Quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời – VSCEF – Trung tâm Hỗ trợ Trang Trại Và Doanh Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam
Nội Dung Chính
YÊU CẦU SINH THÁI
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30 – 32oC
- Độ ẩm: Độ ẩm nguyên liệu (giá thể) 65 – 70%; độ ẩm không khí 80%
- pH: pH = 7
GIỐNG
Yêu cầu chất lượng giống nấm rơm:
– Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài không có màu xanh, đen, vàng,… và không có các vùng loang lỗ.
– Giống có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua khó chịu là giống nấm đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại,…
– Giống không già hoặc non: nếu thấy có mô sẹo, cây nấm mọc trong chai, màu chai giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là quá đà; giống chưa ăn kín hết đáy là giống còn non.
Yêu cầu khi lựa chọn giống nấm rơm: sợi nấm mọc thẳng, nhánh tơ phân bố đều khắp bịch có màu trắng, có hình long chim. Mật độ đóng tơ dày; ngửi có mùi nấm rơm.
Hiện nay, giống nấm rơm Thần Nông đươc sử dụng phổ biến, quy cách đóng túi 700 gr sử dụng cho 1 cuộn rơm khô khoảng 15kg
NGUYÊN LIỆU RƠM VÀ XỬ LÝ
CHỌN NGUYÊN LIỆU RƠM
– Chọn rơm khô, sạch, có màu vàng sáng; tốt nhất sử dụng rơm nếp, rơm trữ sau một mùa.
– Rơm không bị nhiễm mốc, không bị thấm nước mưa nhiều ngày, nhũn nát;
– Rơm không bị dính dầu mỡ, hóa chất, thuốc trừ sâu;
XỬ LÝ RƠM
Bước 1: Pha nước vôi
– Nước vôi dùng để xử lý rơm có pH khoảng 12 – 13 (3,5 kg vôi hòa với 1.000 lít nước)
– Chú ý khi phá vôi tôi: phải cẩn thận để tránh bị bỏng do nước vôi bắn lên người, tránh vôi bay lên mắt gây hại.
Bước 2: Làm ướt rơm bằng nước vôi
– Làm ướt rơm bằng nước vôi: tối thiểu cho 1 lần xử lý là 300 kg, tưới đều cho rơm ngấm đủ nước. Độ ẩm của rơm đạt 70 – 75%, rơm có màu vàng sáng, có mùi thơm nồng của vôi.
– Kiểm tra rơm trước khi ủ đống: kiểm tra bằng cách nắm một lượng rơm trên tay, dùng 2 tay vắt thật mạnh nếu nước chảy thành dòng đứt quãng là đạt yêu cầu.
Bước 3: Ủ đống rơm lần 1
– Đặt kệ lót đống ủ nơi sạch sẽ, khô ráo và đặt cọc thông khí vào giữa kệ ủ
– Đóng ủ cao không quá 1,5 m. Trường hợp xử lý lượng rơm lớn nên kéo dài đống ủ và đặt cọc thông khí, cách 1,5 m rơm đống ủ tiến hành đặt 1 cọc thông khí.
– Phủ bạt nilon quanh đóng ủ và phần mặt cọc thông khí, dùng dây nhựa buộc chặt xung quanh đống ủ.
– Thời gian ủ từ 3 – 4 ngày.
Bước 4: Đảo và ủ đống rơm lần 2
– Trải bạt nilon ra vị trí chuẩn bị đảo đống rơm rạ.
– Tháo dây nhựa, bát ra khỏi đống ủ.
– Đánh tơi đống ủ bằng cào sắt và chia thành 2 phần:
+ Phần vỏ: gồm lớp rơm rạ phần đáy, trên bề mặt và xung quanh đống ủ;
+ Phần ruột: gồm lớp rơm rạ ở giữa đống ủ.
– Để nguội rơm và kiểm tra độ ẩm rơm, tương tự phương pháp kiểm tra độ ẩm rơm trước khi ủ đống.
– Ủ đống rơm lần 2 tương tự đống ủ lần 1, cần chú ý: phần vỏ đưa vào trong, phần ruột chuyển ra ngoài đống ủ.
– Thời gian ủ từ 3 – 4 ngày.
Bước 5: Làm tơi rơm
– Dùng cào sắt hoặc tay làm tơi rơm từ đống ủ để giảm nhiệt khoảng < 35 oC.
– Kiểm tra độ ẩm rơm trước khi đóng mô, cấy giống, đảm bảo từ 70 – 75%.
ĐÓNG MÔ VÀ CẤY GIỐNG NẤM MÔ
TƠI GIỐNG NẤM RƠM
– Khử trùng tay và dụng cụ đựng giống (thau nhựa) bằng cồn.
– Xé miệng túi nilon bên ngoài và bẻ đôi khối giống bằng tay.
– Tơi rời các hạt giống, tránh vò nát giống.
– Lượng meo giống: 1 bịch meo thần nông 700g/15kg rơm
ĐÓNG MÔ (LUỐNG) VÀ CẤY GIỐNG MEO NẤM
– Quy cách: chiều ngang mặt luống 0,3 – 0,4 m, chiều cao từ 0,3 – 0,4 m.
