Quy trình trồng nấm mối đen từ A-Z đạt năng suất cao

Quy trình trồng nấm mối đen từ A-Z đạt năng suất cao

Nấm mối là một trong những loại nấm trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, chính vì vậy mà những năm gần đây người dân đầu tư tiền của, công sức để trồng nấm mối rất nhiều, hiểu được nhu cầu của bà con nông dân, 3A chia sẻ tới bà con quy trình trồng nấm mối đen từ A-Z đạt năng suất cao đơn giản mà hiệu quả.

Trồng nấm mối đen (01)

Nấm mối là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae, loài nấm này từng được đặt tên là Collybia albuminosa. Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có mối sinh sống, mối ở đây là loại nấm mối đất chứ không phải mối sống trên cây.

Nấm mối giàu canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. Do có hàm lượng phốt pho cao nên nấm mối có lợi cho người bệnh tật và người cao tuổi, ăn nấm mối thường xuyên có thể chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng đường trong máu, ngoài ra nấm mối còn có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ.

Cách trồng nấm mối không quá khó và phức tạp nhưng vẫn cần quan tâm đến một số điều kiện cần thiết cho quá trình sinh trưởng của nấm. Bà con cùng tìm hiểu quy trình trồng nấm mối đen qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của nấm mối đen

a. Hình thái của nấm mối đen

Nấm mối đen khi trưởng thành sẽ đạt kích thước khá lớn, cao khoảng 10 – 15 cm và đường kính thân khoảng 1 – 3 cm. Loại nấm mối này có lớp ngoài màu đen nhưng thịt trắng và ăn rất ngọt thơm.

Mũ nấm không xòe rộng như những loại nấm khác và nhỏ hơn, có nhiều người hay bị nhầm giữa nấm mối trắng và nấm mối đen, nhưng trên thực tế hai loại nấm này lại khác nhau nên bà con cần phân biệt đúng các loại nấm mối này.

b. Tác dụng của nấm mối đen

Thành phần dinh dưỡng trong nấm mối đen tương đương như nấm mối trắng. Nấm mối đen chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như sắt, protein cùng nhiều loại dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với lá lách và dạ dày của con người. Nấm mối đen có tác dụng điều trị bệnh trĩ và giảm lipid, nấm cũng rất tốt để cải thiện tình trạng chán ăn và bệnh tiêu chảy. Theo nghiên cứu thì nấm mối có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, đặc biệt tốt cho người ốm yếu, sức khỏe suy nhược…

Trồng nấm mối đen (02)

Không chỉ dừng ở đó, hàm lượng photo trong nấm mối đen rất cao. Do đó nó rất có lợi cho người mới ốm dậy hay người cao tuổi sức khỏe kém. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học nghiên cứu được trong nấm mối đen có chứa adenosine – một loại chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất tốt, hiệu quả trong việc ức chế các khối u ác tính và hỗ trợ điều trị ung thư. Chính vì những ưu điểm tuyệt vời của nấm mối đen mà nhiều bà con đã tìm hiểu quy trình trồng nấm mối đen để mang lại giá trị dinh dưỡng cho con người và phát triển kinh tế hơn.

2. Quy trình xử lý nguyên liệu trồng nấm mối đen

a. Tạo ẩm, phối trộn

Bà con có thể sử dụng nhiều loại mùn cưa để trồng nấm mối, tuy nhiên mùn cưa bồ đề hoặc mùn cưa cây cao su là loại tốt nhất. Không nên dùng mùn cưa bị ẩm mốc hay mùn cưa từ cây gỗ cứng, cây tinh dầu để sử dụng. Loại mùn cưa mới tốt nhất là nên dùng ngay, nếu để trữ dùng dần bà con phải phơi khô để tránh mùn cưa bị mốc, lên men làm mất chất dinh dưỡng.

Trong kỹ thuật trồng nấm mối đen điều đầu tiên bà con cần chú ý là phải tạo độ ẩm thích hợp cho đống mùn cưa. Tạo độ ẩm bằng cách dùng nước sạch rắc lên đống mùn cưa rồi trộn đều. Để kiểm tra độ ẩm thì bà con nên bốc một nắm mùn cưa rồi bóp lại, thấy nước rỉ ra ở kẽ ngón tay là độ ẩm thích hợp.

Sau khi tạo độ ẩm bà con dùng bạt nilon che lại, đè chặt các góc để gió không thổi bay. Vài ngày sau đó bà con nên thêm vôi bột vào mùn cưa theo tỉ lệ 0,5kg vôi bột: 100kg mùn cưa. Bà con trộn đều bột vôi mới mùn cưa, dùng thiết bị kiểm tra độ ẩm đạt 65% là được, sau đó ủ đống tiếp trong 2-3 ngày rồi đảo đống ủ và tiếp tục ủ tiếp trong 2-3 ngày.

