phần có chức năng chống oxy hóa có trong rau sam như:

Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và hấp thụ sắt tốt hơn.

Vitamin E: Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại, hạn chế sự oxy hóa ở da.

Vitamin A: Tăng cường thị lực.

rau sam

Glutathione: Bảo vệ tế bào không bị tác động bởi các gốc tự do.

Melatonin: Điều hòa giấc ngủ, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Betalain: Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

3. Các khoáng chất khác

Canxi: Giúp xương chắc khỏe

Magie: Cần thiết cho chức năng cơ bắp, hệ thần kinh và tim mạch.

Sắt: Cần thiết để sản xuất hồng cầu, giúp mang oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể.

Kali: Cần thiết cho sự hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh và tim mạch.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Rau sam có tác dụng gì?

Rau sam có tác dụng gì

Theo y học cổ truyền, rau sam có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bạn cần biết rau sam kỵ với gì để phát huy hết các tác dụng của loại rau này.

1. Chống viêm, diệt khuẩn

Các hợp chất chống oxy hóa trong rau sam có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Rau sam cũng được chứng minh là có thể diệt được các loại vi khuẩn như shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt).

2. Tăng cường thị lực

Trong rau sam có vitamin A và beta-carotene, tốt cho thị lực. Bổ sung rau sam thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Tốt cho hệ tiêu hóa

Rau sam chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, hạn chế các bệnh lý thường gặp. Rau sam còn có lượng chất xơ dồi dào nên thường dùng để cải thiện tình trạng táo bón.

4. Tốt cho tim mạch

Thành phần omega 3 trong rau sam có khả năng bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

5. Có thể ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu, rau sam chứa các chất như polysacarit, cerebroside, homoisoflavonoid và alkaloid. Đây là những chất có thể tác động đến các tế bào ung thư. Vì vậy, rau sam được cho là có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Rau sam kỵ với gì?

Rau sam kỵ với gì

Rau sam được biết đến là loại rau dễ ăn và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được với rau sam.

Vậy không nên ăn rau sam với gì? Theo kinh nghiệm dân gian, rau sam không được kết hợp cùng với: thịt ba ba, thịt rùa và trứng vịt lộn. Nếu nấu cùng rau sam với các nguyên liệu trên có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên do là cả rau sam và các thực phẩm trên đều có tính hàn. Vì thế khi nấu cùng với nhau, sẽ dễ gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc hiểu rõ rau sam kỵ với gì, bạn cũng có thể tìm hiểu những đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn rau sam. Cụ thể:

• Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

• Người đang dùng thuốc bắc.

• Những người có bụng dạ yếu, lạnh bụng, hay bị tiêu chảy,

• Tuyệt đối không dùng rau sam cho những người đang điều trị hay mắc bệnh sỏi thận (vì rau sam chứa oxalate, một chất có khả năng gây sỏi thận khi tiêu thụ quá nhiều).

Ngoài ra, khi chế biến rau sam, bạn không nên nấu kỹ vì sẽ làm phân hủy dinh dưỡng có trong rau.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Gợi ý 3 món ăn ngon từ rau sam

Khi biết rau sam kỵ với gì, bạn có thể tránh những món ăn nằm trong danh sách kỵ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Rau sam có thể chế biến thành các món ăn đơn giản dễ làm như rau sam luộc, rau sam nấu tôm, rau sam xào tỏi.

1. Rau sam luộc

Rau sam luộc

Nguyên liệu:

• 500g rau sam
• Gia vị: Gừng, muối, nước mắm, chanh, đường.

Hướng dẫn cách nấu:

• Rau sam mua về nhặt sạch, bỏ hết phần già và phần lá bị hỏng rồi rửa sạch với nước.

• Trong thời gian chờ nước sôi, bạn pha nước chấm với gừng, mắm, chanh, đường theo khẩu vị.

• Cho nước vào nồi đun đến khi sôi thì cho rau sam và thêm chút muối. Đợi nước sôi trở lại một lần nữa thì tắt bếp, vớt rau sam ra đĩa và thưởng thức với nước chấm đã pha sẵn.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

2. Rau sam nấu tôm

Rau sam kỵ với gì

Nguyên liệu:

• 250g rau sam
• 60g tôm
• 1/2 củ hành tây
• Gia vị: dầu ăn, mắm, muối

Hướng dẫn cách nấu:

• Sơ chế rau sam rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.

• Tôm bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, băm nhỏ.

• Hành tây bóc vỏ, cắt đôi thái theo chiều dọc hành

• Bắc nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn rồi cho hành tây vào phi thơm. Tiếp đó cho thịt tôm và cuối cùng là rau sam vào xào xơ.

• Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, xào thêm khoảng 5 phút thì cho nước vào nấu sôi là bạn đã hoàn thành món canh rau sam nấu tôm thơm ngon.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

3. Rau sam xào tỏi

Rau sam xào tỏi

Nguyên liệu:

• 500g rau sam
• Gia vị: 1 củ tỏi, dầu hào, dầu ăn, mắm, hạt nêm.

Hướng dẫn cách nấu:

• Rau sam mua về nhặt kỹ, chọn lấy phần ngọn non rồi rửa sạch với nước.

• Tỏi bóc vỏ, xay hoặc băm nhuyễn.

• Chần qua rau sam với nước sôi. Rau vừa chín tới thì vớt ra tráng qua nước lạnh để rau bớt đắng.

• Cho dầu ăn vào chảo và phi thơm tỏi. Sau đó cho rau sam vào đảo thật nhanh.

• Bạn nêm nếm gia vị dầu hào, hạt nêm, mắm cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.

Rau sam chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng loại rau này, bạn cũng cần lưu ý rau sam kỵ với gì, để có thể chế biến những món ngon từ rau sam đúng cách. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn thêm được món ăn dinh dưỡng vào thực đơn cho cả gia đình.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam