Rạn da khi tập gym: Nguyên nhân và cách khắc phục

Rạn da là tình trạng thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai hay những người béo phì. Tuy nhiên, tình trạng này còn xuất hiện nhiều ở những người tập gym. Để tránh rạn da khi tập gym bạn cần biết về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này.

rạn da khi tập gymrạn da khi tập gym

Hàng nghìn khách hàng đã lựa chọn và đánh giá cao Detox Orgreen

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen…

Mở

Nguyên nhân dẫn tới rạn da khi tập gym

Rạn da chính là kết quả của việc cơ thể tăng kích thước nhanh khiến da không có được sự đàn hồi kịp thời, phải giãn ra quá mức. Các vết rạn da không chỉ xuất hiện ở phụ nữ mà còn có xu hướng xuất hiện nhiều ở nam giới cùng với việc tập gym. Mặc dù không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng đấng mày râu thường lo lắng do sự mất thẩm mỹ mà vết rạn da gây ra.

Thông thường khi tập gym, tình trạng rạn da hay xuất hiện là do một số nguyên nhân dưới đây.

1. Sự tăng cơ quá nhanh

Bác sĩ Michael Swann cho biết, đây là nguyên nhân chính khiến cho các chàng gặp phải tình trạng rạn da khi tập thể hình. Đặc biệt các chàng có cơ địa dễ tăng cơ hay sử dụng các chất kích thích tăng cơ trong tập luyện thì nguy cơ rạn da càng cao.

Mục đích của việc tập gym không chỉ là để tốt cho sức khỏe mà còn có thân hình đẹp với cơ bắp lực lưỡng. Thế nhưng, việc tăng cơ quá nhanh trong quá trình tập luyện sẽ khiến cho da căng ra quá mức. Lúc này lớp hạ bì dưới da sẽ bị rách, những người tập thể hình sẽ thấy trên da xuất hiện những vết rạn màu đỏ, tím hay có khi là trắng.

Nguyên nhân gây rạn da khi tập gymNguyên nhân gây rạn da khi tập gym

2. Tăng trọng lượng cơ thể

Rất nhiều người gặp phải tình trạng tăng cân trong quá trình tập gym. Điều này buộc da phải căng ra cùng với sự phì lên của cơ thể. Lúc này, cấu trúc của lớp hạ bì dưới da cũng sẽ bị phá vỡ và gây nên những vết rạn rất mất thẩm mỹ.

3. Do tuổi dậy thì

Những thanh niên ở độ tuổi dậy thì thường có xu hướng đi tập gym nhiều hơn để có một cơ thể khỏe đẹp, săn chắc. Tuy nhiên ở độ tuổi này, những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự tăng trưởng quá mức của hormone Glucocorticold Cortisol sẽ gây nên những vết rạn da.

4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Đối với những người tập gym, chế độ ăn uống “sạch” là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn chỉ bổ sung protein và chất béo mà thiếu đi các vitamin và khoáng chất cũng khiến cho các vết rạn da xuất hiện. Không những thế, chế độ ăn uống không đạt chuẩn cộng với việc luyện tập sẽ khiến cho bạn tăng cân không phanh. Điều này sẽ làm cho các vết rạn xuất hiện dày đặc hơn.

Nhận diện vết rạn da ở những người tập gym

Đối với những người tập gym, vết rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện nhiều trên cánh tay, đùi hay vùng mông. Bởi những vị trí này thường có sự phát triển cơ bắp nhanh chóng khi tập luyện.

Những vết rạn da ban đầu thường xuất hiện dưới dạng các đường màu đỏ hay tím đậm nhưng theo thời gian có thể đổi sang màu trắng.

Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng rạn da khi tập gym

Các vết rạn da mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng không tự động khỏi. Do đó, những người tập gym cần thực hiện một số biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa.

1. Kiểm soát sự tăng cơ

Kiểm soát tốt sự phát triển của cơ bắp trong quá trình tập luyện chính là yếu tố quan trọng giúp bạn đẩy lùi tình trạng rạn da. Bạn cần thực hiện một chế độ rèn luyện khoa học và vừa sức để cơ lên từ từ. Mỗi ngày, cơ cần được nghỉ ít nhất 24 giờ đồng hồ cho chu kỳ tập luyện kế tiếp. Bạn hãy sắp xếp lịch tập phù hợp để các cơ được nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh đó, khi mới luyện tập cần tránh sử dụng các loại thuốc tăng cường hay bổ sung. Bởi những thuốc này sẽ khiến cho cơ bắp tăng không kiểm soát. Lúc này làn da sẽ không có đủ độ đàn hồi để hỗ trợ sự tăng cơ nhanh, da bị căng và rách khiến những vết rạn xuất hiện. Người tập gym nên tránh chất bổ sung như creantine và thuốc tăng cường như steroid.

2. Bổ sung đủ nước

Quá trình tập luyện sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất đi một lượng nước lớn, làm độ ẩm của da thiếu đi sự cân bằng, da sẽ đàn hồi không tốt.

khắc phục rạn da khi tập gymkhắc phục rạn da khi tập gym

Chính vì thế, việc đảm bảo bổ sung đủ nước trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho da giữ được độ ẩm cần thiết. Điều này sẽ giúp da không bị căng và tránh rách lớp hạ bì dưới da, những vết rạn sẽ không có cơ hội xuất hiện.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bạn có thể giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn trong quá trình tập gym bằng cách bổ sung những thành phần thiết yếu cho da thông qua chế độ ăn lành mạnh. Ngoài việc tăng cường protein từ thịt trắng để hỗ trợ cho việc luyện tập thì cần sử dụng các thực phẩm có hàm lượng kẽm, vitamin E cao để tăng sự đàn hồi cho da.

Tránh thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ để hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát cân nặng và hạn chế các vết rạn da.

4. Sử dụng sản phẩm chống rạn da

Hiện nay, có một số sản phẩm có công dụng làm giảm sự xuất hiện hiện của các vết rạn trên da. Trong quá trình tập gym, bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp để đẩy lùi tình trạng ngoài ý muốn này.

Bạn có thể tham khảo một số kem chống rạn da như: kem tretinoin, gel silicon, kem alpastria… Hoặc bạn có thể lựa chọn một số nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu… để làm giảm sự rạn da khi tập gym.

5. Gặp bác sĩ

Nếu như các vết rạn xuất hiện quá nhiều khiến bạn lo lắng về một cơ thể thiếu thẩm mỹ thì có thể tìm gặp các bác sĩ da liễu. Một số thủ thuật như vi mài da, lột da bằng hóa chất, điều trị bằng laser hay liệu pháp ánh sáng xanh sẽ được sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ, cho phí cho việc làm giảm các vết rạn của những phương pháp trên là không hề rẻ.

Rạn da khi tập gym mặc dù là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn có cách khắc phục và làm giảm sự xuất hiện của vết rạn. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.