Quy trình vận chuyển vào kho hàng Amazon – ONBRAND

Khi seller lựa chọn hình thức bán hàng FBA (Fulfillment by Amazon), việc vận chuyển vào kho hàng Amazon luôn “được” e sợ vì có quá nhiều bước rắc rối. Nếu sai lầm ở một khâu nào đó hàng của bạn có thể bị mất hoặc đã đứng trước cửa kho Amazon nhưng sai quy cách và *bùm* không được nhập kho. Do đó, để có thể gửi hàng từ Việt Nam vào kho Amazon một cách thuận lợi, các seller có thể tham khảo quy trình dưới đây của Onbrand:

Tham khảo thêm: Quy trình bán hàng của Amazon FBA cho doanh nghiệp

1. Chuẩn bị kế hoạch vận chuyển

Bước này Seller phải chuẩn bị:

  • Những sản phẩm bạn sẽ gửi sang kho hàng Amazon

  • Tính toán tối ưu bao bì

  • Kiểm tra giấy tờ, chứng nhận liên quan đến sản phẩm

  • Số lượng của mỗi sản phẩm

  • Phương thức vận chuyển hàng hóa

  • Chọn ra người chuẩn bị và dán nhãn cho sản phẩm (Bạn hoặc Amazon)

2. Tạo số lượng hàng hóa:

2.1 Các công việc phải thực hiện

  • Điền đầy đủ số lượng tất cả sản phẩm bạn muốn gửi vào kho Amazon

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm

  • Xác nhận những yêu cầu và đề nghị từ Amazon: xóa sản phẩm, dư hàng hóa,…

2.2 Cách thực hiện công việc tạo số lượng hàng hóa (Shipment)

Bước 1: Vào Seller Central, chọn “Manage Inventory”. Đây là mục liên quan đến các công việc quản lý hàng trong kho.

kho hàng amazon 1

Di chuyển tiếp đến mục listing cần tạo số lượng hàng hóa. Ví dụ trong hình ảnh dưới đây là bó xiên que.

kho hàng amazon 2

Bước 2:

Trong mục “edit” ở bên phía tay phải, chọn phần mở rộng và nhấp vào “Send/Replenish Inventory” để yêu cầu gửi thêm hàng.

kho hàng amazon 3

Bước 3:

Trong bước này, bạn cần điền “Ship from address” tức là địa chỉ của bạn, nó có thể là địa chỉ nhà hoặc công ty. 

Sau đó, bạn chọn tiếp hình thức sản phẩm mang ship, tùy vào các sản phẩm của bạn được đóng gói riêng lẻ “Individual products” hay là được đóng gói chung trong một hộp “Case-packed products”.

  • “Individual Products”

    : chọn khi bạn vận chuyển những sản phẩm với SKU khác nhau (tức là không sản phẩm nào hoàn toàn giống nhau).

  • “Case-packed products”

    : chọn nếu bạn vận chuyển các sản phẩm có chung SKU. Sau đó bạn chỉ cần gõ số lượng kiện hàng, và số sản phẩm trong mỗi kiện cho mỗi SKU.

Click “Continue to shipping plan” để tiếp tục.

kho hàng amazon 4

Ví dụ, bạn muốn ship 50 sản phẩm có chung SKU, mà mỗi kiện hàng chỉ để vừa 25 sản phẩm. Do đó, chúng ta sẽ chia 50 sản phẩm thành 2 kiện, mỗi kiện 25 sản phẩm.

  • Unit per case: 25

  • Number of Cases: 2

Ở mục tổng sản phẩm (total Units) sẽ được tự tính là 50 sản phẩm.

kho hàng amazon 5

Chọn Continue để tiếp tục.

3. Chuẩn bị sản phẩm:

3.1 Các công việc phải thực hiện

  • Chuẩn bị sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà Amazon đặt ra

  • Công việc chuẩn bị và dán nhãn có thể nhờ đến Amazon, hoặc cơ sở sản xuất hoặc là chính bản thân người bán

  • Những vật dụng cần chuẩn bị: Túi Poly, màng xốp hơi bong bóng, túi đục, băng keo dán,…

3.2 Cách thực hiện công việc chuẩn bị sản phẩm

Trong bước này, bạn phải chọn hình thức đóng gói của sản phẩm, nó có thể được đặt trong túi nhựa, túi xốp, bóng khí,…

Do đó, bạn phải khai báo sản phẩm của bạn thuộc loại gì, dạng bột, dạng lỏng, hàng dễ vỡ hay sắc nhọn, hay là đồ chơi trẻ em,… để Amazon thông báo hình thức đóng gói phù hợp.

kho hàng amazon 6

kho hàng amazon 7

Nếu sản phẩm của bạn không nằm trong danh mục trên, bạn không cần phải đóng gói đặc biệt.

Còn nếu bạn không có đủ nguyên vật liệu Amazon yêu cầu, Amazon sẽ giúp bạn chuẩn bị với mức phí từ $1.00 đến $2.30 mỗi sản phẩm, tùy vào hình thức đóng gói mà sản phẩm bạn cần.