Bà con nên chú ý trong kỹ thuật trồng nấm mối đen: Sau khi đã ủ mùn cưa xong, nhớ là phải đóng mùn cưa vào các túi PP chịu nhiệt, kích thước túi khoảng 19 x 37cm là được. Túi có hình dáng bên ngoài giống như khúc gỗ, cao chừng 20 – 22cm, có cổ nút, có nút bông và nắp đậy cẩn thận.

Thời gian ủ đống khoảng 15 – 20 ngày, đảo đóng từ 1 -2 lần. Bên cạnh đó bà con cần trộn đều mùn cưa với vôi bột cùng 3 – 5kg cám gạo rồi đóng túi.

b. Đóng bịch

Bước tiếp theo trong quy trình trồng nấm mối đen là bà con cần phải làm đó là đóng túi mùn cưa. Bà con đổ mùn cưa từ từ vào túi, lưu ý là đổ đến đâu nén chặt đến đó. Khi còn cách miệng túi khoảng 5-7cm thì có thể luồn cổ túi được rồi.

Sau khi đã đổ mùn cưa tới một kích thước vừa đủ, bà con túm đầu túi nilon lại và để luồn qua cổ túi, bẻ quặt xuống cho cổ túi nằm giữa hai lớp nilon là được. Sau đó bà con dùng dây chun buộc cổ túi lại rồi lấy bông không thấm nước vê tròn thành một cái nút và nút chặt vào cổ túi rồi đậy nắp lại.

Trồng nấm mối đen (03)

Để đóng bịch nấm được năng suất cao hơn, giảm bớt chi phí nhân công lao động, nhiều cơ sở trồng nấm mối đã đầu tư máy đóng bịch nấm 3A2,2KW. Với năng suất đóng bịch đạt 400 – 450 bịch/giờ, sản phẩm đã góp phần giải phóng sức lao động thủ công rất hiệu quả. 

c. Hấp khử trùng bịch phôi

Bà con có thể tiệt trùng mùn cưa bằng hấp cách thủy. Hơi nước nóng sẽ loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn. Đây là bước quan trọng nên bà con cần phải tuân thủ quy trình và các tiêu chuẩn dưới đây:
Đầu tiên bà con xếp phôi vào rọ hấp cách thủy một cách cẩn thận. Chú ý xếp đều và không để chồng lên nhau. Hấp bằng một trong 3 cách:

  • Hấp bằng thùng phi: Thời gian hấp cách thủy khoảng 10 – 12h. Nhiệt độ trong giữa túi mùn cưa phải đạt từ 95 – 1000C.
  • Dùng nồi áp suất: Hấp mùn cưa trong 120 – 1800C ở nhiệt độ từ 120 – 125 phút.
  • Hấp trong lò: Cách này áp dụng quy mô sản xuất lớn, mỗi mẻ hấp có thể lên đến 600-800 túi. Hấp trong thời gian từ 9 – 10 giờ.

Sau khoảng thời gian trên, tháo nồi hấp lấy sản phẩm ra để nguội. Khoảng 12 đến 24h túi phôi sẽ nguội hẳn.

3. Kỹ thuật cấy giống nấm mối

Để cấy giống bà con cần chuẩn bị các đồ dùng và cần tiệt trùng những dụng cụ làm thật sạch để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

a. Phương pháp 1: Sử dụng meo hạt

Cách lấy giống bằng meo hạt được tiến hành như sau. Bà con dùng que sắt khều các sợi giống từ túi giống hay lọ đựng sang túi mùn cưa bằng cách lắc nhẹ để sợi giống rơi đều trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy so với trọng lượng của túi mùn cưa khoảng 1,2%.

b. Phương pháp 2: Sử dụng meo que

Với phương pháp sử dụng giống làm trên que, bà con tiến hành bằng cách dùng pen đã khử trùng kẹp nhẹ nhàng que giống chuyển sang các lỗ trồng đã dùi trước từ trên túi mùn cưa. Đối với phương pháp này bà con phải thực hiện cấy giống trong phòng kín, dụng cụ sạch sẽ và thao tác trên ngọn lửa đèn cồn. Sau đó bà con chuyển các túi mùn cưa đã cấy giống vào phòng ươm sợi. Thông thường sẽ mất khoảng thời gian từ 60 – 75 ngày để ủ tơ nấm kín túi trong giai đoạn này.

4. Phủ đất tạo quả thể

Bước tiếp theo trong quy trình trồng nấm mối đen từ A-Z là phủ đất tạo quả thể, phủ đất tạo quả thể có thể thực hiện ở hai cách khác nhau:

a. Tạo quả thể trong bịch

Với phương pháp tạo quả thể trong bịch, sau khi tơ nấm ăn kín các túi cơ chất, bà con tiến hành mở miệng túi rồi phủ lên đó một lớp đất hoặc một lớp dài dày chừng 2,5 – 3cm và xếp sát nhau.

