Quy trình lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
2022-11-30
Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hỗ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lí hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hỏi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết, cùng nhau xem xét, đánh giá và đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc. Ngoài ra, trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng như là nguy cơ đang đe doạ doanh nghiệp mình, đểtừ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lí hoạt động th ìchắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp.
Trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về quy trình lập một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
1. Khái niệm về kế hoạch kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh là toàn bộ vấn đề về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược và quản lý thực hiện các mục tiêu này, kế hoạch đã ra đời. Kế hoạch là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật của xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các dơn vị kinh tế – kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực.
Từ đó, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể hóa các mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Sự cụ thể hóa này sẽ dễ dàng hơn cho quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động trong donah nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp lại được cụ thể hóa thành các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp, sự chi tiết này cho doanh nghiệp nhận thức rõ các hoạt đọng mà họ sẽ phải tiến hành.
Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh là đáp ứng các nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn bằng cách quản lý thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược.
Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn
Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền
2. Vai trò của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
– Kế hoạch kinh doanh xác định cụ thể các mục tiêu cho doanh nghiệp và các hoạt động tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đó. Nó sẽ tập trung sự chú ý của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp tiến gần hơn mục tiêu đề ra
– Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp ứng phó với những sự thay đổi của thị trường. lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề trong tương lai, chính vì vậy nó đôi khi ít chắc chắn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà quản trị vẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận trogn doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu, ứng phó diễn biến bất ngờ.
– Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể các hoạt động của mình thành các kế hoạch chức năng, nó tạo ra khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp.
3. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
– Phân tích môi trường
Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa trên các hiểu biết về môi trường bên trong doanh nghiệp và yếu tố bên ngoài.
Trong quá trình phân tích môi trường, doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể trong tương lai và xem xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng. Biết được điểm đứng hiện tại của doanh nghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình.
Đây là bước đầu tiên quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định sau này của doanh nghiệp vì mục tiêu được đưa ra sẽ phụ thuộc vào việc phân tích môi trường trước đó.
Môi trường bên ngoài gồm các yếu tố: môi trường luật pháp, môi trường kinh tế – chính trị, môi trường công nghệ,…
Môi trường bên trong là các diều kiện sẵn có của doanh nghiệp về nhân lực, tài chính, hệ thống thông tin,.. nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
– Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban cấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra được điểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc kết thúc của công việc cần làm.
Để xác định nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần căn cứ vào các đánh giá về moi trường ở bước trên. Đồng thời phải căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp mình, bởi vì chức năng của doanh nghiệp thường liên quan tới làm rõ phương thức kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Cần xác định rõ ràng nhiệm vụ rõ ràng trong bản kế hoạch kinh doanh
– Lập kế hoạch chiến lược
Sau hai bước đã tiến hàng trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các mục tiêu đề ra với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
+ Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: nhằm xác định các phương án kế hoạch hợp lý và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thực hiện nhất.
+ Đánh giá các phương án lựa chọn: tiến hành so sánh về các chỉ tiêu tài chính như khả năng thực hiện so với khả năng của doanh nghiệp, lợi ích đem lại.
+ Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ đề dự phòng trong trường hợp cần thiết.
– Xác định chương trình và dự án
Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp.
Các dự án thường xác định một cách chi tiết hơn chương trình, bao gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, tiến độ thực hiên, tổ chức huy động,..
– Lập kế hoạch chức năng
Kế hoạch chiến lược cần phải cụ thể hóa thành kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh.
– Điều chỉnh các bước của kế hoạch
Xem thêm: Cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh
Như vậy, trên đây là toàn bộ quy trình để doanh nghiệp có thể lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến một công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng giúp công việc quản lý hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng hơn thì hiện tại Nhanh.vn đnag cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh, cổng vận chuyển, thu hộ, thiết kế website chuẩn SEO,..
Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công !