Chọn “Merchant” nếu bạn có thể tự chuẩn bị phần đóng gói, còn không thì chọn “Amazon”.

4. Dán nhãn sản phẩm và thùng

  • Amazon có hệ thống mã vạch riêng để track sản phẩm: FNSKU

Các seller có thể chọn option tự dán FNSKU hoặc nhờ Amazon thực hiện ($0.3 cho mỗi sản phẩm).

  • Các mã vạch của nhà sản xuất: UPC (Universal Product Code) và EAN (European Article Number),…

  • Dán nhãn chứa mã vạch trên bề mặt sản phẩm hoặc trên bao bì (tùy vào trường hợp cụ thể)

  • Dán nhãn thùng: nhãn lô hàng FBA và nhãn vận chuyển

Nếu bạn chọn tự dán nhãn, gõ số lượng nhãn để in và nhấp “Print labels for this page”.

Nếu FNSKU bắt đầu bằng “X00”, bạn sẽ cần sử dụng Amazon barcode, tức là FNSKU. 

Nếu FNSKU bắt đầu bằng “B00” thì sử dụng barcodes có sẵn của nhà sản xuất.

Còn nếu bạn thuộc bên bán lại, bạn sẽ cần sử dụng FNSKU Amazon cung cấp. Trường hợp sản phẩm đã được in sẵn barcode của nhà sản xuất trên bao bì, chọn “Merchant” trong mục Who labels?

Nếu muốn được Amazon dán nhãn, chọn “Amazon” trong mục Who labels?

kho hàng amazon 10

5. Chấp nhận gửi hàng trên trang Amazon và bắt đầu vận chuyển

Sau khi xem xét quá trình vận chuyển hàng, chọn Chấp nhận vận chuyển (Work on shipment) để tiếp tục vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ.

kho hàng amazon 11

Hiện tại cách thức vận chuyển sang kho Amazon từ Việt Nam phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng đơn vị vận chuyển (bên thứ 3) hỗ trợ gửi hàng sang Mỹ. Quá trình vận chuyển này rất quan trọng, do đó các seller nên lựa chọn các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp và uy tín. Thông thường bên thứ 3 này sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn về thủ tục hải quan và có tracking hành trình vận chuyển cụ thể. 

6. Cách vận chuyển vào kho hàng Amazon

6.1 Trực tiếp gửi hàng vào kho Amazon

Bằng cách này, nhà cung cấp sẽ gửi hàng đi kho Amazon cho bạn.

Nhà cung cấp phải tuân thủ các quy định trong việc đóng gói, cũng như dán nhãn của Amazon. Bạn phải gửi hướng dẫn cho họ để chuẩn bị hàng sao cho đáp ứng các quy định của FBA. Có rất nhiều nhà cung cấp đã quen thuộc với các yêu cầu của Amazon và sẵn sàng làm giúp cho bạn điều này với một chi phí khá nhỏ. Tuy nhiên, các sai sót trong việc đóng gói và dán nhãn có thể thường xuyên xảy ra.

Để khắc phục, bạn có thể thuê một đại lý chuyên về kiểm định đơn hàng FBA đến tận xưởng để kiểm tra. Việc thuê đại lý phải được nhà cung cấp đồng ý, để tránh những vấn đề không đáng có. Việc kiểm định là cần thiết, vì một lỗi nhỏ cũng sẽ mất nhiều công sức để giải quyết.

6.2 Gửi hàng cho đơn vị vận chuyển

Bằng cách này, các đơn vị vận chuyển sẽ giúp bạn gửi hàng đi kho Amazon. Hình thức vận chuyển này sẽ chuyên nghiệp hơn, hạn chế bị kho Amazon từ chối vì chất lượng cũng như số lượng sẽ được kiểm kê chính xác.

Bên cạnh đó, bạn có thể an tâm về tình trạng hàng hóa, nhãn mác, bao bì nếu sử dụng đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, phí vận chuyển theo phương thức này thì khá lớn.

7. Những khó khăn trong quá trình vận chuyển vào kho FBA

7.1 Nhiều nhà kho FBA và nằm rải khắp nước Mỹ

Amazon có nhiều kho FBA và các kho này trải khắp nước Mỹ, tập trung nhiều nhất ở bờ Đông. Khi đăng kí gửi hàng, Amazon sẽ dựa theo tình hình kinh doanh của bạn để phân bổ số lượng hàng hóa vào các kho khác nhau. Do đó, việc gửi hàng đi nhiều kho cũng gây nên gánh nặng chi phí và quy trình quản lý. 

Amazon cho phép bạn gửi hàng đến cùng 1 kho, nhưng đồng nghĩa bạn cũng phải mất phí quản lý cho Amazon:

  • Các mặt hàng bình thường = $0.40 cho mỗi mặt hàng + $ 0.10 cho mỗi pound trên 2 lbs.

  • Các mặt hàng quá khổ = $1.30 cho mỗi món hàng + $ 0.20 cho mỗi pound trên 5 lbs.

Tham khảo kích thước để phân biệt mặt hàng bình thường hay quá khổ tại ĐÂY.