Trồng nấm mối đen (04)

b. Tạo quả thể bằng cách trồng luống

Ta tiến hành bóc bỏ túi nilon, xếp bịch xát nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3cm. Sau khi phủ đất cần tưới 2 lần trong ngày đối với 2 cách tiền hành trên. Không được tưới quá nhiều nước, nếu tưới nhiều nước sẽ bị trôi đất. Những ngày tiếp theo chỉ tưới nước nhẹ, lượng nước giảm để giữ ẩm, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành quả thể và phát triển khoảng 24 – 320C, độ ẩm 95-98%.

Trồng nấm mối đen (05)

5. Chăm sóc và thu hoạch nấm mối

a. Tưới nước

Sau cả một quá trình từ 20-30 ngày thì nấm mối đen bắt đầu hình thành quả thể, với điều kiện là mặt đất không được khô, nếu khô thì nấm sẽ không phát triển được.

Luôn giữ bề mặt đất ẩm, nhưng không quá ẩm, tạo thành vũng nước nhỏ là không được, từ lúc bắt đầu hình thành quả thể cho tới phát triển trưởng thành và thu hoạch kéo dài từ 2-4 ngày là ta có thể thu hoạch được.

Trồng nấm mối đen (06)

Sau khi quả thể nấm hình thành, ta có thể dùng vòi phun nước, tưới nhẹ nhàng, giúp độ ẩm trong khu trồng nấm luôn duy trì 98% là được, cần tưới từ 2-3 lần/ngày.

Tuy nhiên nếu điều kiện khí hậu trời mưa kéo dài thì nên giảm lượng tưới xuống, mỗi bịch nấm cho nhiều lần thu hoạch.

b. Thu hoạch nấm mối

Thu hoạch nấm mối là bước mà bà con khá chờ đợi khi trồng nấm mối đen. Cây nấm thường mọc đơn lẻ, nên cây nào trưởng thành trước thì sẽ được hái trước, ta nên hái sạch gốc nhé.

Hái nấm đúng độ tuổi trưởng thành, thân cây thường dài từ 10-15cm, thân cây tròn từ 1,5-2cm, tai nấm hình mũ nồi tròn từ 3-5cm, nở xòe đầy đặn có thể từ 10-15cm. Màu đất nâu xám hoặc màu nâu xám trắng lúc còn non. Khi nấm già thì trở thành màu như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng từ 8-15cm.

Trồng nấm mối đen (07)

Bà con nên hái nấm vào buổi sáng, ngoài ra với khu vườn lớn thì 1 ngày có thể cho thu hoạch tới 2 lần, hái vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thời gian thu hoạch nấm kéo dài liên tục khoảng 16 ngày sau mỗi đợt trồng nấm.

6. Bảo quản và cách chế biến nấm mối

Cách bảo quản nấm mối và chế biến cũng rất quan trọng. Nếu bà con bảo quản tốt nấm mối đen có thể để được rất lâu mà không bị hỏng, khi sử dụng sẽ vẫn tươi ngon. Về cơ bản việc bảo quản nấm mối đen cũng không quá khác biệt so với cách bảo quản các loại nấm khác như nấm hương, nấm rơm hay nấm bào ngư xám. Cách thực hiện rất đơn giản, sau khi mua về bà con cắt chân nấm, đồng thời loại bỏ những cá thể hỏng rồi bỏ trong hộp hoặc túi đựng, cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Nấm mối đen chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon. Nấm mối đen nấu mộc đơn giản hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác đều ngon. Khi chế biến bà con chỉ cần nhặt bỏ những phần thừa, rửa sạch rồi chế biến thành các món ăn mà mình yêu thích. Nấm mối đen có hương vị đặc biệt thơm ngon, khác hẳn với các loại nấm khác. Khi ăn bà con sẽ cảm nhận được rõ sự giòn dai và thanh mát.

Nấm mối đen có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon với các chế biến nhanh chóng và đơn giản như: Nấm mối xào, nấm mối kho tiêu, canh nấm mối hay cháo gà nấm mối.

Trồng nấm mối đen (08)

Quy trình trồng nấm mối đen mang đến nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho người dân. Nguyên vật liệu và cách trồng không khó, chỉ cần đầu tư ít vốn là bà con đã có thể trồng được nấm mối đen thương phẩm rồi. Hy vọng qua bài viết trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bà con trồng nấm mối thành công.

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng về thiết bị trồng nấm:

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: [email protected]

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: [email protected]

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!