Quy trình bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất

2022-11-30

Cùng với sự ra nhập của WTO và tự do thương mại, ngày càng có nhiều các nhà kinh doanh bán lẻ hoạt động tại thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, sự bùng nổ các loại hình hoạt động thương mại trong nước đã làm cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này đã trở lên gay gắt và quyết liệt. Người tiêu dùng được lợi vì có nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của mình với giá cả phù hợp với thu nhập.

Trong điều kiện nguồn cung không ngừng tăng lên và cầu luôn bị tác động của nhiều yếu tố chi phối, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại phải tìm mọi biện pháp để giành giật khách hàng. Nói cách khác là giành giữ, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần. Đây là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Với một nhu cầu cần được thỏa mãn trong điều kiện cạnh tranh tự do, khách hàng có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau. Để có thể giành được lòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp thương mại phải thực hiện nhiều động tác, trong đó, khâu bán hàng là quan trọng nhất.

Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về quy trình bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất để thấy được sự quan trọng trong bán hàng. 

1. Khái niệm về bán hàng

– Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.

– Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hay dịch vụ của họ.

– Bán hàng cũng có thể hiểu là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.

Quy trình bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất

2. Vai trò của bán hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

– Bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Do đó, nếu không có bán hàng thì nền sản xuất chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế sẽ bị suy thoái vì khủng hoảng cung cầu, xã hội vì thế không thể phát triển.

– Bán hàng còn đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong guồng máy kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ, bán cho những người có nhu cầu để thu về lợi nhuận. Tiền thu về từ hoạt động bán hàng sẽ tiếp tục sinh lợi sau đợt bán hàng tiếp theo.

– Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu. Đây chính là động lực để doanh nghiệp di chuyển hàng hóa từ những nơi dư thừa, giá thấp đến bán ở những nơi hàng hóa khan hiếm, giá cao mong kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do đó, bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng nhu cầu xã hội.

– Bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Đối với người mua, lợi ích của họ là có được sản phẩm. Còn đối với người bán, đó là lợi nhuận từ kinh doanh. Nhờ hoạt động bán hàng mà luồng tiền – hàng luân chuyển thường xuyên giữa người mua và người bán. Mỗi vòng luân chuyển đều phát sinh lợi ích cho cả hai bên.

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn 

Quản lý chặt chẽ đơn hàng, khách hàng, nhân viên và dòng tiền 

Tim hiểu thêm

3. Quy trình bán hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

– Bước 1: Chuẩn bị cho quy trình bán hàng 

Không chỉ mình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà tất cả doanh nghiệp kinh doanh khi bắt đầu nghiệp vụ bán hàng thì cần có bước chuẩn bị đầu tiên. Có chuẩn bị thì doanh nghiệp mới phân tích được những yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến quy trình bán hàng. Có chuẩn bị cùng giúp doanh nghiệp dự đoán được những trường hợp bất ngờ trong tương lai để có những biện pháp khắc phcuj phù hợp

Doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị:

+ Thông tin sản phẩm, dịch vụ

+ Lên kế hoạch và phương pháp bán hàng cụ thể để xác định đối tượng khách hàng, thời gian, địa điểm

+ Bảng báo giá, giấy giới thiệu,…

+ Trang phục chuyên nghiệp và thái độ tự tin

– Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau khi đã có bước chuẩn bị và những kế hoạch bán hàng thì doanh nghiệp cần tìm kiếm đội tượng khách hàng tiềm năng mà sản phẩm của mình hướng tới .

Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.

– Bước 3: Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Đối tượng của bán hàng chắc chắn là khách hàng cho nên bước tiếp theo là tiếp cận khách hàng mình đã xác định ở bước trước.

Để tiếp cận Khách hàng thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước, qua nhiều kênh: qua internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen. Sau đó, có thể gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng, thăm dò một số thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng rồi thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi và trình bày sản phẩm, dịch vụ.

Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng. Điều này được cho là quan trọng nhất của bước tiếp cận khách hàng trong quá trình bán hàng, vì nó sẽ giúp bạn xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Quy trình bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất

– Bước 4: Giới thiệu, tiếp thị quảng cáo sản phẩm

Khách hàng chỉ thực sự tin tưởng khi họ biết rõ sản phẩm của mình và sẵn sàng rút hầu bao nếu sản phẩm đảm bảo và phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng.

Cho dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào, với công việc bán hàng lại càng quan trọng, đó là, bạn hãy luôn “chân thật”. Hãy lắng nghe cẩn thận, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đưa cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong khả năng của bạn. Giải pháp đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất theo quan điểm của khách hàng, nhưng đó chính là điều tốt nhất bạn đưa cho họ. 

– Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng

Đây chính là mục đích của quy trình bán hàng sản phẩm – thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. 

Nếu cuộc nói chuyện của bạn đã thành công và bạn nhận được đề nghị báo giá chính thức về giải pháp/sản phẩm/dịch vụ như đã thảo luận với khách hàng. Bạn hãy hỏi khi nào khách hàng cần báo giá và hãy bảo đảm họ nhận được nó đúng thời điểm. Trong báo giá hãy tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng, hãy nhấn mạnh vào nhu cầu của họ và hãy viết về những điều khách hàng phản ánh tích cực và thích thú với sự chào hàng của bạn.

– Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng

Cuối cùng để hoàn thành quy trình bán hàng của doanh nghiệp sản xuất là nhận được một cái gật đầu và một đơn hàng – kết quả sau cùng là mục tiêu thu lợi nhuận kinh doanh.

– Bước 7: Chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi

Doanh nghiệp có khẳng định được vị trí của mình trong lòng khách hàng hay không và khách hàng có trở lại không phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ hậu mãi sau này.

Không phải cứ bán được hàng là mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là một quan niệm sai lầm lớn. 

Có được khách hàng đã khó, giữ chân được khách hàng còn khó hơn. Do vậy, dù bạn bán sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa, nếu là một người bán hàng chuyên nghiệp thì bạn sẽ luôn gọi điện chăm sóc sau bán hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thậm chí, chính những khách hàng đó là những người giúp bạn bán được hàng cho những đơn hàng tiếp theo, họ sẽ “PR” miễn phí và có hiệu quả rất cao cho bạn.

Trên đây là những phân tích và tổng hợp về quy trình bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà Nhanh.vn gửi đến bạn. 

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt trong khâu bán hàng thì công việc quản lý bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện tại, để giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa công việc quản lý bán hàng của mình thì Nhanh.vn có cung cấp những sản phẩm, dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, bán hàng trên các trang thương mại điện tử,…

 Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!