Quy trình lưu trữ hồ sơ dự án dành cho doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh, việc lưu trữ những hồ sơ quan trọng là điều không thể thiếu. Khi những dự án đã qua, việc lưu trữ và bảo vệ những giấy tờ kí kết là điều không thể thiếu. Vậy với mỗi doanh nghiệp có những quy trình lưu trữ hồ sơ dự án như thế nào? Liệu chăng bạn đã biết cụ thể về quy trình lưu trữ này? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex nhé!
Hồ sơ dự án như thế nào được coi là hợp lệ khi nhìn nhận trên góc độ pháp lý?
Hồ sơ dự án được xem là hợp lệ khi tiếp nhận phải có đủ đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ dự án, có đủ số bộ hồ sơ theo quy định tại điều 44, 45, 46, 47, 48 và 49 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Bộ hồ sơ dự án đầu tư gốc theo quy định sau:
Các văn bản do nhà đầu tư lập phải có chữ ký đầy đủ của nhà đầu tư hoặc của đại diện có thẩm quyền; có đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đăng ký kinh doanhl;
Các văn bản chính của hồ sơ dự án đầu tư như hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Điều lệ doanh nghiệp phải có các nội dung tại Điều 22 của Luật Doanh nghiệp;
Các văn bản chính nêu trên phải do đại diện được ủy quyền của các nhà đầu tư ký vào từng trang và đầy đủ vào cuối văn bản;
Các văn bản trong hồ sơ dự án quy định nộp bản sao hợp lệ là bản chụp/hoặc in/hoặc đánh máy vi tính/hoặc viết tay…trong đó ghi đầy đủ nội dung như bản chính và được công chứng hoặc có chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Xem thêm: Chi phí tồn kho là gì?
Cách tính chi phí lưu kho thông dụng bạn không thể bỏ qua!
Tổng hợp quy trình lưu trữ những hồ sơ dự án như thế nào?
1. Quy trình lưu trữ đầu tiên là chọn phương thức đựng hồ sơ dự án
- Tủ hồ sơ có nhiều ngăn sẽ phù hợp với kích thước của các loại hồ sơ khác nhau. Phân chia lĩnh vực cũng dễ dàng hơn. Bên ngoài mỗi ngăn bạn hãy dán giấy để chia theo từng loại để dễ quản lý và tìm kiếm.
- Dùng tủ hồ sơ treo tường nếu văn phòng bạn không có nhiều diện tích, bạn có thể dùng tủ hồ sơ treo trên tường. Các bố trí tương tự tủ nhiều ngăn. Ưu điểm của loại tủ này là tiết kiệm không gian, giá thành vừa phải, lại chứa được khá nhiều hồ sơ.
- Lưu giữ hồ sơ dự án trong các thùng hồ sơ có nắp đậy để dễ dàng truy xuất. Lưu trữ thùng hồ sơ phù hợp với các loại hồ sơ lâu năm cố định, ít phải trích lục (hồ sơ của nhiều năm trước)
- Sử dụng những mẩu giấy ghi chú. Giấy note là loại giấy không thể thiếu đối với những người làm hành chính văn phòng. Mỗi loại giấy có kích thước và màu sắc khác nhau, bạn có thể dùng cho từng loại hồ sơ hoặc những ghi chú khác nhau.
- Chọn loại bìa, bì đựng phù hợp. Tùy theo khả năng tài chính của công ty và tính chất của hồ sơ dự án mà bạn sẽ chọn phương thức phù hợp cho mình. Ví dụ bìa còng chắc chắn phù hợp cho lưu trữ lâu năm ít phải lấy ra lấy vào. Lưu bì thư A4 có chi phí cao hơn nhưng chính xác và bảo mật. Lưu bằng kẹp giấy thì tiện lợi nhưng hồ sơ dễ cong và nhăn.
2. Phân loại hồ sơ – Đây là quy trình lưu trữ quan trọng, bạn cần chú ý với những bản hồ sơ dự án
Bạn không thể để hồ sơ chồng chất, lẫn lộn mà phải phân loại để không bị thất lạc hoặc mất thời gian tìm kiếm. Bạn có thể phân loại theo cách:
- Phân chia theo dự án: Mỗi ngăn hồ sơ bạn sẽ lưu các giấy tờ liên quan tới một hoặc nhiều dự án có liên quan (có thể theo khu vực, theo thời gian hoặc theo đối tác,…)
- Phân loại theo chủ đề: Bên cạnh việc phân chia các loại hồ sơ dự án khác nhau, cùng một loại hồ sơ bạn cũng nên chia theo từng chủ đề chi tiết hơn để dễ quản lý, tìm kiếm.
- Chia theo nhóm thời gian: Ví dụ nhóm quý 1, nhóm quý 2, nhóm lưu trữ theo năm…
- Chia theo phòng ban, lĩnh vực: Thông thường mỗi phòng sẽ có khu vực lưu hồ sơ riêng. Nhưng trong trường hợp bạn dùng dịch vụ thuê kho lưu trữ hồ sơ thì việc chia theo phòng, ban là cần thiết.
3. Sắp xếp hồ sơ dự án thật ngăn nắp, gọn gàng
Phân loại đã xong, bước tiếp theo trong lưu hồ sơ dự án là sắp xếp hồ sơ khoa học. Công việc này sẽ giúp bạn tìm kiếm khi cần một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Nên sắp xếp theo cách như sau:
- Sắp xếp theo thời gian. Bạn có thể sử dụng giấy ghi chú ở ngoài, sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau để có thể tìm kiếm một cách nhanh nhất.
- Sắp xếp theo mẫu tự: Theo thứ tự bảng chữ cái của hồ sơ.
- Sắp xếp theo tính chất: hồ sơ chưa giải quyết, giải quyết xong, phản hồi…
4. Quy trình lưu tiếp theo là lập danh mục hồ sơ dự án
Nhờ vào danh mục hồ sơ, chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.
- Bạn hãy tạo danh mục cụ thể, đưa sơ đồ đó vào máy tính.
- Danh mục hồ sơ phải được cập nhật thường xuyên bởi số lượng hồ sơ ra vào là liên tục.
5. Lưu trữ hồ sơ dự án
Nên lưu trữ hồ sơ vào một vị trí nhất định . Bạn cần một tập lưu trữ với hình thức như sau:
- Dùng bút đánh số ở ngoài các hồ sơ lưu trữ.
- Bên ngoài tập lưu trữ có nhãn về loại hồ sơ, số thứ tự.
- Tạo bảng tính Excel để lập số lưu trữ hồ sơ, có chú thích bên cạnh. Dùng chức năng dẫn link để liên kết với tập tin hình ảnh cần lưu.
- Nên tạo thêm một bản mềm trên máy tính với folder chi tiết.
Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thế nào?
Hàng tồn kho được hiểu như nào?
Với những bước được hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể, hi vọng Aramex sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích với quy trình lưu trữ hồ sơ dự án dành cho mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc những thông tin nào khác, hãy liên hệ trực tiếp Aramex để được hỗ trợ thông tin tốt nhất từ Aramex nhé!
Rate this post