– Trải lớp rơm rạ dày 10 – 12 cm lên trên mặt luống. Cấy một lớp meo nấm viền xung quanh cách mép luống 4 – 5 cm và tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rơm rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4).
– Sau khi cấy meo giống sẽ phủ màng phủ từ 3 – 5 ngày để ủ tơ. Nhiệt độ ủ tối thiếu phải đạt mức 45 – 65oC. Nhiệt độ dưới mức này nấm sẽ mọc rất chậm hoặc không mọc, đặc biệt là nấm mực, nấm mốc mọc nhiều.
NUÔI SỢI
KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ MÔ NẤM
Sau 3 – 5 ngày cấy giống, tháo màng phủ, dùng nhiệt kế cắm sâu vào mô nấm khoảng 10 – 15 cm, giữ yên khoảng 3 – 5 phút và đọc kết quả:
+ Đạt yêu cầu: 35 – 45oC, nhiệt độ tối ưu là 38 – 40oC. Duy trì nhiệt độ trong vòng 5 – 7 ngày để hệ sợi nấm phát triển.
+ Dưới 35oC đậy thêm áo mô hoặc dùng bạt nilon cắt lỗ trùm lên để tăng nhiệt.
+ Trên 45oC tháo bỏ lớp phủ nilon để giảm nhiệt độ trong mô nấm.
KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH ĐỘ ẨM MÔ NẤM
Kiểm tra độ ẩm bằng cách rút một nắm rơm ở giữa mô nấm, dùng tay vắt mạnh, kết quả:
+ Độ ẩm quá thấp: không có nước chảy ra ở các kẻ ngón tay, cần bổ sung thêm nước.
+ Độ ẩm quá cao: có nước chảy ra ở các kẻ ngón tay, tháo bỏ lớp nilon để thoát bớt nước.
+ Đạt yêu cầu: nước đủ làm ướt vân tay.
CHĂM SÓC
Sau khoảng 7 – 10 ngày nuôi sợi là đến giai đoạn chăm sóc và thu hái quả thể nấm.
KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ
NHIỆT ĐỘ
Giai đoạn hình thành quả thể cần giảm nhiệt độ trong mô nấm xuống khoảng 32– 35 oC, bằng các phương pháp:
+ Tháo bỏ lớp lớp nilon khoảng 30 – 60 phút/1 lần, 2 lần/ ngày.
+ Hoặc xả nước nền dưới chân mô nấm.
ẨM ĐỘ
– Sau giai đoạn nuôi sợi khoảng 7– 9 ngày, trên bề mặt mô nấm thường khô do mất nước cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới phun nước nhẹ dạng sương mù trực tiếp xung quanh bề mặt mô nấm. Lượng nước tưới như sau:
+ Nếu trời nắng nóng phun 2– 3 lần/ngày và tưới đến khi tất cả các mặt mô rơm đều có màu sẫm;
+ Nếu trời mát, dịu có thể phun 1– 2 lần/ngày và giảm lượng nước tưới;
– Khi nấm ra mật độ dày và lớn dần, cần tăng số lần tưới khoảng 3– 4 lần/ngày.
* Chú ý khi tưới nước:
– Tưới cao và ngửa vòi nếu tưới mạnh dễ làm sợi nấm tổn thương;
– Không nên tưới đẫm mô nấm 1 lần thay cho nhiều lần tưới trong ngày sẽ dễ làm nấm bị thối chân và chết non.
+ Kiểm tra ánh sáng: Cần tăng dần độ chiếu sáng theo sự phát triển của quả thể nấm và màu sắc quả thể nấm.
ÁNH SÁNG VÀ OXI
– Màu sắc quả thể nấm phụ thuộc rất lớn vào cường độ chiếu sáng: quả thể nấm có màu trắng và chuyển dần sang màu đen khi có ánh sáng và ngược lại.
– Độ thông thoáng: Tăng độ thông thoáng cho nấm, bởi vì đây là thời điểm nấm rơm cần lượng oxi nhiều nhất cho sự hô hấp.
SÂU, BỆNH HẠI
SÂU HẠI
a) Chuột, kiến, gián
– Phương thức gây hại: ăn sợi tơ nấm, cắn quả thể, môi giới truyền bệnh
– Cách phỏng trừ: đánh bẫy, bã. Đối với kiến, gián phun thuốc khử trùng xuôi đuổi xung quanh vùng trồng trước khi trồng
b) Nhện mạt
– Phương thức gây hại: cắn hại tơ nấm, nụ nấm, quả thể non làm mất từng lõm, gây nhiễm trùng và nhiễm nấm mốc.
– Điều kiện phát sinh: trong nguyên liệu trồng nấm chưa được phơi khô, chưa xử lý.
– Cách phòng trừ: phơi khô nguyên liệu trước khi ủ và tuân thủ xử lý nguyên liệu triệt để.
c) Ấu trùng ruồi
– Phương thức gây hại: ấu trùng ăn sợi nấm, thành trùng chích hút mũ nấm tạo vết đen.
– Điều kiện phát sinh, phát triển: thời tiết nóng ẩm 28 – 30oC;
– Cách phòng trừ: không trồng nấm gần chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc khử trùng.