7.2 Phí cho đơn vị vận chuyển hợp tác

Amazon có thể sẽ không chịu trách nhiệm gửi hàng đến tận tay khách hàng. Lý do có thể đến từ việc sản phẩm vi phạm chính sách của bang được ship đến, hoặc các địa điểm không nằm trong vùng hỗ trợ vận chuyển của Amazon, địa điểm nằm trong các khu vực quân sự,…

Vì vậy bạn buộc lòng phải chọn một đơn vị vận chuyển khác (như UPS) và khoản chi phí này bạn phải chịu hoàn toàn.

8. Nên vận chuyển bằng đường biển hay đường hàng không?

Có 2 cách vận chuyển hàng hóa chính mà các seller thường sử dụng khi gửi hàng sang Mỹ: vận chuyển qua đường hàng hải và vận chuyển qua đường hàng không.

Nhìn chung, đường hàng hải và hàng không đều được đánh giá là an toàn và thuận lợi cho việc vận chuyển.

Mỗi con đường đều có ưu nhược điểm của nó, tùy vào tính chất hàng hóa mà các seller sẽ lựa chọn con đường vận chuyển phù hợp.

Dưới đây Onbrand sẽ phân tích khi nào thì các seller nên đi biển, và khi nào thì nên đi air.

  • Chi phí

Nhìn chung, chi phí cho vận chuyển đường biển sẽ tiết kiệm hơn so với đường hàng không. 

Nếu các lô hàng có kích thước lớn, nặng thì sẽ phù hợp với đường biển.

Ngược lại, khi kích thước lô hàng giảm, sự chênh lệch giữa phí đường bay và đường biển cũng giảm, dẫn đến yếu tố tiếp theo cần cân nhắc, đó chính là thời gian.

  • Thời gian

Vận chuyển bằng đường hàng không sẽ nhanh hơn vận chuyển bằng đường hàng hải.

Nếu lô hàng có sự gấp rút về mặt thời gian thì nên chọn đường hàng không. Với đường hàng không, hàng chỉ mất vài ngày để đến nơi.

Ngược lại, nếu thời gian vận chuyển thong thả hơn thì có thể chọn đường hàng hải, với đơn vị thời gian di chuyển thường tính bằng “tuần”.

Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến các kho FBA Amazon:

Nước

Thời gian vận chuyển bằng đường biển

Thời gian vận chuyển bằng đường hàng không 

Nhật Bản

8 – 15 ngày

1 – 2 ngày

Mỹ

18 – 35 ngày

5 – 8 ngày

Canada

20 – 37 ngày

6 – 8 ngày

Châu Âu

31 – 47 ngày

5 – 6  ngày

 

  • Sự linh hoạt

Sẽ có trường hợp xuất hiện các vấn đề phát sinh làm trễ lịch vận chuyển đến kho. Bao gồm thời tiết, chính trị, tắt đường (trường hợp kênh đào Suez),…

Khi đó, việc lựa chọn đi hàng theo đường hàng không sẽ linh hoạt hơn đường biển. 

Thông thường, lịch bay sẽ dày đặc hơn lịch “bơi”. Một chuyến bay bị hoãn sẽ dễ dàng được thay thế bằng một chuyến khác ngay trong ngày, đặc biệt khi thành phố nơi đến có trung tâm hàng không lớn. Ngược lại, tàu thường có lịch nhổ neo theo tuần, nên thường phải đợi hẳn một tuần để có chuyến đi tiếp theo.

Do đó, nếu có nhu cầu cao về tính linh hoạt thì đường hàng không nên được cân nhắc.

9. Trang Summary

Trang Summary của Amazon là nơi cuối cùng để hoàn thành quy trình vận chuyển hàng. Các seller sẽ được cung cấp ngắn gọn các thông tin để track đơn hàng. Bao gồm: quá trình, phương tiện, trạng thái của quy trình vận chuyển.

Khi bạn nhận được thông báo “Received” tức là các sản phẩm bạn gửi đã được Amazon tiếp nhận và sẵn sàng được bán trên Amazon sắp tới.

Vấn đề phát sinh khi hàng đến kho Amazon

Khi vận chuyển đến kho hàng Amazon, hàng sẽ được kiểm bởi nhân viên kho, đảm bảo hàng nhập kho đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng và được dán tem nhãn đúng quy định. Nếu hàng hóa gửi đến nhà kho không đạt đủ yêu cầu thì seller sẽ phải trả thêm phí cho các dịch vụ “sửa sai”, hoặc trường hợp xấu nhất là nhà kho sẽ không nhận hàng, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn trong việc hoàn thiện hành trang để sẵn sàng chinh chiến với Amazon – Vùng đất tuy khắc nghiệt nhưng cũng rất màu mỡ này.

___________

Tham gia group GO GLOBAL – Amazon dành cho doanh nghiệp

Theo dõi Fanpage: Onbrand – Giải pháp tối ưu bán hàng trên Amazon cho doanh nghiệp và Onbrand – A Solution Provider of Amazon Global Selling

Please follow and like Onbrand

error

fb-share-icon
Tweet

fb-share-icon

5/5

(1 Review)